Phủ định là gì? – Luật Hoàng Phi

Trong triết học, tồn tại một phương thức biện chứng đó là phủ định biện chứng. Trong phạm vi bài viết này, Luật hoàng Phi sẽ giúp Khách hàng tìm hiểu thêm về Phủ định là gì? và các vấn đề liên quan.

Phủ định là gì?

Phủ định là sự xóa bỏ hoặc thay thế sự tồn tại của sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không.

Trong khi đó, trong triết học, phủ định là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự phủ định đồng thời phải tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

Phủ định biện chứng là gì?

Phủ định biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định, tự thân sự phát triển và là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của một sự vật mới, cái mới tiến bộ hơn sự vật cũ.

Khi có sự phủ định thì sẽ là phá hủy những cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo và cho những cái mới ra đời để thay thế cho cái cũ

Đọc thêm:  Victim Blaming: Điều Gì Xảy Ra Khi Nạn Nhân Bị Đổ Lỗi?

Ví dụ phủ định

Ví dụ: Quá trình từ khi mới xuất hiện nụ hoa, sau đó nụ hoa dần phát triển và thụ tinh thành quả. Khi đó, việc xuất hiện quả là sự phủ định biện chứng đối với bông hoa, nhưng chính quá trình chuyển hóa từ hình thái bông hoa thanh quả lại là một quá trình đương nhiên, giúp giống loài đó tiếp tục phát triển và tồn tại trong tự nhiên.

Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển

Phủ định biện chứng là tiền đề cho sự phát triển của sự vật và tạo điều kiện cho sự vật phát triển và phù hợp với điều kiện thực tế. Bởi lẽ phủ định biện chứng là phủ định của chính bản thân sự vật đó – xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời, quá trình này vừa giúp sự vật chuyển hóa kế thừa được những yếu tố của sự vật bị chuyển hóa, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân tố cũ; lại đồng thời khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật tiếp tục tồn tại và phát triển ở trình độ cao hơn.

Ví dụ: Quả dưa hấu thời nguyên thủy có vỏ dày, cùi ít, không ngọt và không mọng nước. Qua hàng trăm năm phát triển, bản thân giống loài này cũng có những sự thay đổi về mã gien, từ đó, cho ra loại dưa hấu ở hiện đại: ít hạt, mọng nước, cùi mỏng,….

Đọc thêm:  Nhà văn Đoàn Giỏi: Tiểu sử, sự nghiệp và những tác phẩm nổi tiếng

Đặc trưng của phủ định biện chứng

– Tính khách quan:

Bởi lẽ sự phủ định này là sự “tự thân phủ định”, tức là chính bản thân sự vật phủ định sự tồn tại của nó để có thể tồn tại, phát triển của sự vật.

– Tính chất kế thừa:

Khi sự vật tự thân phủ định, chúng không hề biến mất mà chỉ là tồn tại, phát triển dưới một hình thái khác, phù hợp hơn, phát triển hơn so với ban đầu. Các tính chất cũ vẫn được lưu giữ trong hình thái mới, và sự vật đó sẽ tiếp tục xuất hiện trong vòng lặp của sự phát triển đó nhưng đã được loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của cái mới ở cái cũ, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ.

– Là sự “phủ định của phủ định”, cụ thể:

+ Trong quá trình phủ định biện chứng của sự vật, tồn tại hàng loại những “phủ định của phủ định” của những sự vật, sự việc nối tiếp nhau và được lặp đi lặp lại một cách liên tục trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Ví dụ, quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người: xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời là sự phủ định đối với xã hội nguyên thuỷ, đến lượt nó lại bị xã hội phong kiến phủ định,…

Đọc thêm:  Số tự nhiên là gì? Sự khác nhau giữa tập hợp N và N*

+ Quá trình phủ định biện chứng gây nên hiện tượng phát triển của sự vật, hiện tượng theo chu kỳ “ xoáy ốc”. Chúng là sự lặp lại hình thái ban đầu của mỗi chu kỳ phát triển nhưng trên một cơ sở cao hơn qua hai lần phủ định cơ bản.

Ví dụ: quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người lần lượt phát triển qua những thời kì khác nhau: từ xã hội nguyên thủy, đến xã hội chiếm hữu nô lệ, rồi xã hội phong kiến, tiếp đến là chủ nghĩa tư bản và cuối cùng là chủ nghĩa xã hội. Chúng đều là các hình thái của sự phát triển, quản lý xã hội, nhưng theo từng thời kì thì trình độ phát triển của từng chế độ lại tinh vi, hoàn thiện hơn

Trên đây là bài viết của chúng tôi về phủ định là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button