Bài thơ Qua đèo ngang của Bà huyện thanh Quan – Web học tốt

Trong nền văn thơ cổ Việt Nam có hai nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương (bánh trôi nước) và bà Huyện Thanh Quan (qua đèo ngang).

qua-deo-ngang-ba-huyen-thanh-quan

Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, luôn mang nét hoài cảm sâu lắng…Trên đường vào Phú Xuân…, bà Huyện Thanh Quan tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”.

Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ. Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Đằng sau bức tranh phong cảnh thiên nhiên là tâm trạng của nữ sĩ: cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua.

Mở đầu bài thơ nói đến thời gian là buổi hoàng hôn, không gian man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã là lời giới thiệu về thời điểm tác giả đặt chân đến đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Tác giá dùng từ “chen” gợi cho ta hình dung thấy thiên nhiên nơi Đèo ngang không phải là chăm hoa đua nở, lối phẳng mà thiên nhiên ở đây um tùm, rậm rạp, ít người qua lại. Hoa, lá, đá chen chút nhau, xô đẩy nhau để cố vươn lên đón những ánh sáng cuối ngày. Lời thơ nhẹ nhàng, trang trọng vẽ nên bức tranh Đèo Ngang hoang vu, vắng lặng sao mà buồn đến thế! Tâm hồn đã cô đơn, Bà Huyện Thanh Quan ngắm cảnh để vơi đi nỗi buồn, thế nhưng càng ngắm lại càng buồn, phải chăng đó là bởi:

Đọc thêm:  Chính thức phát động cuộc thi “Em vẽ trường học hạnh phúc 2023”

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…

Khi mặt trời xuống núi cũng là lúc hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, tĩnh mịch đến lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá quấn quýt lấy nhau để dựa vào nhau, bám chặt nhau để sống, sinh tồn.

Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang.

Nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng những từ láy gợi hình “lác đác”, “lom khom” đứng ở đầu câu càng làm cho cảnh vật trở nên thưa thớt, vắng lặng. Con người hiện lên trong không gian mênh mông của thiên nhiên, nên không thể làm cho cảnh chiều tươi vui, nhộn nhịp mà lại làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng, quạnh hiu hơn.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa vời lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy

Đọc thêm:  Bài văn mẫu Bàn về vai trò, tác dụng của thơ ca đối với cuộc sống con

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Tiếng chim kêu da diết hay đó chính là nỗi nhớ nhung tha thiết của Bà Huyện Thanh Quan khi phải rời gia đình, quê hương, vượt nghìn trùng vào kinh đô Huế nhận chức Cung trung giáo tập. Một con người đa sầu đa cảm như bà thì thử hỏi làm sao không nhớ không thương quê hương cho được! Còn tiếng chim cuốc cuốc là nỗi “nhớ nước đau lòng” khắc khoải? Phải chăng đó là tâm sự sâu kín nhất của nhà thơ? Sống trong cảnh đất nước nhà Nguyễn cai trị, trước những bạc nhược hung tàn của vua chúa, Bà Huyện Thanh Quan luôn hoài niệm về quá khứ vàng son. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm

Đọc thêm:  5 dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4

Dừng chân nghỉ lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button