Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (18 mẫu) SIÊU HAY

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng từ 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

Dàn ý: Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế

– Mở đoạn: Giới thiệu về văn bản Ca Huế

– Thân đoạn: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

+ Em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn

+ Những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam.

+ Chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế

– Kết đoạn: Cảm nhận của em về ca Huế

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 1)

Khi em đọc bài Ca Huế, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.

– Trạng ngữ là cụm chủ vị: Khi em đọc bài ca Huế.

TOP 10 mẫu Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế hay nhất (ảnh 1)

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 2)

Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy. Với những phong cách biểu diễn mang dấu ấn riêng biệt, ca Huế xứng đáng là loại hình ca nhạc dân tộc có giá trị lâu bền.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 3)

Khi em đọc văn bản Ca Huế, một nỗi niềm tự hào và yêu mến quê hương đất nước bỗng trào dâng trong lòng. Trong phần đầu văn bản, tác giả giới thiệu về nguồn gốc của ca Huế xuất phát từ phủ chúa cung vua với hình thức biểu diễn mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu. Phần hai, sau khi mô tả về môi trường diễn xướng, tác giả đã cung cấp thông tin thể hiện quy định, luật lệ giúp em có thể hình dung rõ ràng hơn về loại hình văn nghệ dân gian này. Kết bài, em cũng rất đồng ý với quan điểm của người viết, rằng ca Huế chính là một thể loại âm nhạc đỉnh cao cần được bảo tồn và lưu truyền cho con cháu đời sau.

TOP 10 mẫu Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế hay nhất (ảnh 1)

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 4)

Đọc văn bản ca Huế ở bài 5, em như cảm nhận được một sự trân trọng, nâng niu đối với một nét đẹp văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị, những quy tắc, luật lệ mà tác giả nêu ra mà còn thể hiện trong cách diễn đạt trang trọng, cụ thể. Văn bản đã giúp ta hiểu thêm về loại hình nghệ thuật này, biết được giá trị, ý nghĩa văn hóa, lịch sử của nó. Qua đó, ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống ấy.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 5)

ca huế trên sông hương là một hoạt động âm nhạc đa có từ lâu và trở thành 1 nét đặc trưng của văn hóa xứ huế .Để thưởng thức 1 văn bản ca huế đúng chất huế , người nghe sẽ ngồi trên thuyền rồng , lênh đênh trên dòng sông hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm .Trên khoang thuyền đàn nhạc gồm đàn tránh ,đàn nguyệt ,….Khi trang đã lên cao gió mơn man nhẹ nhẹ , con thuyền trôi trên dòng sông hương thơ mộng với ca huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề . Có lẽ những điều đó làm nên sức hút riêng của ca huế mà không vùng đất nào có được .

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 6)

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 7)

Sau khi học xong văn bản “Ca huế trên sông hương” em thấy Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ví dụ như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

Đọc thêm:  Top 10 bài văn Tả về mùa hè Hay Chọn Lọc - Lớp 5 - VnDoc.com

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 8)

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc. Thế nhưng không phải mấy ai cũng có dịp được thưởng thức nó một lần.Qua văn bản ”Ca Huế trên sông Hương”,chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú với nhiều các điệu hò như hò đưa linh,hò giã gạo,…;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;….Một nét đặc trưng riêng mà không ở đâu có được là ca Huế được tổ chức vào buổi tối, trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,….Các ca công ăn vận trang phục truền thống. Âm thanh ca Huế bừng lên, lúc thì du dương, lúc lại trầm bổng réo rắt làm xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét văn hóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy, Ca Huế cần được giữ gìn và phát huy cho thế hệ hôm nay và mai sau

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 9)

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc. Thế nhưng không phải mấy ai cũng có dịp được thưởng thức nó một lần.Qua văn bản ”Ca Huế trên sông Hương”,chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú với nhiều các điệu hò như hò đưa linh,hò giã gạo,…;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;….Một nét đặc trưng riêng mà không ở đâu có được là ca Huế được tổ chức vào buổi tối, trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,….Các ca công ăn vận trang phục truền thống. Âm thanh ca Huế bừng lên, lúc thì du dương, lúc lại trầm bổng réo rắt làm xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét văn hóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy, Ca Huế cần được giữ gìn và phát huy cho thế hệ hôm nay và mai sau

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 10)

Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca Huế trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế – một nét văn hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 11)

Tác phẩm “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu hơn về một nét văn hóa độc đáo. Xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình rất đa dạng. Dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca Huế thể hiện nét tao nhã, đầy sức quyến rũ của con người nơi đây. Có thể khẳng định rằng, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

Đọc thêm:  Các công thức biến đổi căn thức bậc hai ... - Trường THPT Lê Ích Mộc

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 12)

Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 13)

Với “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã giúp người đọc cảm nhận được rõ hình ảnh một xứ Huế mộng mơ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu hơn về ca Huế – Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Nhà văn đã cho người đọc thấy sự phong phú của các làn điệu xứ Huế. Cũng như nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Cuối cùng người đọc còn cảm nhận được hình ảnh để vẽ lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và nét sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Huế. “Ca Huế trên sông Hương” quả là một bài viết hấp dẫn, gợi ra trước mắt người đọc những cảm nhận sâu sắc về làn điệu ca Huế đặc trưng của mảnh đất cố đô.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 14)

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca – cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 15)

Bài viết “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế về loại hình nghệ thuật độc đáo – ca Huế. Mở đầu, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Việc sử dụng những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Tiếp đến, nhà văn đã chỉ ra nguồn gốc của ca Huế là được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Cuối cùng, Hà Anh Minh đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên trên sông Hương đầy mơ mộng và huyền ảo. Những câu văn đã gợi ra cho người đọc cảm giác mình cũng giống như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Khung cảnh xứ Huế mộng mơ với những nét đặc sắc về ca Huế đã được Hà Ánh Minh khắc họa vô cùng chân thực trước mắt người đọc. Bài viết khiến cho mỗi người càng yêu thêm vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 16)

Đọc thêm:  Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2023?

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 17)

Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Khi đến với tác phẩm Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Ánh Minh đã cho người đọc cảm nhận được những nét độc đáo của ca Huế.

Mở đầu, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú”. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế.

Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Các làn điệu ca Huế sôi nổi, tươi vui vì có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi ảnh hưởng từ nhạc cung đình. Cũng bởi ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Ca Huế vừa sang trọng vừa duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc. Và ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế.

Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Trước hết, phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng.

Khung cảnh xứ Huế mộng mơ với những nét đặc sắc về ca Huế đã được Hà Ánh Minh khắc họa vô cùng chân thực trước mắt người đọc. Khi đọc tác phẩm này, tôi thêm yêu thêm về mảnh đất Huế đầy mộng mơ.

Cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế (Mẫu 18)

Nhà văn Hà Ánh Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để cho thấy sự phong phú của các làn điệu xứ Huế. Nơi đây vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả; hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm, chèo cạn, bài thai; hò đưa linh buồn bã; hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm; hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện… gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Ngoài ra còn có các điệu lý như: lý con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. Với sự am hiểu sâu sắc, tác giả đã cho người đọc hiểu thêm đặc trưng về từng làn điệu của ca Huế: “Bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt, các ngón đàn trau chuốt. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc phá phách điệu Nam không vui, không buồn…”. Cuối cùng, nhà văn khẳng định: “Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Dựa vào văn bản Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang, giới thiệu một số quy định luật lệ

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu

Viết một đoạn văn nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên

Viết một đoạn văn về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button