Phân tích khổ cuối Con cò của Chế Lan Viên | Văn mẫu 9
Phân tích khổ cuối Con cò của Chế Lan Viên để hiểu được quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc – tình mẫu tử, mẹ mãi tìm con và mẹ mãi yêu con.
Đề bài
Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Nội dung cần triển khai
Ớ khổ thơ thứ ba: Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con. Với điệp ngữ dù ở, tác giả khẳng định một điều rằng mẹ mãi tìm con và mẹ mãi yêu con. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Từ dù, vẫn có tác dụng khẳng định rằng con có lớn, có trưởng thành đến đâu thì con vẫn là con của mẹ. Tình thương yêu của mẹ, tấm lòng của mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời. Trong suốt hành trình cuộc đời con, mẹ mãi là điểm tựa tinh thần vững chắc. Chính mẹ đã truyền cho con hơi ấm của tình yêu thương và mạch nguồn dân tộc để con thêm sức mạnh trên bước đường con đi.
>> Tham khảo:
Phân tích bài Con cò của Chế Lan Viên
Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Bài văn mẫuphân tích khổ cuối Con cò của Chế Lan Viên
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Chế Lan Viên viết bài thơ Con cò năm 1962, sau in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão (1967). Bài thơ mang âm điệu đổng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dần ca một cách đằm thắm nhẹ nhàng. Với 51 câu thơ tự do, câu ngắn nhất hai chữ, câu dài nhất tám chữ, đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện cho tình yêu thương và ước mơ của mẹ vê’ bước đường tương lai của đứa con yêu. Đoạn thơ trên là khổ cuối trong bài thơ Con cò. Đoạn thơ khai thác và phát triển tiếp hình tượng con cò trong những cầu hát ru để thể hiện tình mẹ, lòng mẹ. Đoạn thơ tuy ngắn, giản dị nhưng sâu lẳng với chất triết lí suy tưởng đậm phong cách của Chế Lan Viên. Con cò ở đây là biểu tượng cho người mẹ với lời nhắn nhủ, dặn lòng:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Điệp ngữ “dù”, “vẫn” như lời khẳng định cho tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con. Dù trong hoàn cảnh nào, giàu có hay khốn khó, người mẹ thành thị hay nông thôn thì vẫn đều thương con rất mực. cho dù khoảng cách địa lí là gần hay xa, không gian ấy có cách trở hay con có thể đi xa mẹ, đến chân trời góc biển của mọi miẽn Tổ quốc thì mẹ vẫn luôn dõi theo con như một quy luật bất biến. Khi khôn lớn, dù con là vĩ nhân hay người bình thường nhưng con vẫn mãi là đứa cọn bé bỏng của mẹ mà thôi:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Khổ thơ gợi ra thế giới ca dao ngọt ngào qua lời ru của mẹ với hình ảnh cánh cò chấp chới: cánh cò Đổng Đăng, cánh cò cổng phủ, cánh cò ăn đêm,… Chỉ riêng điểu đó đã làm cho bài thơ êm dịu, vừa như thực lại vừa như mơ. Nhưng khác với ca dao, con cò không còn là những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc: người nông dân, người phụ nữ tảo tần, nhọc nhằn mà hình tượng này đã được tác giả phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu tượng để biểu hiện cho lòng mẹ, tình mẹ lớn lao. Tình mẹ đi qua mọi ranh giới của không gian và băng qua thử thách của thời gian “đi hết đời”. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả, cánh tay dịu hiền, lời ru cầu hát êm đềm theo nhịp võng và cả cuộc đời của mẹ. Ý thơ khiến ta chợt nhớ đến những vần thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng, là bác học hay là ai đi nữa vẫn là con của một người phụ nữ. Một người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên. Phần cuối lời thơ thấm đẩm chất triết lí trữ tình. Người mẹ nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuooicj đời con mai sau, người mẹ nghĩ về số phận những con cò bé nhỏ trong cuộc đời:
À ơi! À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi
À ơi là tiếng ru ngọt ngào của người mẹ hiện bế con thơ trên tay. Me thương con cò trong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ. Mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngon, “ngủ đi”. Phải chăng, người mẹ hiện đang bâng khuân về câu hát “Có xáo thì xáo nước trong – đừng xáo nước đục đau lòng cò con”? Thà trong còn hơn sống đục, ấy là ý vị cuộc đời xưa nay. Một con cò thôi cũng chính là cuộc đời mẹ vất vã, chịu thương chịu khó để lo lắng quan tâm cho con, dành cho con mọi điều tốt đẹp nhất. Mẹ thương con cò bao nhiêu, mẹ càng thương yêu con bấy nhiêu. Mẹ vỗ về ru con ngũ để:
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi
Lại một lần nữa các cụm từ: “ngủ đi”, “cánh cò”, “cánh vạc”, “nôi” được nói vể kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhở vê’ giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những điều tha thiết của lòng mẹ. Con cò đã có sức sống bất diệt, lời ru sẽ sống mãi với con người, sống mãi với dân tộc Việt Nam. Cũng viết về điều này, nhà thơ Nguyễn Duy đã từng có những cầu thơ lục bát rất hay trong bài thơ Khúc dân ca:
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình.
Đoạn thơ ngắn nhưng chứa chan tình cảm và suy tư. Đây là những vẩn thơ đẹp ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ của mẹ hiền về con thơ. Đề tài tình mẹ tuy không mới nhưng Chế Lan Viên đã đưa vào bài thơ chất suy tưởng triết lí sâu sắc, lối diễn đạt giàu hình ảnh, nhịp điệu đậm chất lời ru tạo nên những dư âm ngọt ngào và mới mẻ trong lòng người đọc.
–
Với hướng dẫn chi tiết trên đây của Đọc tài liệu, hy vọng các em đã nắm được cách làm bài phân tích khổ cuối Con cò của Chế Lan Viên. Ngoài ra, rất nhiều bài Văn mẫu lớp 9 hay nhất cũng được chúng tôi chọn lọc và thường xuyên cập nhật để phục vụ việc học tập cho các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!