Công Việc Và Thu Nhập Của Nghề Purchasing Officer Là Gì? – Glints
Công việc Purchasing officer là gì mà được nhiều bạn trẻ cân nhắc và lựa chọn theo đuổi. Công việc này sẽ làm những gì và cần có các kỹ năng hay kiến thức gì để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Mời bạn cùng Glints đọc qua bài viết bên dưới để tham khảo và hiểu rõ hơn.
Purchasing officer là gì?
Purchasing officer hay còn gọi là nhân viên thu mua, là vị trí duy trì chỉ số khấu hao thiết bị và thực hiện các nâng cấp khi cần thiết cho doanh nghiệp đúng với thời gian và ngân sách được đề ra. Purchasing staff cũng là những người chịu trách nhiệm giám sách các quyết định mua hàng để kiểm soát chuỗi cung ứng của công ty một cách có hiệu quả nhất.
Vị trí này hiện nay là cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp hay công ty sản xuất các sản phẩm bằng những công nghệ mới. Purchasing officer luôn cần nhanh chóng đưa ra các quyết định thu mua để có các nguyên vật liệu và thiết bị tốt nhằm duy trì chất lượng sản phẩm của công ty cũng như đáp ứng đủ các nhu cầu mà khách hàng yêu cầu.
Purchasing staff sẽ là người mua sản phẩm có sẵn cho doanh nghiệp để bán lại cho nhiều khách hàng khác nhau hoặc mua nguyên vật liệu từ các cơ sở sản xuất uy tín.
Do đó, nhân viên thu mua có nhiều nhiệm vụ khác nhau như nghiên cứu các nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng giữa họ hoặc đánh giá chất lượng của sản phẩm được thu mua.
Mô tả công việc purchasing officer
Công việc của một purchasing officer cũng bao gồm nhiều trách nhiệm và việc làm khác nhau. Nhân viên thu mua sẽ cần nghiên cứu thật kỹ các nhà cung cấp hàng hoá hoặc nguyên vật liệu tiềm năng để có thể so sánh và đánh giá sự chào hàng từ các nhà cung cấp. Từ đó, lựa chọn ra những nhà cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn của công ty.
Bên cạnh đó, họ cũng cần đàm phán các điều khoản hợp đồng theo thoả thuận và giá cả hợp lý. Purchasing staff cũng chịu trách nhiệm cho việc theo dõi các đơn hàng và đảm bảo thời gian giao hàng kịp thời và hợp lý.
Ngoài ra, họ cũng cần duy trì các hồ sơ cập nhật sản phẩm đã mua cũng như thông tin giao hàng và các hóa đơn một cách thật cẩn thận và chi tiết đơn đặt hàng vào cơ sở dữ liệu nội bộ như số lượng, giá cả hay nhà cung cấp và duy trì hồ sơ cập nhật thông tin sản phẩm đã mua, thông tin giao hàng hay hóa đơn.
Purchasing staff cũng sẽ chuẩn bị các báo cáo về mua hàng phân tích chi phí mua cũng như theo dõi mức tồn kho và đặt hàng khi cần thiết.
Đồng thời, phối hợp với nhân viên kho để đảm bảo lưu trữ hàng hoá và nguyên vật liệu một cách đúng nhất. Để cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành, nhân viên thu mua sẽ tham dự các triển lãm thương mại.
Các kỹ năng purchasing officer cần sở hữu
- Kỹ năng phân tích vững chắc, với khả năng tạo báo cáo tài chính và tiến hành phân tích chi phí: Bạn sẽ làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau nên cần phân tích rõ điểm lợi và bất lợi khi hợp tác với từng người để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
- Kỹ năng thương lượng, đàm phán: Bạn cần có kỹ năng nào để mang lại những lợi ích tối ưu nhất cho doanh nghiệp, đem lại những thỏa thuận có giá trị cao cho công ty.
