Các dạng bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 – VnDoc.com

Các dạng bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 được cập nhật đầy đủ chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng làm bài tập cũng như ôn luyện và củng cố kiến thức hiệu quả môn Toán lớp 3. Dưới đây là tóm tắt lý thuyết và bài tập về tính giá trị biểu thức lớp 3.

Tính giá trị biểu thức lớp 3

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Lý thuyết tính giá trị biểu thức lớp 3

1. Khái niệm về biểu thức và giá trị của biểu thức:

  • Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.
  • Giá trị của biểu thức: Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

2. Các dạng biểu thức và thứ tự thực hiện phép tính:

– Biểu thức chỉ chứa các phép tính cùng mức độ ưu tiên: Cộng, trừ hoặc nhân, chia: Thực hiện phép tính từ trái sang phải.

– Biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia:

Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau;

– Biểu thức chứa dấu ngoặc ( ) :

Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Ví dụ 1: Tính giá trị biểu thức:

a) 93 : 3 x 7 b) 15 x 7 : 5

Hướng dẫn:

a) 93 : 3 x 7 = 31 x 7 = 217

b) 15 x 7 : 5 = 105 : 5 = 21

Ví dụ 2: Viết các biểu thức sau và tính giá trị các biểu thức đó:

a) Tính tích của 15 và 4 rồi cộng với 42.

b) Tính tổng của 98 và 37 rồi trừ đi 74.

Hướng dẫn:

a) 15 x 4 + 42 = 60 + 42 = 102.

b) 98 + 37 – 74 = 135 – 74 = 61.

Ví dụ 3: Em hái được 12 bông hoa, chị hái được 13 bông hoa. Sau đó cả hai chị em gói số hoa vừa hái thành 5 bó. Hỏi mỗi bó có bao nhiêu bông hoa?

Hướng dẫn:

Em và chị hái được số hoa là:

12 + 13 = 25 (bông)

Mỗi bó hoa có số bông là:

25 : 5 = 5 (bông)

Đáp số: 5 bông.

Ví dụ 4: Tính giá trị các biểu thức sau:

a) 99927 : (10248:8 – 1272)

b) (10356×5 – 780) : 6

Hướng dẫn:

a) 99927 : (10248:8 – 1272) = 99927 : (1281 – 1272) = 99927 : 9 = 11103.

b) (10356×5 – 780) : 6 = (51780 – 780) : 6 = 51000 : 6 = 8500

Ví dụ 5: Tính nhanh giá trị của biểu thức:

a) 52 + 37 + 48 + 63

b) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

Hướng dẫn:

a) 52 + 37 + 48 + 63

= 52 + 48 + 37 + 63

= 100 + 100

= 200

b) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

= 24 x (5+3+2)

Đọc thêm:  Dàn ý về lòng khoan dung chi tiết nhất (3 Mẫu) - Download.vn

= 24 x 10

= 240

II. Trường hợp biểu thức không có chứa dấu ngoặc đơn ().

1. Trong biểu thức chỉ chứa các phép tính cộng hoặc phép tính trừ hoặc chứa cả phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện tính giá trị của biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ:

a,

15 + 6 + 23 + 82 + 9

= 21 + 23 + 82 + 9

= 44 + 82 + 9

= 126 + 9

= 135

Hoặc 15 + 6 + 23 + 82 + 9

= 21 + 105 + 9

= 126 + 9

= 135

b,

425 – 34 – 102 – 97

= 391 – 102 – 97

= 289 – 97

= 192

Hoặc 425 – 34 – 102 – 97

= 391 – (102 + 97)

= 391 – 199

= 192

c, 2020 + 364 – 986 + 251 – 378

= 2384 – 986 + 251 – 378

= 1398 + 251 – 378

= 1649 – 378

= 1271

2. Trong biểu thức chỉ chứa các phép tính nhân hoặc phép tính chia hoặc chứa cả phép tính nhân, chia thì ta thực hiện tính giá trị của biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ : a,

15 × 6 × 23 × 82

= 90 × 23 × 82

= 2070 × 82

= 169 740

Hoặc 15 × 6 × 23 × 82

= 90 × 1886

= 169 740

b,

17388 : 138 : 14 : 3

= 126 : 14 : 3

= 9 : 3

= 3

Hoặc 17388 : 138 : 14 : 3

= 126 : (14 × 3)

= 126 : 42

= 3

c,

173404 : 563 : 28 × 102 : 34

= 308 : 28 × 102 : 34

= 11 × 102 : 34

= 1122 : 34

= 33

Hoặc 173404 : 563 : 28 × 102 : 34

= 308 : 28 × 3

= 11 × 3

= 33

3. Trong biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện nhân, chia trước, cộng , trừ sau.

Chú ý: +) Nếu phép nhân và phép chia có trong biểu thức không đứng liền kề với nhau mà giữa các phép tính nhân, chia đó có dấu phép tính cộng hoặc phép tính trừ thì ta có thể thực hiện đồng thời cả phép tính nhân và phép chia đó. Sau đó lại tiếp tục xét các dấu phép tính còn lại trong biểu thức và tiếp tục thực hiện theo quy tắc đã nêu.

