Phép nối là gì? Các dạng phép nối? Ý nghĩa và lấy ví dụ cụ thể?

Khi chúng ta trình bày một nội dung bằng hình thức nói hay là hình thức viết thì sẽ đều đòi hỏi câu văn cần phải được diễn đạt một cách logic, mạch lạc, dễ hiểu. Chỉ khi như vậy thì hoạt động truyền đạt thông tin mới có hiệu quả, đảm bảo các thông tin mà con người được truyền đạt đến nhau có độ chính xác cao. Để có thể làm được điều đó, bên cạnh việc mỗi chúng ta cần phải trau dồi, làm giàu vốn từ, thì chúng ta khi nói hay là viết đều sẽ cần phải làm cho các câu có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép nối ở trong câu. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phép nối là gì? Các dạng phép nối? Ý nghĩa và lấy ví dụ cụ thể?

1. Phép nối là gì?

Trong ngôn ngữ, ta nhận thấy phép nối chính là một thành phần không thể thiếu trong một đoạn văn.

Phép nối được hiểu cơ bản chính là việc các chủ thể khi nói hay viết sử dụng các quan hệ từ hay cụm từ mà các quan hệ từ hay cụm từ này đều có tác dụng chuyển tiếp và liên kết hai hay nhiều câu lại với nhau, các quan hệ từ hoặc cụm từ cũng được sử dụng với vai trò đó là nhằm để có thể liên kết tương đối đa dạng. Phép nối trong câu cũng thường sử dụng một số phương tiện liên kết cụ thể như sẽ sử dụng các quan hệ từ, từ nối, các trợ từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng ngữ pháp trong câu.

Mỗi người khi còn là học sinh chắc hẳn đều đã được làm quen với phép nối qua các bài học về phép nối ở lớp 9. Trong đó đã đưa ra định nghĩa phép nối như sau: Phép nối được định nghĩa là cách sử dụng những vị trí nằm ở đầu cầu, trước động từ của vị ngữ. Phép nối có tác dụng thể hiện mối quan hệ để nhằm mục đích có thể làm nổi bật lên quan hệ của hai câu được nối với nhau. Đây cũng chính là cách để có thể liên kết các câu này với nhau.

2. Phân loại phép nối:

Dựa vào phương tiện được sử dụng nhằm mục đích để thực hiện nhiệm vụ liên kết câu và liên kết đoạn, phép nối trong giai đoạn hiện nay đã được chia thành 4 loại bao gồm: phép nối tổ hợp từ, phép nối quan hệ từ, phép nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ và phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp.

Đọc thêm:  FWD là gì? Ý nghĩa của cụm từ FWD - Coolmate

Dưới đây là bảng phân loại phép nối và ví dụ. Cụ thể:

Các loại phép nối Định nghĩa Ví dụ Phép nối tổ hợp từ Phép nối tổ hợp từ được hiểu cơ bản chính là loại phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc là có phụ từ (cụ thể như vì vậy, bởi thế, do đó, nếu vậy, tuy vậy, với lại, thế thì và một số các từ khác) hoặc những tổ hợp từ có nội dung để nhằm chỉ quan hệ liên kết (cụ thể như là tóm lại, nhìn chung, ngược lại, tiếp theo, nghĩa là, trên đây, và một số các từ khác) Em rất mệt. Vì vậy em không muốn làm việc gì nữa.

Ta nhận thấy rằng, từ “Vì vậy” được sử dụng trong câu văn trên với vai trò chính đó là để có thể liên kết hai câu văn lại với nhau, đồng thời từ “Vì vậy” cũng đã cho biết câu sau là kết quả của câu trước.

Phép nối quan hệ từ Phép nối quan hệ từ là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng nhằm mục đích để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu. Các hư từ thường được sử dụng cụ thể như vì, nếu, tuy, mà, nhưng, còn, với, thì, mà, và một số các từ khác. Bạn Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng bạn ấy vẫn luôn tỏ ra vui vẻ để mọi người xung quanh không lo lắng.

Ta nhận thấy rằng, từ “nhưng” được sử dụng trong câu văn trên nhằm mục đích để có thể liên kết hai câu lại với nhau thể hiện sự tương phản giữa câu thứ nhất và câu thứ hai, từ đó cũng đã làm nổi bật tính cách và sự tích cực của một người.

Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ được hiểu à phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản, cụ thể như các từ khác, cũng, cả là, và một số các từ khác. Đa số những người thân và bạn bè đều ủng hộ tôi tham gia nghệ thuật. Cả bố và mẹ tôi cũng như vậy.

