Hình tượng người dũng tướng Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ

Hịch tướng sĩ trong môn Ngữ Văn lớp 8 không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn bộc lộ sâu sắc tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm.

Năm 1257, quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất và đã bị thất bại đau đớn. Vì vậy, chúng quyết tâm phục thù trở lại xâm lược lần thứ hai. Đoán biết trước được dã tâm đen tối của giặc Nguyên, tháng 9/1284 Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn bộc lộ sâu sắc tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm.

Hịch tướng sỹ – áng hùng văn bất hủ

Hịch tướng sĩ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc

Trong bài hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và thái độ của các tướng sĩ. Ông đã tái hiện lại những sự việc đau đớn của hiện thực đương thời mà bất cứ một người dân yêu nước nào cũng phải xót xa cho quốc thể:

Đọc thêm:  Tầm quan trọng của mối quan hệ bạn bè trong xã hội - DCI Việt Nam
Hình tượng Trần Quốc Tuấn và bài Hịch tướng sĩ

“Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ …”

Trần Quốc Tuấn đã trút tất cả lòng căm thù , oán hận, kinh bỉ vào lời văn miêu tả quân thù. Hình ảnh và tội ác của giặc chỉ được nhắc đến qua vài câu văn nhưng có sức ám ảnh ghê gớm. Ông đã thú vật hóa những chân dung của chúng với bản chất xấu xa, độc ác.

Tác giả liên tiếp sử dụng một loạt hình ảnh cụ thể, có ý nghĩa biểu cảm mạnh mẽ. Quân giặc khác nào loài cú diều dơ bẩn quanh quẩn trong bóng tối, loài dê chó tầm thường, hèn hạ, đáng coi khinh. Chúng giống như loài hổ đói hung dữ, tàn bạo, đầy đe dọa .

Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa, thấm thía tận tâm can của Trần Quốc Tuấn. Đó là lúc ông khi phải chứng kiến đất nước lâm nguy, quốc thể bị chà đạp, quân vương bị xúc phạm, nhân dân phải lầm than. Lòng căm thù giặc như trào tuôn trên giấy theo những câu văn dồn dập. Nó không chỉ là những tình cảm sục sôi giận dữ ở trong lòng mà đang muốn biến thành những hành động phản kháng cụ thể.

Tấm lòng yêu nước nồng nàn

Tấm lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nhất ở trong câu “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Đọc thêm:  Trình bày suy nghĩ của bản thân về tấm lòng nhân hậu trong cuộc
Trần Quốc Tuấn – Trần Hưng Đạo được nhiều nơi lập đến thờ

Đây là lời tâm sự trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Hình tượng của người dũng tướng hiện lên thật rõ ràng, gần gũi nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

Tinh thần trách nhiệm được nêu cao

Mặt khác, bài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ nếu lự chọn con đường cứu nước thì không chỉ là lời hứa hẹn suông mà cần phải có những hành động cụ thể như thế nào: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên để có được quân đội hùng mạnh khiến cho con người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ. Và phải hướng đến cái đích là chiến thắng oanh liệt vang dội có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Đó không còn là những lời phân tích bàn bạc nữa mà đã trở thành những lời kêu gọi, khích lệ, cổ vũ, động viên vô cùng mạnh mẽ hướng tới đông đảo quân sĩ nhà Trần.

Đọc thêm:  Bài Thơ Khi Con Tu Hú [Tố Hữu] ❤ Nội Dung, Nghệ Thuật

Tinh thần trách nhiệm của ông còn thể hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yêu nước là phải có bổn phận giữ nước. Phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc. Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.

Hình tượng Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ này cũng là hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của toàn thể quân đội nhà Trần, toàn thể quân dân Đại Việt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button