Văn bản > Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP BẮT BUỘC

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thông tư quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

b) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

c) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e) Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

g) Người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ thuộc các đối tượng quy định tại điểm c, d và đ khoản này.

2. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ Y tế.

3. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau đây gọi tắt là người lao động.

Chương II

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 3. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu.

1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp một lần

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

=

{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

+

{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.300.000 + (20 – 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 – 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = 15.225.600 (đồng).

– Mức trợ cấp một lần của ông A là:

16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng)

Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm 2017. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.

Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2016 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có 01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4 năm 2017 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng tại thời điểm tháng 8 năm 2017, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.300.000 + (20 – 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 2.831.400 = 1.415.700 (đồng)

(mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2017 của ông B là: 2,34 x 1.210.000 = 2.831.400 đồng)

– Mức trợ cấp một lần của ông B là:

16.250.000 + 1.415.700 = 17.665.700 (đồng)

Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 01 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.200.000 đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.

Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.210.000+ (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,5 x 3.200.000 + (10 – 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 (đồng)

– Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:

15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).

Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2016 là 3.200.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

5 x 1.210.000+ (20-5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.200.000 = 1.600.000 (đồng)

– Mức trợ cấp một lần của ông B là:

15.125.000 + 1.600.000 = 16.725.000 (đồng)

2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp hằng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong đó:

{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

Ví dụ 5: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.

Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,005 x 3.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).

Ví dụ 6: Ông M tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn lao động vào ngày 05 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 40%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông M thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

Đọc thêm:  8 app chuyển ảnh thành anime dành cho mangaka chân chính

0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 3.400.000 = 17.000 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

580.800 đồng/tháng + 17.000 đồng/tháng = 597.800 (đồng/tháng)

Ví dụ 7: Ông Q có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 với mức lương là 17.000.000 đồng/tháng. Có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Z từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 và với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng.

Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ông Q bị tai nạn lao động. Như vậy, Doanh nghiệp Z vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng 01 năm 2017 đối với ông Q và thời gian, tiền lương làm căn cứ để tính khoản trợ cấp tai nạn lao động theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ông Q như sau:

– Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động của ông Q chỉ được tính từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.

– Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của ông Q được xác định:

+ Là tổng tiền lương của tháng 12 năm 2016 tại Doanh nghiệp X và tiền lương của tháng 01 năm 2017 tại Doanh nghiệp Z nếu ông Q bị tại nạn lao động tại doanh nghiệp Z;

+ Là tiền lương của tháng 12/2016 tại Doanh nghiệp X nếu ông Q bị tai nạn lao động tại Doanh nghiệp X.

Ví dụ 8: Ông A giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y. Tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì Ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.

Ông A có 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 đồng/tháng.

– Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 + 509.200 = 1.090.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.

Ví dụ 9: Tháng 8 năm 2016, ông A đồng thời có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y. Ngày 20 tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.

Tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 đồng/tháng.

– Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 đồng/tháng + 67.000 đồng/tháng = 647.800 đồng/tháng.

Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.

3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

Ví dụ 10: Bà A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2016 là 2.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2017 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng.

4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.

Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.

Điều 4. Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát

1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

– Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại

Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

Mức trợ cấp một lần

Từ 5% đến 10%

Từ 10% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 11% đến 20%

4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến 30%

8 tháng lương cơ sở

Từ 11% đến 20%

Từ 20% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 21% đến 30%

4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến 30%

Từ 30% trở xuống

Không hưởng khoản trợ cấp mới

– Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

Ví dụ 11: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng. Tháng 3/2017, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 mức lương cơ sở.

Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 (đồng/tháng).

b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động

Mức trợ cấp hàng tháng

Nhóm 1: Từ 31% đến 40%

0,4 tháng lương cơ sở

Nhóm 2: Từ 41% đến 50%

0,6 tháng lương cơ sở

Nhóm 3: Từ 51% đến 60%

0,8 tháng lương cơ sở

Nhóm 4: Từ 61% đến 70%

1,0 tháng lương cơ sở

Nhóm 5: Từ 71% đến 80%

1,2 tháng lương cơ sở

Nhóm 6: Từ 81% đến 90%

1,4 tháng lương cơ sở

Nhóm 7: Từ 91% đến 100%

1,6 tháng lương cơ sở

2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó.

Ví dụ 12: Ông C bị tai nạn lao động tháng 8/2013 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 10/2016, do thương tật tái phát ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:

{5 x Lmin + (30 – 5) x 0,5 x Lmin} – {5 x Lmin + (20 – 5) x 0,5 x Lmin} =

= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) – (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =

= 5 x 1.210.000 đồng = 6.050.000 đồng

Trong đó:

– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.

Ví dụ 13: Ông P bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tính đến trước tháng bị tai nạn lao động, ông P có 10 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động là 3.500.000 đồng. Do thương tật tái phát, tháng 10/2018, ông P được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng. Ông P được hưởng mức trợ cấp hằng tháng tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp hàng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

=

{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin}

+

{0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

Trong đó:

– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

Đọc thêm:  Chạy ảo trở thành “hot trend” chẳng kém chạy thật - có gì mà hay ho

– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:

0,3 x Lmin + (32 – 31) x 0,02 x Lmin = 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin = 0,32 x 1.300.000 = 416.000 đồng

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là:

0,005 x L + (10 – 1) x 0,003 x L = 0,005 x L + 0,027 x L = 0,032 x L = 0,032 x 3.500.000 = 112.000 đồng

– Mức trợ cấp hằng tháng của ông P là:

416.000 đồng + 112.000 đồng = 528.000 đồng

3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng.

Ví dụ 14: Ông D bị tai nạn lao động tháng 9/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo số năm tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng là 112.000 đồng/tháng. Do thương tật tái phát, tháng 11/2018, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng.

Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp hàng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Trong đó:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:

0,3 x 1.300.000+ (45-31) x 0,02 x 1.300.000= 754.000 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng bằng 112.000 đồng/tháng.

– Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:

754.000 đồng + 112.000 đồng = 866.000 đồng

4. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.

5. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc bản sao có chứng thực Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.

d) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.

đ) Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.

e) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Điều 5. Giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã hưởng trợ cấp một lần hoặc hằng tháng mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới hoặc nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được giám định tổng hợp

1. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới thì tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó:

a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa hoặc tại tháng được cấp giấy xác nhận nhiễm HIV/AIDS.

b) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp được tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng và mức tiền lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này của lần bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp sau cùng.

Ví dụ 15: Bà K có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017 với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng. Ngày 09/7/2016 bà K bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động là 20%, bà K đã được hưởng chế độ tai nạn lao động một lần. Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 bà K có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z với mức lương là 4.000.000 đồng/tháng. Ngày 21/3/2017, Bà K tiếp tục bị tai nạn lao động và được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động tổng hợp là 27%.

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

5 x 1.210.000 + (27- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 19.360.000 đồng

– Mức trợ cấp tính theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: từ tháng 01/2015 đến tháng 02/2017 và từ tháng 01/2017 đến tháng 02 năm 2017 bằng 28 tháng. Do thời gian tham gia trùng từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017, nên thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 26 tháng bằng 2 năm 2 tháng

+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 15.000.000 đồng + 4.000.000 đồng = 19.000.000 đồng

+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

0,5 x 19.000.000 + (2-1) x 0,3 x 19.000.000 = 15.200.000 đồng

– Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

19.360.000 đồng + 15.200.000 đồng = 34.560.000 đồng

Ví dụ 16: Ông G bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Tháng 10/2016 ông G lại bị tai nạn lao động, được điều trị tại bệnh viện. Sau khi điều trị ổn định, tháng 11/2016 ông G ra viện và tháng 12/2016 ông được giám định tổng hợp tại Hội đồng giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp là 45%. Tính đến tháng 9/2016, ông G có 13 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9/2016 là 3.680.000 đồng. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng Giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp hằng tháng của ông G được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 1.210.000 + (45 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 701.800 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,005 x 3.680.000 + (13 – 1) x 0,003 x 3.680.000 = 150.880 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông G là:

