GIỚI THIỆU VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.3. GIỚI THIỆU VỀ CUNG OÁN NGÂM KHÚC VÀ CHINH PHỤ NGÂM

Trong văn học Việt Nam, thể loại ngâm khúc được ra đời từ giữa thế kỷ XVIII. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, thể loại này đạt được những thành tựu rực rỡ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nền văn học nước nhà.

Văn học Việt Nam thời kỳ này đạt những thành tựu rực rỡ vì đã chứng kiến sự ra đời nhiều tác phẩm Nôm xuất sắc ở cả hai mặt: nội dung phản ánh thời đại sâu sắc và trình độ nghệ thuật điêu luyện. Các tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này có thể

kể đến là Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và Chinh phụ ngâm khúc của

Đặng Trần Côn. Sự ra đời của thể ngâm khúc cùng với những đổi thay quan niệm về con người thời trung đại đã đem đến cho thể loại này những dấu ấn riêng, nổi bật. Con người cộng đồng phai nhạt nhường chỗ cho con người cá nhân, con người nhân văn, nhân bản với những khát vọng sống chính đáng. Thành tựu của thể ngâm khúc đã góp phần vào thành tựu chung của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX – một chặng đường văn học với nhiều đỉnh cao rực rỡ, đồng thời khẳng định một cách vững chắc thể ngâm trong văn học của giai đoạn nàỵ

1.3.1. Về tác phẩm Cung oán ngâm khúc

Cung oán ngâm khúc là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Gia Thiều, được viết

bằng chữ Nôm, gồm 356 câu thơ làm theo thể song thất lục bát. Đây là một bài ca ai oán cho thân phận của một người cung nữ tài sắc vẹn toàn, lúc đầu được vua ân sủng, yêu thương thắm thiết nhưng chẳng bao lâu lại bị bỏ rơi. Ông đã dùng ngịi bút của mình với lối văn độc thoại để giải bày tâm trạng đau đớn của người cung nữ

28

khi bị nhà vua ruồng bỏ. Nàng ý thức rõ được phẩm chất và tài năng của mình nên lặng lẽ tố cáo cuộc sống xa hoa phe phởn của vua chúa đã biến người phụ nữ thành món đồ chơi để thỏa mãn dục vọng một cách vô đạo. Sống trong cung cấm với nỗi

Đọc thêm:  Cảm nhận bài thơ Điểu minh giản của Vương Duy - THPT Sơn Tây

cô đơn, tù túng nàng muốn thốt ra ngồi để trở về với cuộc sống “cục mịch nhà

quê” của ngày xưa nhưng nàng vẫn bị giam cầm với bao nỗi niềm chất chứa. Cuối

cùng, nàng vẫn khát khao được sự ân sủng nhỏ nhoi của vua như ngày nào nhưng đó chỉ là một ước mơ đầy tuyệt vọng. Và nàng nhận ra cõi đời này chỉ là những phù du, hư vọng, không thật như vừa tỉnh một giấc mơ.

Cung oán ngâm khúc được xem như một bản cáo trạng tố cáo chế độ phong

kiến đã chà đạp con người thơng qua là tiếng thét ai ốn của một trang tố nữ tài sắc vẹn tồn và tình cảm trong sáng, cao q mà bị ruồng bỏ. Hình ảnh cung nữ chính là nạn nhân của chế độ phong kiến mang đầy bản chất ích kỷ hẹp hịi đến vơ đạo của vua chúa đã biến họ thành món đồ chơi để thỏa mãn thú tính rồi ném bỏ khơng thương tiếc vào quên lãng. Nguyễn Gia Thiều đã thấy được cảnh này khi lui tới trong phủ chúa nên cảm thương cho nỗi lòng của người cung nữ. Với tấm lịng nhân đạo ơng đã dồn hết tâm huyết và văn tài của mình để viết nên một tác phẩm bất hủ, đau đớn đến xé lòng về cuộc đời nàng. Nhưng ý nghĩa của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó mà cịn mang một ý nghĩa sâu xa hơn là Nguyễn Gia Thiều đã mượn lời cung nữ để nói lên tâm sự bế tắc của mình, cũng là sự bế tắc của lớp nhà Nho thời đại ông, đầy chán chường và mệt mỏi.

Qua tác phẩm Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều bày tỏ tâm sự của

một kẻ sĩ đã nhìn thấy bao tang thương, thăng trầm, biến đổi của cuộc sống mà chính ơng là người đã sống trong những biến cố ấy. Sự bế tắc của một thời đại với những tấm bi kịch đến tê tái trên thân phận kiếp người thông qua lời của người cung nữ đã vẻ nên một bức tranh ảm đảm cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhưng dường như ông chỉ mượn tâm sự của người cung nữ để nói lên nỗi niềm u uất của ông và cũng là của bao nhiêu người khác phải chịu nhiều bất công dưới chế độ phong kiến. Đến khi nỗi u uất đến đỉnh điểm ông đã lãng quên tâm trạng của người cung nữ mà trực tiếp bộc lộ về suy nghĩ của mình về kiếp người, về cuộc đời với

Đọc thêm:  Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ

29

triết lý hư vô rải rác trong tác phẩm và vô cùng sắc xảo đến từng chi tiết cũng như câu chữ.

1.3.2. Về tác phẩm Chinh phụ ngâm

Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác

vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vơ cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê – Mạc đánh nhau đến Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nơng dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong

chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận

được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nơm của bà Đồn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến

phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đơi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thía nỗi cơ đơn, nàng nhận ra tuổi xn của mình đang qua đi và cảnh lứa đơi đồn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.

Đọc thêm:  Tả cái bảng lớp 4 Hay Chọn Lọc (8 mẫu) - VnDoc.com

Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện tinh thần phản kháng đối

với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo

trong văn chương; một thời, đó là tư tưởng địi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.

30

Như vậy, có thể nói Chinh phụ ngâm là một trong những tác phẩm tiến bộ

của văn học cổ điển đã quan tâm đến vận mệnh của con người. Những khát vọng hạnh phúc, khát vọng ái ân rất trần thế của con người đã được tác giả đề cao. Người chinh phụ trong tác phẩm này vì q u chồng mà ốn ghét chiến tranh và thái độ ốn ghét ấy càng tăng lên khi lịng khao khát hạnh phúc, cùng ý thức về quyền sống cá nhân ở nàng trỗi dậy mạnh mẽ. Thật ra, tiếng nói ốn ghét chiến tranh đã có mặt trong văn học từ lâu. Nhưng phải đến thế kỷ này thì tiếng nói đó mới trở nên sâu sắc, quyết liệt, vì đây là tiếng nói xuất phát từ sự thức tỉnh về quyền sống hạnh phúc của cá nhân. Ghi nhận được điều này là một đóng góp độc đáo của thi sĩ Đặng Trần Côn vào kho tàng văn học Việt Nam trong quá khứ khi viết về đề tài chinh phu, chinh phụ. Và đây cũng chính là điều làm cho nội dung tác phẩm mang đậm tính nhân văn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button