Saccarozo: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế

Saccarozo: Tính chất hóa học, Tính chất vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng

I. Cấu trúc phân tử

– Công thức phân tử: C12H22O11

– Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α – glucozơ và 1 gốc β – fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

– Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)

– Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm -CHO

II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

– Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC

– Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…

– Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…

III. Tính chất hóa học

Vì không có nhóm chức andehit (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.

Đọc thêm:  Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe - VnDoc.com

1. Tính chất của ancol đa chức

Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)

Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:

+ Đun nóng với dung dịch axit

+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người

IV. Ứng dụng và sản xuất

1. Ứng dụng

Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.

2. Sản xuất đường saccarozơ

Saccarozo được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.

V. Đồng phân của saccarozo (Mantozo)

1. Công thức phân tử

– Công thức phân tử C12H22O11.

– Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Tính chất hóa học

Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit.

– Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng – mantozơ màu xanh lam.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

– Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.

C12H22O11 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → 2Ag + NH4NO3 + C12H22O12

– Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ.

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

Đọc thêm:  Bảng hóa trị và bài ca hóa trị về hóa học[ Đầy Đủ, Dễ Nhớ]

3. Điều chế

– Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ anzim amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.

Bài viết gợi ý:

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button