701.800 đồng/tháng + 150.880 đồng/tháng = 852.680 (đồng/tháng)

Ví dụ 17: Ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015 với mức lương là 20.000.000 đồng/tháng. Ngày 01/3/2014 ông bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định tỷ lệ thương tật là 45%, được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng. Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Y với mức lương 24.200.000 đồng/tháng. Đồng thời, ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.

Ngày 01/12/2016, ông A bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 58%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông A được tính như sau:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 1.210.000 + (58-31) x 0,02 x 1.210.000= 1.016.400 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:

24.200.000 + 3.000.000 = 27.200.000 (đồng) lớn hơn 20 lần lương cơ sở nên chỉ được tính bằng 20 lần lương cơ sở = 24.200.000 đồng.

+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 11 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 11 năm 2016) = 45 tháng = 3 năm 09 tháng

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

0.005 x 24.200.000 + (3-1) x 0.003 x 24.200.000 = 266.200 đồng

– Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 (đồng/tháng)

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nhiều hợp đồng lao động, sau đó tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số lượng hợp đồng lao động ít hơn số lượng hợp đồng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần trước mà mức trợ cấp theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính theo Khoản 1 Điều này thấp hơn mức hiện hưởng thì giữ nguyên mức hiện hưởng.

Đọc thêm:  TẢI Bản đồ các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Mới Nhất 2023

Ví dụ 18: Trường hợp ông A nêu tại ví dụ 17, giả sử hợp đồng của Ông A với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.

Ngày 01/3/2018, ông A tiếp tục bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 70%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng của ông A được tính như sau:

– Mức trợ cấp hiện hưởng của Ông A là: 1.282.600 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

0,3 x 1.210.000 + (70-31) x 0,02 x 1.210.000= 1.306.800 (đồng/tháng)

– Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 26 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 02 năm 2018) = 60 tháng = 5 năm

+ Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 3.000.000 (đồng).

+ Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động mới là: 5 năm.

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

0.005 x 3.000.000 + (5 – 1) x 0.003 x 3.000.000 = 51.000 đồng

Như vậy mức trợ cấp mới tính theo số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đang hưởng, nên giữ nguyên như mức hiện hưởng là 266.200 đồng

– Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

1.306.800 + 266.200 = 1.573.000 (đồng)

3. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú hoặc trong trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện.

4. Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội; Bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng.

c) Biên bản điều tra tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

d) Bản sao có chứng thực Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

đ) Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.

e) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng; trường hợp lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước đó nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước.

g) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Điều 6. Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp.

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).

2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn

a) Tay giả;

b) Máng nhựa tay;

c) Chân giả;

d) Máng nhựa chân;

đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

g) Áo chỉnh hình;

h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

i) Nạng;

k) Máy trợ thính;

l) Lắp mắt giả;

m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;

n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.

Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.

3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần.

Điều 7. Cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội

a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đề nghị.

Điều 8. Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt

1. Đối với trường hợp người lao động sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ; nếu đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ.

2. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, khi kết thúc công việc với người sử dụng lao động này và trên đường đi tới địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động với người sử dung lao động khác mà bị tai nạn trên đường đi thì được xác định là tai nạn lao động. Đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.

4. Tai nạn do các yếu tố bệnh lý trong quá trình lao động thì căn cứ kết luận điều tra của Đoàn điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật để giải quyết chế độ đối với người lao động.

5. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo Khoản 4 Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện và đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết vướng mắc, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ghi, xác nhận quá trình đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trên sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu giải quyết./.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button