Phong sát là gì? Có phải những nghệ sĩ bị phong sát đều vi phạm
Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi Showbiz Trung Quốc, hẳn là bạn đã nghe đến từ “phong sát” những nghệ sĩ có hành vi sai trái. Vậy, phong sát là gì và pháp luật nước ta có quy định gì về vấn đề này không? Hãy cũng Hiểu Luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Phong sát là gì?
“Phong sát” là một từ phiên âm tiếng Trung 封杀 (fēng shā). Trong đó, phong tạm hiểu là đóng, cấm cửa, phong tỏa, còn sát nghĩa là giết hại. “Phong sát” được dùng chỉ lệnh cấm những người có tầm ảnh hưởng đến công chúng như ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, người nổi tiếng,…
Phong sát là gì?
Họ không được tham gia hoạt động nghệ thuật do vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nghiệm trọng tới mức bị cấm sóng. Toàn bộ các tác phẩm, phim ảnh, các chương trình phát sóng có hình ảnh của những người này đều bị gỡ bỏ hoặc không được phép phát sóng.
Những hợp đồng quảng cáo, tham gia sự kiện, concert,… của những nghệ sĩ này đều bị hủy. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp, danh tiếng, hòa quang dù có lớn cỡ nào cũng bị hủy hoại, xóa sổ khỏi màn ảnh.
Tại Trung Quốc, Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình cùng hiệp hội Công nghiệp biểu diễn Trung Quốc đã ban hành văn bản về vấn đề “phong sát”. Văn bản này chỉ ra chi tiết các hành vi của nghệ sĩ phải chịu lệnh “phong sát”.
Nguồn gốc của phong sát là gì?
Theo như Từ điển tiếng Trung, phong sát là dùng lệnh cấm để phong tỏa, ngăn chặn một người tiếp tục xuất hiện trước công chúng trong một lĩnh vực nhất định.
Phong sát là lệnh cấm nghệ sĩ xuất hiện trước công chúng
Gần đây, từ này xuất hiện tại Trung Quốc ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới giải trí Hoa ngữ. Đó cũng được coi là đòn trừng phạt nặng nề nhất với những nghệ sĩ nước này.
Bên cạnh đó, tại phương Tây, luật pháp cũng có các biện pháp hình sự và dân sự để xử lý những nghệ sĩ có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, nhưng không bị xóa sạch mọi vết tích như chưa từng tồn tại như vậy.
Tại Việt Nam, chúng ta không có định nghĩa của phong sát là gì. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thường xử lý có thời hạn và chỉ ở mức độ không xuất hiện trong một khoảng thời gian.
Thay vào đó, tiếng Việt sử dụng từ như: tẩy chay, cấm sóng hoặc đưa vào danh sách đen,… Do đó, “phong sát” là từ phiên dịch để chỉ những trường hợp của một số nghệ sĩ Trung Quốc, giúp độc giả Việt Nam dễ hình dung về hình phạt này.
Phong sát là lệnh cấm triệt để, vĩnh viễn
Tóm lại, phong sát bao gồm:
-
Ngăn chặn các nghệ sỹ, ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng,… tham gia hoạt động nghệ thuật, biểu diễn hoặc một số công việc khác trước công chúng.
-
Cấm phát sóng, trình chiếu trên các phương tiện truyền thông, các chương trình, tin tức về những nghệ sĩ này.
-
Tất cả bài đăng, báo trên các trang mạng xã hội của họ cũng sẽ được kiểm duyệt, hạn chế chặt chẽ.
-
Gỡ hết tất cả biển quảng cáo, hình ảnh, có liên quan đến người bị phong sát ở nơi công cộng và bị cấm tuyệt đối xuất hiện trước công chúng.
-
Theo Baidu, các cơ quan có thẩm quyền quyết định áp đặt không nhân nhượng lệnh phong sát lên một nghệ sĩ với hiệu lực vĩnh viễn, vô thời hạn. Bằng những bằng chứng xác thực dựa trên các yếu tố đạo đức, pháp luật, văn hóa , chính trị,… mà các cơ quan này quyết định cấm những nghệ sĩ này.