Ví dụ : 128 × 2 + 367 × 3 – 895 + 476 × 4 – 2018 + 182

= 256 + 1101 – 895 + 1904 – 2018 + 182

= 1357 – 895 + 1904 – 2018 + 182

= 462 + 1904 – 2018 + 182

= 2366 – 2018 + 182

= 348 + 182

= 530

Hoặc 128 × 2 + 367 × 3 – 895 + 476 × 4 – 2018 + 182

= 256 + 1101 – 895 + 1904 – 2018 + 182

= 1357 – 895 + 1904 – (2018 – 182)

= 462 + 1904 – 1836

= 2366 – 1836

= 530

+) Nếu phép nhân và phép chia có trong biểu thức đứng liền kề với nhau thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải chứ không phải là thực hiện phép nhân trước rồi đến phép chia. Sau đó lại tiếp tục xét các dấu phép tính còn lại trong biểu thức và tiếp tục thực hiện theo quy tắc đã nêu.

Đọc thêm:  Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt (66 mẫu) - Văn 9 - Download.vn

Ví dụ : 195615 : 945 × 13 – 356 + 1024

= 207 × 13 – 356 + 1024

= 2691 – 356 +1024

= 2335 + 1024

= 3359

B. Trường hợp biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn () thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính bên ngoài ngoặc đơn sau. (Thứ tự thực hiện phép tính như trên).

Ví dụ: 2020 – (18 × 87 – 1333: 31 – 1206 )

= 2020 – ( 1566 – 43 – 1206)

= 2020 – ( 1523 – 1206)

= 2020 – 317

= 1703

***) Ngoài các trường hợp vận dụng thứ tự thực hiện phép tính như đã nêu trên thì cần chú ý với trường hợp tính giá trị biểu thức như sau:

a. 136 × 5 – 1368 + 884

= 680 – 1368 + 884

= 680 + 884 – 1368

= 1564 – 1368

= 196

b. 758 – 1312 – 657 + 2020

= 758 + 2020 – 1312 – 657

= 2778 – (1312 + 657)

= 2778 – 1969

= 809

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

1. 3620 + 759 – 1267 – 105

2. 97864 + 25318 – 68425 + 1076

3. 975 – 278 + 25 – 273 + 207

4. 432 + 5768 – 1429 – 1238

5. 225 × 6 × 32 × 68

6. 157 × 28 × 103 × 2

7. 80319 : 123 × 74 × 105

8. 71172 : 659 : 9 × 376

9. 89 × 504 : 126 : 2

10. 756 × 34 : 17 × 359 : 126

11. 516 × 73 – 4915 + 7018

12. 326 × (1234 – 215) – 40786 – 3612

13. 126672 : 609 × 85 – 243 × 34 – 1409 +1591

14. 264795 : 417 + 728 – 913 +1326 : 13

15. 102 × 391 – 391 : 17 – 12876

16. 22392 – 253484 : 308 × 15 + 3027

17. (2456 + 204 ×146 – 20504) : 326

18. 342 : 57 × 30584 – 10584 + 9416

19. 21789 + 768 × 125 – 9600 : 320

20. 1094 × (8856 : 12 – 42) – 109947 + 34201

21. 4988 + 3815 : 109 × 697 – 25148

22. 60296 + (164 × 203 – 23192 : 892 + 18459 – 1459 × 32)

23. 4789 – 324 × 12 – 387 + 113

24. 2320 + 1122 : 22 – (47736 : 312 +2009) – 200

25. 2910 – 910 : (276 : 3 – 168 × 2 : 4 + 27) – 884

26. 14364 : 19 + 20020 – 278 × 63

Đọc thêm:  Top 3 bài văn nghị luận về học tập suốt đời chọn lọc hay nhất

27. 4890 – (483 × 6 – 6399 : 9) : 3

28. 215 – 4125 : (5202 : 34 × 15 – 2020) + 2019 × 26

29. 15 × 4 – 71 + 30

30. 38 – 38 : 2 × 7 + 149

31. 135 – 96 : 8 × 7 + 24 – 83 + 17

32. 1098 – 98 × 17 – 1527 + 3802

33. 258 – 144 × 15 : 8 – 1364 + 3291

34. 1898 – 72 : (36 × 4 : 9 – 9 – 4 + 6) – 2020 + 546

35. 136 – 48 : (648 : 9 :4 – 25 + 11) – 189 + 273

Ngoài Các dạng bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3, với tài liệu hữu ích giải toán lớp 3 được cập nhật và biên soạn cụ thể và chi tiết, dễ hiểu đem lại cho các em học sinh sự tiện lợi cũng như làm quen được giải những bài toán 3 liên quan đến tính giá trị biểu thức. Không chỉ có vậy, tài liệu này còn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn khi tìm ra phương pháp làm toán giải tốt nhất cho mình và trau dồi được những kỹ năng tốt nhất cho bản thân. Hãy cùng luyện tập thêm các bài tập Toán 3 khác nhé:

  • Bài tập Toán lớp 3: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
  • Bài tập Toán lớp 3: Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
  • Bài tập Toán lớp 3: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
  • Bài tập Toán lớp 3: Ôn tập về hình học
  • Bài tập Toán lớp 3: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
  • Bài tập Toán lớp 3: Ôn tập về giải toán

Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 giúp các em học sinh ôn lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ những như kỳ thi cuối cấp sắp tới. Bố mẹ hay thầy cô giáo hãy in về để cho các con tiện ôn tập học tốt môn Toán 3.

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Các dạng bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó thì các em có thể tham khảo thêm Lý thuyết Toán 3, Toán lớp 3, Giải bài tập Toán 3 trên trang chủ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button