- Kỹ năng tư duy giúp bạn có cái nhìn tổng thể về vấn đề và phân tích chúng một cách hiệu quả hơn.
- Biết cách quản lý thời gian là kỹ năng khá quan trọng vì có liên quan đến việc mua sắm hàng hoá hàng hoá cũng như giao nhận hàng đúng giờ, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm làm việc với vai trò nhân viên mua hàng hoặc đại lý mua hàng
- Kiến thức tốt về thực hành tìm nguồn cung ứng của nhà cung cấp (nghiên cứu, đánh giá và liên lạc với các nhà cung cấp)
- Trải nghiệm thực tế với việc mua phần mềm (ví dụ: Procurify hoặc SpendMap)
- Hiểu biết về quy trình chuỗi cung ứng
- Cử nhân Logistics, Quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan
Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Nhân Viên Thu Mua Vật Tư Và Tố Chất Cần Có
Lộ trình thăng tiến của nhân viên thu mua
Glints đã tổng hợp một số nghề nghiệp của nhân viên thu mua để bạn có thể dễ dàng tham khảo.
- Purchasing Manager: hay còn được gọi là quản lý mua hàng, là người chịu trách nhiệm giám sát các quy trình mua hàng của công ty. Họ sẽ quản lý đội ngũ nhân viên thu mua để đảm bảo công việc được diễn ra đúng tiến độ và cung cấp đầy đủ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý mua hàng cũng là người trực tiếp làm việc với cấp trên và chịu trách nhiệm báo cáo với các quản lý cấp cao.
- Logistician: đây là vị trí nhân viên Logistics. Họ sẽ là những người điều phối và phân tích chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và các hệ thống luân chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp đến với người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Nhân viên Logistic quản lý vòng đời của một sản phẩm như cách thức mua hàng hay phân phối. Nhân viên Logistic là nghề cực kỳ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp lớn nhỏ hiện nay, góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
- Procurement Clerk: vị trí này còn được gọi là thư ký phòng thu mua, là người quản lý các giấy tờ liên quan đến mua hàng hay xuất nhập hàng cũng như hồ sơ dự thầu của công ty. Họ là những người chịu trách nhiệm cho việc mua hàng và đảm bảo các nhân viên thu mua soạn thảo văn bản, hợp đồng và tài liệu của toàn bộ giao dịch trùng khớp và đồng nhất với nhau.
Nhu cầu tuyển dụng purchasing officer hiện nay
Purchasing officer là một trong những vị trí được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng và săn đón nếu bạn thực sự giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Công việc của nhân viên thu mua có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty và trong một số ngành nghề, đây là vị trí quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó.
Tương lai của ngành nghề này vô cùng rộng mở với mức lương trung bình khá hấp dẫn. Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương sẽ bắt đầu từ khoảng 8.000.000 VNĐ/tháng. Còn đối với những người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này, mức lương có thể lên đến hơn 20.000.000 VNĐ/tháng.
Đặc biệt, nếu bạn có vốn ngoại ngữ tốt và kinh nghiệm am hiểu ngành Logistic nhiều, bạn sẽ có mức lương cao hơn và nhiều cơ hội tiến xa hơn trong công việc của mình. Vị trí nhân viên thu mua được cực kỳ nhiều bạn trẻ hiện nay đang lựa chọn và theo đuổi vì cơ hội nghề nghiệp lớn cũng như có cơ hội được làm việc và gặp gỡ nhiều người khác nhau.
Ngành nghề này cũng được dự báo là một trong các ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian sắp tới.
Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay
Tạm kết
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu Purchasing Officer là gì. Ngành nghề này khá phù hợp với những bạn thích mua bán và quản lý các sản phẩm.
Bạn có thể cân nhắc những tính chất công việc mà Glints đã đề ra để biết được mình có phù hợp với vị trí nhân viên thu mua hay không. Chúc bạn tìm được một công việc như ý!
Tác Giả
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!