Soạn văn 8 (hay nhất, ngắn gọn) | Ngữ văn 8 (sách mới)

Với soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng trang 10, 15 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).

Trả lời:

– Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình.

– Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người thanh niên trẻ tuổi trước giặc ngoại xâm.

Câu hỏi 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?

Trả lời:

Ngoài Trần Quốc Toản, em biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử là: Vừ A Dính, Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc,…

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra một hội nghị quan trọng.

– Quang cảnh:

+ Hai cây đa cổ thụ che kín cả một khúc sông.

+ Dưới bến, những thuyền lớn của các vương sư về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mui thuyền phất phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương.

– Không khí: Tưng bừng, khí thế, tráng lệ “những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm hoa”.

2. Theo dõi: Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện.

– Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

– Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

– Ta sẽ chiêu binh bãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

3. Theo dõi: Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?

– Bàn gì thì bàn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh chiêm thành hay chống cự lại mà thôi.

– Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam.

– Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây bàn đi bàn lại?

4. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

Khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép thì:

– Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn.

– Bị mời ra ngoài và có thể bị trị tội.

5. Theo dõi: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

– Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đứa trẻ cũng phải lo, huống chi cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu định bàn thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?

Đọc thêm:  Bài Hát Bảng Chữ Cái Tiếng Anh, Abc Bài Hát - Ep.edu.vn

6. Theo dõi: Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

– Thái độ của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời nói: bất bình, bức xúc, căm thù giặc khi nghe có người chủ hòa.

7. Đối chiếu: Cách nhà vua xử lí hành động có đúng như dự đoán của em không?

– Dự đoán: Hoài Văn bị lính vây bắt, bị đuổi ra ngoài và trị tội.

– Đối chiếu: Vua tha tội cho Hoài Văn, khuyên răn và cho Hoài Văn một quả cam.

=> Không giống như dự đoán của em.

8. Theo dõi: Tâm trạng của Hoài Văn.

– Hoài Văn vừa tức vừa hờn vừa tủi.

– Uất nhất là dám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản nói về Hoài Văn dù tuổi còn nhỏ, nhưng chàng đã ý thức được bổn phận của một đấng nam nhi thời loạn, ngay trong cả giấc mơ cũng mong được giết giặc giúp nước.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy tóm tắt nội dung văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

– Tóm tắt nội dung văn bản:

Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.

– Bối cảnh: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

Trả lời:

Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than là:

Đọc thêm:  Soạn bài Vượt thác | Ngắn nhất Soạn văn 6 - VietJack.com

– Nôn nóng khi các em họ “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua.

– Chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?

Trả lời:

– Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động khác thường:

+ Tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra ta chém!”.

+ Đỏ mặt bừng bừng quát lớn: “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”

+ Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần.

– Trần Quốc Toản có hành động như vậy bởi vì chàng nóng lòng cho việc nước. Quốc Toản hành động không e sợ chỉ để mong gặp được nhà vua và tâu lên ý kiến xin đánh. Cho thấy sự dũng cảm, lòng yêu nước bất diệt của chàng.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

Trả lời:

– Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí:

+ Vua gật đầu mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương.

+ Vua tha tội, khuyên Quốc Toản về quê chăm mẹ.

+ Vua ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

– Thái độ và cách xử lí đó cho thấy vua Thiệu Bảo là một người hiền từ, anh minh và sáng suốt.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

Trả lời:

Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện:

– Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

– Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

– Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

=> Tác dụng: Làm nổi bật lên con người Trần Quốc Toản – một người anh hùng nhỏ tuổi có lòng yêu nước bất diệt, sớm lòng lo việc nước và bất bình khi phải đứng ngoài cuộc họp của các vương hầu.

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện?

Trả lời:

– Khi đối thoại với đám quân Thánh Dực: khảng khái, oai phong.

– Khi đối thoại với chú Chiêu Thành Vương: Lễ phép, giải thích rõ ràng, thẳng thắn, biết lo việc nước. Quyết và gan dạ phản đối khi nghe có ý chủ hòa.

– Khi đối thoại với nhà vua: Nhiệt tình và dũng khí hét lên “Xin quan gia cho đánh”.

Đọc thêm:  Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 và cách phát âm cập nhật mới nhất 2023

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu ví dụ và cho biết tác dụng.

Trả lời:

Ví dụ cho thấy ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử:

– Ngôn ngữ người kể chuyện: hội sư, thuyền ngự, đại vương, đấng thiên tử,…

– Ngôn ngữ nhân vật: Quân pháp vô thân, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo,…

Tác dụng: Làm nổi bật khung cảnh cuộc hội họp trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai của nhà Trần. Thể hiện được tính cách của các nhân vật đặc biệt là nhân vật Trần Quốc Toản: Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.

Câu 8 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.

Trả lời:

– Chủ đề: Tình yêu nước, lòng trung quân ái quốc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

– Căn cứ vào nội dung văn bản để khái quát chủ đề của tác phẩm.

Bài tập (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Đoạn văn tham khảo

Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Thực hành tiếng Việt trang 16

  • Quang Trung đại phá quân Thanh

  • Thực hành tiếng Việt trang 24

  • Ta đi tới

  • Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button