Ta nhận thấy rằng, từ “cả” được sử dụng để kết nối hai câu lại với nhau, thể hiện sự vui mừng của người nói đối với việc mà người nói đã được mọi người ủng hộ, đặc biệt bao gồm cả bố mẹ. Đây cũng chính là những người quan trọng nhất.

Đọc thêm:  PhotoScape Phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí - Download.com.vn

Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp được hiểu là phép nối sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan để nhằm mục đích có thể liên kết, phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật. Đêm. Trên bầu trời, đầy những vì sao đang lặng lẽ nhấp nháy.

Ta nhận thấy rằng, từ “đêm” được sử dụng trong câu là trạng ngữ thuộc một bộ phận của câu, nhưng từ này lại được tách thành một câu riêng biệt. Tuy nhiên, sự tách biệt cú pháp của câu thành 2 câu riêng biệt là một dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm mục đích để có thể nhấn mạnh ngữ cảnh được nói đến. Tuy nhiên, hai câu này trên thực tế vẫn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung.

3. Ví dụ minh họa về phép nối:

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm và nhận thức được rõ tầm quan trọng của phép nối, những chủ thể là người biên soạn sách giáo khoa cũng đã lựa chọn phép nối trở thành một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 9. Việc này nhằm mục đích để có thể giúp cho các em học sinh sẽ có thể vận dụng tốt kiến thức đã học vào để có thể giải các bài tập liên quan. Dưới đây là một số các ví dụ:

– Ví dụ: “Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miên Đông không đơn giản.” (Trích đoạn trong Chiếc lược ngà – tác giả Nguyễn Quang Sáng).

Trong các câu trên, tác giả Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng từ “Nhưng” để nhằm mục đích có thể liên kết giữa câu trước và câu sau, thể hiện sự tương phản giữa hai câu. Đồng thời từ “Nhưng” cũng đã có thể nói lên phần nào sự khó khăn trong những năm kháng chiến. Đây là một phép nối trong câu.

– Ví dụ: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng phải có ít nhiều lòng ái quốc.” ( tác giả Hồ Chí Minh)

Trong đoạn văn trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng các từ nối quan hệ cụ thể như các từ: “nhưng”, “vậy nên” nhằm mục đích để có thể bổ sung và làm rõ nghĩa cho đoạn văn.

Đọc thêm:  Sân trung lập là gì? Khi nào sử dụng sân trung lập?

Chúng ta nhận thấy rằng, thông qua việc phân loại và đưa ra ví dụ cụ thể về phép nối ở trên, chúng ta cũng đã có thể từ đó hiểu rõ hơn phép nối là gì. Cũng vì vậy mà có thể vận dụng phép nối vào quá trình sử dụng nhằm mục đích để liên kết các câu sao cho hợp lý mà đặc sắc.

Các phương thức nối được nêu cụ thể ở bên trên đã phần nào cho ta thấy được dụng ý của tác giả. Nếu phép thế, phép lặp được biết đến là phương thức liên kết câu, đoạn văn được sử dụng theo thói quen, không có ý thức rõ ràng thì phép nối trong câu văn lại được sử dụng một cách trực tiếp, có ý thức, dựa trên sự tính toán kỹ lưỡng của tác giả. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể căn cứ vào phương tiện và ngôn ngữ sử dụng trong phép nối để có thể từ đó xác định dễ dàng mối quan hệ trong ý nghĩa của câu. Không những thế, ta nhận thấy rằng, qua ví dụ đã được nêu ở trên, phép nối quan hệ từ cũng đã cho thấy sự liên kết câu một cách chặt chẽ hơn so với phép nối tổ hợp từ.

4. Ý nghĩa của phép nối:

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm, định nghĩa phép nối là gì thì ý nghĩa của phép nối cũng là một điều mà chúng ta sẽ cần phải quan tâm.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản phép nối chính là phương thức và là một trong các các phép liên kết hình thức thường được sử dụng trong tiếng Việt. Phép nối có tác dụng quan trọng đối với việc nối các câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn. Bởi vì thế mà ngay chính bản thân phép nối này cũng đã mang đầy đủ các ý nghĩa.

Bên cạnh chức năng chính, phép nối còn mang những ý nghĩa đặc biệt đối vớ việc tạo nên sự liên kết khứ chỉ và hồi chỉ cho các bộ phận ở bên trong văn bản và những bộ phận nằm ở vị trí trước và sau của nó. Cũng thông qua đó mà phép nối được sử dụng để có tác dụng làm tăng tính mạch mạc cho câu, giúp cho các chủ thể là những người đọc dễ dàng hiểu được mối quan hệ mà tác giả muốn truyền tải trong nội dung văn bản.

Không những thế, phép nối cũng có tác dụng làm tránh sự nhập nhằng, trùng lặp giữa các câu ghép.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button