“Giáo viên thời nay sợ phụ huynh, sợ cả học sinh” | Báo Dân trí

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao trước vụ việc một cô giáo tại Trường THPT Đội Cấn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) trực tiếp dùng kéo cắt tóc nữ sinh trong lớp học. Sức ép tứ bề của vụ việc khiến giáo viên này ngay lập tức lên tiếng nhận lỗi về hành vi của mình. Trước đó, cô giáo cũng đến nhà học sinh để xin lỗi gia đình.

Trước diễn biến sự việc, một số ý kiến bày tỏ sự thông cảm với người làm giáo dục, khi đang bị thử thách bởi vô vàn áp lực, đặc biệt là cái nhìn thiếu đồng cảm từ dư luận.

Giáo viên “co mình” trước áp lực của nghề

Cô Xuân Anh (giáo viên ở một trường cấp 3 tại Nam Định) trải lòng về những áp lực mà cô và các đồng nghiệp phải đối mặt mỗi ngày, khi thực tế nhiều phụ huynh truyền cho con tư tưởng có bố mẹ “chống lưng” nên nhiều học sinh không có tâm lý kính sợ thầy cô và khó dạy bảo.

“Phải đứng trên bục giảng mới hiểu được hết những áp lực mà một giáo viên đang phải gánh chịu. Phải đặt mình trong tình huống đấy mới biết giữ bình tĩnh khó đến mức nào!

Không có ai hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc sai lầm và giáo viên cũng vậy. Trong quá trình giảng dạy không tránh khỏi những lúc chúng tôi có sự mâu thuẫn với đồng nghiệp, học trò và phụ huynh học sinh”, cô Xuân Anh bộc bạch.

Đọc thêm:  Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác khi rời lăng của nhà thơ Viễn
Giáo viên thời nay sợ phụ huynh, sợ cả học sinh - 1

Áp lực đối với giáo viên ngày càng nhiều (Ảnh minh họa: L.T).

Giáo viên này tâm sự rằng giáo viên hiện nay đi dạy gặp rất nhiều “rủi ro”, chỉ cần “hơi đụng chạm” đến học sinh là mạng xã hội đã rần rần phán xử, kết tội giáo viên vi phạm nhân quyền, dù chưa rõ ngọn nguồn câu chuyện.

“Bới lông thì sẽ có vết, nhưng tôi nghĩ không nên vì một hành vi nóng nảy, thiếu kiềm chế trong tình huống ứng xử của một thầy cô đối với học trò mà phủ nhận tất cả những cái tốt trong họ.

Thời đại 4.0 hiện nay, cái gì cũng có thể đem ra chỉ trích, đe dọa. Nghề giáo đã không còn được coi trọng như trước nữa. Giáo viên thời nay sợ phụ huynh, sợ cả học sinh”, nữ giáo viên không khỏi chạnh lòng.

Cô Xuân Anh nói thêm rằng đã từng chứng kiến nhiều nhà giáo “co mình” lại do áp lực của công việc “gieo chữ, trồng người”.

Vì chính sự soi xét của phụ huynh, sự khắt khe của dư luận xã hội hay sự bất lực trước bộ phận học sinh cá biệt nhưng không thể uốn nắn khiến lòng người thầy “nguội lạnh”, lựa chọn chỉ làm tròn nghĩa vụ dạy chữ.

“Khi làm nghề, mong ước chung các thầy cô giáo là nhận được sự tin tưởng, thấu hiểu và đồng cảm của phụ huynh, gia đình và xã hội để vững tâm với nghề, cống hiến vì sự nghiệp trồng người.

Đọc thêm:  Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong Cảnh ngày xuân | Văn mẫu 9

Tôi hy vọng dư luận có thể nhìn nhận sự việc và đối xử với những người làm giáo dục bằng con mắt khách quan và khoan dung hơn”, nữ giáo viên bày tỏ.

“Đừng dồn thầy cô về phía góc bục giảng”

Theo quan điểm cá nhân của thầy Giang Thái (cựu giáo viên trường THPT chuyên Thái Bình), xét trên lĩnh vực dạy người, giáo viên vì cái sai của học sinh mà trực tiếp “giáo huấn” trước đám đông là không phù hợp, nhưng xét cho cùng cũng vì muốn dạy dỗ trẻ thật tốt.

“Bằng kinh nghiệm bản thân, tôi tin rằng hầu hết những thầy cô có tính cách mạnh mẽ, hành động đi kèm với lời nói là những người rất có trách nhiệm với công việc. Thẳm sâu trong tâm can họ, rất tâm huyết, yêu nghề, yêu trò chứ không phải là người ghét bỏ hoặc thù ghét gì học trò.

Vì rất có tâm với học sinh nên mới can thiệp vô những chuyện đó. Còn không thì chỉ như cái máy đến giờ lên bài, hiểu đâu kệ học sinh. Cuối tháng lãnh lương, cuối năm nhận bằng là chuẩn giáo viên”, thầy Thái nêu ý kiến.

Giáo viên thời nay sợ phụ huynh, sợ cả học sinh - 2

Phụ huynh, học sinh, mạng xã hội gây nhiều áp lực cho giáo viên (Ảnh minh họa: Big Stock).

Giáo viên này chia sẻ rằng, thực tế, những giáo viên dịu dàng và dễ dàng bỏ qua những hành động đi ngược lại với quy tắc nơi học đường của học trò để làm vừa lòng gia đình và học trò chưa hẳn là những người chuẩn mực.

Đọc thêm:  Cảm nhận thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

“Có một bộ phận thầy cô thích an phận, ngại va chạm và lựa chọn né tránh những tình huống sư phạm rắc rối và phó mặc cho học trò muốn sao cũng được miễn sao họ tránh phải vạ đến thân.

Hậu quả là quy chế nhà trường dễ bị coi thường, nề nếp học trò dễ bị buông lỏng kéo theo những hậu quả giáo dục khó lường. Tương lai thế hệ trẻ sẽ đi đến đâu nếu đội ngũ các thầy cô không nghiêm khắc”, thầy Thái nói.

Theo nhà giáo này, giáo dục đề cao sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt là sự tin tưởng và hợp tác giữa phụ huynh với các thầy cô để nâng cao hiệu quả sự nghiệp “trồng người”.

Với nhiều năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng đường, thầy Thái mong mỏi, dù là giáo viên, học sinh và phụ huynh khi ở vị trí nào, tình huống nào đều giữ gìn sự tôn trọng cơ bản giữa người với người.

Bởi lẽ “để cây tri thức thực sự phát triển, điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người”.

“Phê bình những hành vi thiếu chuẩn mực trong giáo dục là cần thiết, nhưng tôi mong dư luận đừng dồn các thầy cô về phía góc bục giảng, đẩy thầy cô trở nên vô cảm đến mức lảng tránh những tình huống vi phạm quy chế của học trò.

Vì chỉ khi người thầy được tin tưởng về năng lực, tâm huyết thì mới có thể dốc lòng giáo dục trò nên người”, thầy giáo nhắn nhủ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button