Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt … – Luật Dương Gia
1. Dàn bài Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Chủ đề người phụ nữ là chủ đề quen thuộc trong văn học. Nếu văn chương Trung đại ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua thước đo công, dung, ngôn, hạnh thì văn học hiện đại phản ánh thân phận họ ở việc đào sâu vào vẻ đẹp khuất lấp của tâm hồn.
– Kim Lân – một nhà văn của nông thôn Việt Nam, đã đặt niềm tin mãnh liệt của mình vào phẩm chất tốt đẹp của nhân vật vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên.
Thân bài: Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
+ Thị xuất hiện lần đầu tiên được tác giả phắc họa rất là mờ nhạt hòa lẫn trong đám đông phụ nữ đói khát đang đợi việc “mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy”. Đã thế, Thị còn thể hiện ra là một người con gái tráo trở với vẻ ngoài cong cơn, trêu đùa khi cùng Tràng đẩy xe thóc vào kho.
+ Lần thứ hai xuất hiện với dáng vẻ rách rưới “áo quần tả tơi như tổ đỉa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Thị lại còn sưng sỉa đòi Tràng giữ lời hứa. Khi được mời ăn “hai con mắt trũng hoáy của Thị sáng lên”. Thị sà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc.
- Người vợ nhặt là nhân vật trung tâm tạo nên tình huống nhặt vợ của Tràng và cũng là một trong ba nhân vật mà Kim Lân muốn gửi gắm thông điệp. Nhân vật này được khắc họa sống động bằng biện pháp tương phản đối lập giữa bên ngoài và bên trong, giữa trước và sau khi làm vợ Tràng.
- Vẻ đẹp khuất lấp trong Thị
+ Đằng sau hoàn cảnh trôi dạt, là hành động bám vĩu tưởng chừng đây là một hành động mạo hiểm nhưng chứa đầy sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Trong cơn đói khát người đàn bà trơ trọi như Thị cần một nơi nương tựa. Thị đã tầm gửi thân mình vào loài cây chẳng phải đại thụ như Tràng để cố nuôi dưỡng hi vọng sống của mình. Dù sự bám víu ấy ban đầu có vẻ liều lĩnh như suy cho cùng nó xuất phát từ ý thức sống còn của con người. Thị theo Tràng vì bốn bát bánh đúc, vài câu bông đùa đó không phải là Thị dễ dãi, hời hợt, lẵng lơ mà là Thị đang cố giật giành sự sống.
+ Đằng sau vẻ xấu xí, nhếch nhác của người sắp chết vì đói là một tâm lí ý tứ, biết điều, tự trọng. Cái dáng vẻ đánh đá khi ở chợ đã biến mất khi theo Tràng về nhà. Trước những lời bông đùa và cái nhìn săm soi của mọi người, Thị ngượng ngùng “chân nọ bước díu cả vào chân kia” ra dáng người phụ nữ. Cái cúi đầu lặng lẽ trên đường về nhà Tràng và tiếng thở dài chua xót khi nhìn thấy ngôi nhà vắng teo, rúm ró của Tràng chứa đựng nỗi tủi hờn, bi ai cho thân phận của mình. Dù có một chút thất vọng như Thị vẫn chấp nhận không phải vì mọi chuyện lỡ làng mà vì Thị hiểu được tình cảnh của Tràng, hiểu được cớ sự bi ai cho cái tao đoạn ấy.
+ Đằng sau vẻ dữ dằn, đanh đá, chỏng lỏn là người phụ nữ gia đình hiền thục, lễ phép. Gặp bà cụ Tứ, Thị cung kính lễ phép chào hỏi, sợ bà không nghe, Thị chào đến hai lần. Sáng hôm sau ngày có chồng, Thị thay đổi hẳn, trong mắt Tràng, Thị hiền lành, đúng mực. Thị cùng mẹ chồng quét tước, dọn vườn chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Bữa ăn ngày đói mỗi người hai bát cháo lõng bõng như Thị vẫn vui vẻ
+ Đằng sau sự liều lĩnh ban đầu Thị là người luôn tin tưởng, lạc quan ở tương lai. Thị đem tin trên mạn Thái Nguyên người ta không chịu đóng thuế, người ta phá kho thóc…xua tan bầu không khí ảm đạm của sưu thuế, đói nghèo. Thị gieo vào đầu Tràng một suy nghĩ mới, thổi vào cuộc sống bà cụ Tứ những hi vọng.
Kết bài:
– Nhân vật được xây dựng thành công qua ngòi bút truyện ngắn xuất sắc Kim Lân
– Nhân vật văn học nói riêng và tác phẩm nói chung đã gieo vào lòng người đọc niềm tin bất diệt và sự sống và những điều tốt đẹp trong xã hội.
2. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt chọn lọc hay nhất:
Đằng sau người phụ nữ nghèo khổ, bơ vơ, tưởng chừng như dễ dãi khi theo một người đàn ông xa lạ lại ẩn chứa những vè đẹp khuất lập của người phụ nữ Việt Nam. Thị là người phụ nữ hiền lành, chân chất và giản dị được miêu tả khi bước chân vào nhà bà cụ Tứ. Thị đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn khác khi trở thành người vợ, người con dâu của gia đình. Thị đã cùng bà cụ Tứ dậy sớm dọn dẹp, quét dọn nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, chuẩn bị bữa sáng. Những hành động của Thị từ khi về đến nhà Tràng đã khiến cho Tràng nhận ra “Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Còn đối với bữa cơm ngày đói mặc dù cô được ăn cháo cám rất khó ăn, dù “hai con mắt Thị tối lại” nhưng Thị vẫn thể hiện một tấm thế bình thản rồi “điềm nhiên và vào miệng”. Rõ ràng, không chỉ mỗi Thị thay đổi mà cả căn nhà như đã được khoác lên mình chiếc áo mới để đón chờ những điều mới mẻ hơn trong cuộc sống.
Hình ảnh Thị dậy sớm, rồi cùng mẹ chồng quét dọn nhà cửa cho thấy một người phụ nữ biết việc, đảm đam và biết chăm chút cho gia đình. Căn nhà hai người sơ sài, hôm nay bỗng trở nên ấm áp lạ thường, hơi ấm của tình cảm gia đình trọn vẹn. Từ một người phụ nữ bạo dạn, suồng sã, Thị trở nên hiền dịu và nhẫn nhục, người vợ nhặt sẵn sàng ăn bát cháo khoán mà bà cụ Tứ đưa cho mà không có sự đòi hỏi hay bất cứ chê trách gì.
Có thể thấy rằng, đây là cách mà Thị thể hiện sự trân trọng của mình đối với tình thương mà Tràng và bà cụ Tứ đã giành cho mình. Không chỉ vậy, Thị còn cho thấy khả năng chấp nhận và đồng hành cùng với gia đình mới cùng nhau vượt qua những ngày đói khát trong không khí u ấm của thời kỳ thực dân đô hộ. Với gia đình nhỏ của mình, Thị đã có ý thức xây dựng để nó trở nên tốt đẹp hơn, gắn bó hơn và có một tương lai tươi tắn hơn. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, ta cũng thấy ở thời điểm chính thức về nhà Tràng và trở thành một trong những hành viên trong gia đình Tràng, nhà văn đã trả lại tất cả những gì đẹp nhất cho nhân vật Thị ấn dấu bao lâu nay. Khi đã có một gia đình, từ một người liều lĩnh, chanh chua, sắc nhọn, Thị đã trở thành một người phụ nữ đúng mực với thiên chức vốn có của người phụ nữ hiền thục nết na Việt Nam.
3. Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt chọn lọc ý nghĩa nhất:
Người vợ nhặt cũng giống nhau bao con người ở thời kỳ này, là nạn nhân của nạn đói, đứng trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, Thị sống lang bạt, vất vưởng đầu đường xó chơ. Đây cũng là cơ duyên để chị có thể gặp gỡ và nên vợ nên chồng cùng với anh Tràng. Tuy nhiên, đối lập với cảnh trôi dạt, vất vưởng ấy lại là lòng ham sống mãnh liệt, Thị ta chấp nhận hạ thấp mình mà theo không anh Tràng – một người đàn ông xấu xí, nghèo khổ về làm vợ vừa là con đường chạy trốn khỏi cái đói, cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào mà vừa thể hiện khát khao hạnh phúc mãnh liệt ở người đàn bà ấy dành cho tương lai bất diệt.
Người vợ nhặt được khắc họa nên trong từng trang của câu chuyện hiện của Kim Lân với dáng vẻ thê thảm, rách rưới cùng thân hình gày gò xanh xao, bị vắt kiệt sức sống bởi nạn đói. Không chỉ xấu xí, rách rưới mà ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận được từ nhân vật này là sự chao chát, chỏng lỏn, một người phụ nữ vô duyên có thể lớn tiếng mắng mỏ và đòi trả công bằng bữa ăn với người đàn ông mà mình từng đẩy xe bò hộ. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong vẻ ngoài nhếch nhác, chỏng lỏn ấy lại là người đàn bà biết điều, một người phụ nữ hiền hậu, một người vợ đúng mực, một người phụ nữ chấp nhận đối mặt với những điều khắc nghiệt của cuộc sống.
Khi theo anh Tràng về nhà, trước sự bàn tán của người dân xóm ngụ cư Thị dù không thoải mái nhưng Thị chỉ dám lầm bầm trong miệng mà lầm lũi theo Tràng về nhà. Khi nhìn thấy ngôi nhà xập xệ của gia đình Tràng, dù Thị thấy thất vọng thật đấy nhưng chị ta cũng không bỏ đi hay mắng chửi anh Tràng như trước đó mà chỉ cố nén thất vọng trong tiếng thở dài cố nén, trong ánh mắt tối lại. Khi bà cụ Tứ về, người đàn bà ấy đã chủ động làm quen, buổi sáng đầu tiên về nhà chồng chị ta cũng chủ động dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, chuẩn bị mâm cơm gia đình.
Như vậy, ấn tượng về người vợ nhặt hoàn toàn thay đổi khi chị ta theo anh Tràng về làm vợ, đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, bản chất đáng quý bên trong cái xù xì, xấu xí bên ngoài.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!