Lý do bị phong sát là gì?
Phong sát do vi phạm pháp luật
Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã được các cơ quan có thẩm quyền quy định với những hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Nghệ sĩ bị phong sát là đối tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật, đạo đức. Những nghệ sĩ có hành vi không tuân thủ quan điểm chính trị cũng có khả năng bị phong sát.
Hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khiến nghệ sĩ bị phong sát
Một số trường hợp bị áp dụng lệnh phong sát do vi phạm pháp luật trong giới giải trí Hoa Ngữ có thể kể đến như:
-
Phạm Băng Băng thì vướng phải scandal trốn thuế với số tiền trốn thuế là 883 triệu nhân dân tệ;
-
Kha Chấn Đông dính phải scandal sử dụng ma túy;
-
Ngô Diệc Phàm bị bắt với cáo buộc cưỡng hiếp, tấn công tình dục với nhiều phụ nữ trẻ cũng như một số tội phạm tình dục nghiêm trọng nhất theo luật hình sự Trung Quốc;
-
Triệu Vy tuy chưa chính thức có văn bản phong sát nhưng những bộ phim có mặt nghệ sĩ này cũng đã âm thầm bị xóa bỏ do những bê bối về tài chính và một số hoạt động khác,…
Phong sát vì lý do khác
Nghệ sĩ có lối sống bê bối đạo đức bị phong sát
Những nghệ sĩ có lối sống bê bối, vi phạm đạo đức xã hội như giả mạo bằng cấp, ngoại tình hay hành vi liên quan đến tình dục khác như:
-
Trịnh Sảng vướng vào lùm xùm mang thai hộ, chối bỏ con ruột và bị cấm hoạt động trên tất cả các chương trình truyền hình Trung Quốc;
-
Trần Quán Hy bị phong sát vì bê bối đời tư do lộ những video nhạy cảm với các cô gái khác;
-
Đồng Trác và Địch Thiên Lâm là hai cái tên vướng vào bê bối giả mạo bằng cấp,…
Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về phong sát?
Luật Việt Nam quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
Hiện nay, Việt Nam không có khái niệm “phong sát” và không áp lệnh phong sát lên bất cứ nghệ sĩ nào. Tuy nhiên, theo điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã nêu rõ những hành vi bị cấm. Cụ thể:
-
Cấm hành vi chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Nghiêm cấm các hành vi xuyên tạc lịch sử, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cấm hoạt động nghệ thuật xâm phạm an ninh quốc gia; hoạt động phủ nhận thành tựu cách mạng;
-
Cấm trong hoạt động nghệ thuật có hành vi xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, các danh nhân; biểu diễn những tiết mục có yếu tố phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, tín ngưỡng, phân biệt chủng tộc cũng như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức khác.
-
Cấm mọi hành vi kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phát ngôn gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước khác, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại của quốc gia.
-
Cấm các nghệ sĩ sử dụng trang phục, truyền đạt từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, động tác vũ đạo, hành động với mọi phương tiện biểu đạt, hình thức trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và cả tâm lý xã hội.
Những trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo cụ thể theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP với các hình thức phạt chủ yếu là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động.
Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính
Hình phạt bổ sung bao gồm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động có thời hạn và tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
Số tiền phạt hành chính tối đa trong lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Với lĩnh vực quảng cáo, mức phạt đối đa là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Được thực hiện song song với các hình phạt bổ sung đã nêu trên,
Bên cạnh đó, theo Điều 41 Bộ luật Hình sự, những hành vi bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định gây nguy hại cho xã hội được áp dụng với những người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm công việc đó.
Lệnh cấm có thời hạn từ là từ 01 năm đến 05 năm, tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Trong đó, hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo và lệnh cấm là hình phạt bổ sung.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cụ thể về khái niệm phong sát là gì và những quy định của pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này. Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp những thắc mắc về phong sát. Nếu còn có câu hỏi gì, vui lòng liên hệ với Hiểu luật để được hỗ trợ sớm nhất.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!