I. Dàn ý qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và quan niệm về chí làm trai của tác giả gửi gắm trong bài thơ, liên hệ với lí tưởng sống của thanh niên thời nay- Hai câu thơ cuối nói lên cái “công danh” của “nam nhi” thời bấy giờ cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ trẻ ngày nay
2. Thân bài
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đã ảnh hưởng thế nào tới tư tưởng và quan niệm của nhà thơ.- Ý thức, trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước thể hiện qua hai câu thơ- Thế hệ ngày nay có đang trăn trở vì chưa cống hiến được cho đất nước như ông cha ta thời xưa, hay chủ yếu theo đuổi tư tưởng tự lực, tự hưởng, độc lập- Những thành tựu thế hệ trẻ ngày nay đạt được không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn làm rạng danh xã hội, đất nước, đưa tổ quốc sánh vai với các cường quốc năm châu- Như vậy, sự tương đồng giữa lý tưởng sống trong Thuật hoài và thanh niên ngày nay là sự cố gắng, cống hiến, tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay sống một cách tự chủ hơn, không còn u hoài, băn khoăn vì “nỗi nước nhà” như thời xưa
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị tư tưởng trường tồn của tác phẩm đối với lý tưởng sống của thế thanh thiếu niên hiện nay.
II. Bài văn mẫu qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
Cùng với dòng chảy lịch sử và những biến đổi xã hội, thế hệ trẻ đã và đang được coi là “hạt nhân” cốt lõi, là vận mệnh của đất nước và nhân loại. Trong mọi hoàn cảnh hay tầng lớp, giới trẻ luôn là yếu tố sáng tạo, đưa nhân loại tới những bước ngoặt mang tầm cỡ lịch sử. Ý thức được điều đó, cách đây bảy thế kỉ, Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ sự băn khoăn, day dứt về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc qua tác phẩm “Thuật hoài”, và đến gần một thiên niên kỉ sau, lý tưởng sống của thời đại thanh niên vẫn đang quyết định vị trí và sự sống còn của đất nước.
Thuật Hoài được sáng tác với nguồn cảm hứng khát khao mạnh mẽ được cống hiến, được góp chút công sức nhỏ nhoi vào công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, Vốn là một danh tướng tài giỏi, bản thân Phạm Ngũ Lão thấm nhuần tư tưởng triết lý nhân sinh, rằng nam tử hán sinh ra trên đời phải trả được món nợ “công danh”, phải ghi được tên mình vào sử sách nước nhà. Với tinh thần yêu nước kết hợp cùng quan niệm Nho giáo, với ông, “làm trai cho đáng nên trai” là mục tiêu cả đời, nên trong tâm khảm nhà thơ luôn có một nỗi “thẹn”, nỗi xấu hổ vì chưa làm được nhiều cho đất nước. Hai câu thơ cuối của tác phẩm Thuật hoài đã nêu bật được suy nghĩ đó của ông:
Nam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
-HẾT-
Bài thơ Thuật hoài của nhà thơ Phạm Ngũ Lão, được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 10, ngoài dàn ý qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: Phân tích bài thơ Tỏ lòng, phân tích bài thơ Thuật hoài để làm sáng tỏ hào khí đời Trần, Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, Soạn bài Tỏ lòng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-qua-bai-thuat-hoai-suy-nghi-ve-li-tuong-song-cua-thanh-nien-ngay-nay-50912n.aspx