Trình tự thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách năm 2023

Trình tự thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách năm 2023

Như chúng ta đã biết người dân khi được kết nạp làm Đảng viên thì đều là những người có phẩm chất đạo đức và chính trị bên cạnh đó còn có đầy đủ những điều kiện cần thiết để có thể tham gia vào hàng ngũ của Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đã có rất nhiều Đảng viên bị xóa tên ra khỏi Đảng, hoặc cũng có thể là Đảng viên dự bị đã vi phạm tư cách nên học đã bị xóa tên. Vậy trình tự thủ tục xóa tên đảng viên khi họ vi phạm tư cách diễn ra như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011

Các trường hợp xóa tên đảng viên dự bị

Theo Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về trường hợp xóa tên viên như sau:

“Điều 8.

1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.

2. Các trường hợp trên nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét.

3. Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.”

Ngoài ra, tại Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Riêng với Đảng viên dự bị là khiển trách và cảnh cáo.

Như vậy, căn cứ vào Điều lệ Đảng cũng như các văn bản hướng dẫn thì việc xóa tên trong danh sách Đảng viên chỉ là một hình thức xử lý mà không phải là hình thức xử lý kỷ luật.

Đọc thêm:  Màn Hình Máy Tính Giá Rẻ ! Giảm Sốc Chào Hè chỉ từ 1 triệu !

Hướng dẫn việc xóa tên đảng viên

Theo mục 8 Quy định 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 quy định về thi hành điều lệ Đảng như sau:

“8. Điều 8: Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên

8.1. Xoá tên đảng viên.

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

8.2. Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên.

8.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.

8.2.2. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

8.2.3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.

8.2.4. Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.”

Theo đó, việc xóa tên đảng viên cũng tương tự như quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011. Tuy nhiên, tại Quy định 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 có bổ sung thêm một số trường hợp khác như:

Đọc thêm:  Trần Quốc Toản là ai? Bí ẩn về cái chết của Hoài Văn Hầu Trần

– Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên.

– Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên.

– Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Ngoài ra, Quy định này cũng hướng dẫn rõ quy trình khiếu nại của đảng viên khi bị xóa tên. Cụ thể là đảng viên bị xóa tên có thể khiếu nại trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên.

Thời hạn giải quyết khiếu nại về việc xóa tên đảng viên là không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Bên cạnh đó, Quy định này cũng nêu ra trường hợp không giải quyết khiếu nại khi xóa tên đảng viên.

Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách

Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách được quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, cụ thể như sau:

Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách

– Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.

– Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

– Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.

– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.

Xóa tên Đảng viên có phải là một hình thức xử lý kỷ luật?

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên được quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên bao gồm:

Đọc thêm:  Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh chuẩn nhất

Đối với tổ chức Đảng, các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

– Đối với đảng viên chính thức thì có các hình thức xử lý kỷ luật như sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Còn đối với đảng viên dự bị thì có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ vi phạm của từng Đảng viên. Cụ thể, căn cứ theo Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Tuy nhiên, đối Đảng viên dự bị chỉ có các hình thức xử lý kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo mà không bao gồm cách chức, khai trừ như Đảng viên chính thức.

Do đó, căn cứ vào vào Điều lệ của Đảng cũng như các văn bản hướng dẫn thì việc xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách Đảng không phải là một hình thức xử lý kỷ luật mà đó là một hình thức xử lý áp dụng đối với Đảng viên có những hành vi vi phạm mà buộc phải xóa tên ra khỏi danh sách Đảng viên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

  • Mẫu giấy nhận xét đảng viên nơi cư trú như thế nào?
  • Hướng dẫn viết lý lịch đảng viên mẫu 2-knđ dễ dàng
  • Năm 2022, đảng viên có được xăm hình?

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách” hoặc các dịch vụ khác như là kết hôn với người Nhật Bản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá bài viết