Các loại pháo hoa được phép sử dụng gồm những gì?

Pháo hoa là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các dịp lễ tết hiện nay, việc sử dụng pháo hoa sẽ giúp tăng thêm không khí vui mừng trong những dịp này. Tuy nhiên việc mua bán, sử dụng pháp hoa không được thực hiện tự do mà cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đối tượng sử dụng, loại pháo hoa… Trường hợp nào vi phạm các quy định về sử dụng pháo hoa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các hình phạt bổ sung. Vậy pháp luật quy định cụ thể về việc sử dụng pháo hoa như thế nào và “Các loại pháo hoa được phép sử dụng” gồm những loại nào?. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Quy định về việc sử dụng pháo hoa hiện nay

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo :

“1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”

Theo đó, pháo hoa là pháo chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo :

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.”

Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo trong dịp Tết và chỉ được mua pháo hoa tại các doanh nghiệp được phép kinh doanh pháo hoa.

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ

Theo Nghị định, các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ bao gồm:

– Tết Nguyên đán: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

Đọc thêm:  Thông Soái Ca là ai? Tiểu sử Tiktoker viral với câu "tại ngán anh"

– Giỗ Tổ Hùng Vương: Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 9/3 âm lịch.

– Ngày Quốc khánh: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 2/9.

– Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ: Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 7/5.

– Ngày Chiến thắng (30/4 dương lịch): Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30/4.

– Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

– Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nghị định nêu rõ, nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tang trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Các loại pháo hoa được phép sử dụng

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng phải hoa như sau:

“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”

Theo đó, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Trên thực tế, những công dân đủ 18 tuổi có thể mua pháo hoa theo quy định của nhà nước trực tiếp tại cửa hàng bán sản phẩm của công ty Hóa Chất 21 (z121). Khi mua hàng sẽ phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD, điền thông tin của người mua, các sản phẩm chọn mua để lưu trữ thông tin. Pháo hoa không tiếng nổ không bán online, không giao hàng tại nhà.

Như vậy, để được mua pháo hoa thì người dân có thể mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Đọc thêm:  Học phí đại học Duy Tân DTU năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu

Hiện nay, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) là công ty duy nhất được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Do đó bạn có thể tìm mua pháo hoa của nhà máy Z121 tại các địa chỉ của nhà máy ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Các loại pháo hoa được phép sử dụng
Các loại pháo hoa được phép sử dụng

Sử dụng pháo hoa trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;

d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

Như vậy, người dân mà đốt pháo hoa trái phép (không nằm trong những trường hợp được nhà nước cho phép) thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người dân có bị tịch thu số pháo hoa đấy.

Đọc thêm:  BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP - Dạy Học Mới

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sử dụng pháo hoa như sau:

  1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
  1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
  2. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
  3. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  4. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
  5. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
  6. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
  7. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
  8. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Theo đó, người dân không được thực hiện những hành vi trên khi thực hiện các hoạt động liên quan đến pháo hoa.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Các loại pháo hoa được phép sử dụng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Các loại pháo hoa được phép sử dụng” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về ly hôn với người có quốc tịch nước ngoài… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

  • Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
  • Thủ tục mua nhà sổ chung
  • Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button