Sinh quyển là gì? – Luật Hoàng Phi

Khoa học Trái Đất chia thành các lĩnh vực thạch quyển, khí quyển, thủy quyền, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển để nghiên cứu về Trái Đất và hành tinh mà chúng ta đang sống. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ rõ nét về sinh quyển, giúp Quý vị làm sáng tỏ những câu hỏi như sinh quyền là gì? Vai trò của sinh quyền như thế nào?

Khái niệm sinh quyển

Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:

– Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển (22km).

– Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 11km), ở lục địa xuống tới lớp đáy của lớp vỏ phong hóa.

Tuy nhiên, sinh vật không phân bố đồng đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyền, phần thấp của khí quyền, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

Đặc điểm của sinh quyển

Thực vật là một thành viên quan trọng của sinh quyển. Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, khi Trái đất mới hình thành, thành phần chủ yếu của khí quyển lúc bấy giờ là CO2, hàm lượng oxy rất nhỏ. Mãi cho đến khi có thực vật xuất hiện, dưới tác dụng quang hợp của thực vật, oxy mới được sinh ra, làm cho con người đầy trí tuệ và các động vật lớn sống được. Theo ước tính, thực vật trên Trái đất có khoảng hơn 500.000 loài. Thực vật sống cùng nhau được gọi là thảm thực vật như: thảm cây rừng, thảm đồng cỏ, thảm hoang mạc,…

Đọc thêm:  Những phím tắt Photoshop giúp bạn thao tác nhanh hơn

Động vật trong sinh quyển phân bố rất rộng. Theo ước tính, động vật trên Trái đất có khoảng 1,5 triệu loài. Người ta chia động vật theo đặc điểm sinh thái của bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau thành động vật rừng, động vật đồng cỏ, động vật hoang mạc, động vật tài nguyên và động vật núi cao…

Sinh vật trên Trái đất đều có tính thích nghi mạnh mẽ, nhất là vi sinh vật, thích nghi mạnh và sinh sản nhanh. Thăm dò địa chất cho thấy rằng ở dưới sâu hàng trăm mét, thậm chí 1 cây số đều có vi khuẩn. Một số loài cá và sinh vật phù du bậc thấp có thể sống dưới biển ở độ sâu hơn chục km. Quá trình sống là quá trình sinh vật luôn luôn chuyển hóa năng lượng Mặt trời thành năng lượng hóa học. Than và dầu mỏ đều là xác sinh vật diễn biến tích đọng tạo nên. Phong hóa đá, hình thành đất đều không tách rời sự tham gia tích cực của sinh vật.

Sinh quyển của Trái đất đã có hàng tỉ năm phát triển mới hình thành nên một môi trường sống như hiện nay. Trong quá tình diễn biến lâu dài đó, luôn có sự tham gia của khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái đất. Do đó, sự hình thành sinh quyển là kết quả tiếp xúc nhau, thấm vào nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa khí quyển, thủy quyển và vỏ Trái đất.

Đọc thêm:  Chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Vai trò của sinh quyển

Sinh quyển cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại, các sinh vật sống muốn tồn tại cần phải thích nghi với khí hậu của sinh quyển. Sinh quyển cũng là nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy trên Trái Đất bởi trong hệ sinh thái đa dạng sinh học được phát triển mạnh mẽ.

Khu dự trữ sinh quyển thường là những khu vực an toàn để bảo vệ động vật và thực vật đồng thời giúp khôi phục lối sống truyền thống của các triều đại trong khu vực và bảo vệ dự đa dạng sinh học của khu vực đó. Sinh quyển bao gồm tất cả các loại sự sống cũng như bất kỳ quần xã sinh vật nào trên Trái Đất bởi vậy cấp cao nhất của tổ chức sinh thái chính là sinh quyển.

Sinh quyển mang đầy đủ những đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh, hỗ trợ kiểm soát sức khỏe của đất và nước (chu trình thủy văn) đồng thời kiểm soát cả thành phần khí quyển.

Sinh quyển là một vùng hẹp trên bề mặt Trái Đất nơi có sự giao thoa kết hợp giữa đất, nước và không khí vì vậy chỉ có ở vùng này sự sống mới có thể diễn ra. Đây chính là sự đóng góp mang ý nghĩa quan trọng của quần xã sinh vật đối với Trái Đất.

Một số khu dự trữ sinh quyển

– Trên thế giới:

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú và đa dạng, đã được UNESCO trao tặng danh hiệu. Đây chính là những khu vực hệ sinh thái trên cạn hoặc ở bờ biển có tác dụng thúc đẩy các giải pháp cân bằng việc bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới.

Đọc thêm:  Chụp và chỉnh sửa ảnh bằng Microsoft Word - TRẦN HƯNG ĐẠO

Một số khu dự trữ sinh quyển lớn trên thế giới là:

+ Công viên Quốc gia Pinnacles ở Mỹ. Đây là công viên quốc gia mới nhất ở vùng trung tâm California của Mỹ.

+ Vùng Dự trữ sinh quyển Patagonia – Chile. Có diện tích khoảng 660.000 ha nằm trên đỉnh núi Ranchland.

+ Công viên Quốc gia Wakhan – Afghanistan. Khu dự trữ sinh quyển này được xây dựng với sự trợ giúp của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York.

+ Khu Dự trữ sinh quyển Kimberlay – Australia. Đây là một khu bảo tồn với tổng diện tích lên tới gần 5 triệu ha.

+ Khu Dự trữ sinh quyển Hunsruck-Hochwald – Đức. Đây là một công viên tự nhiên mới nhất của châu Âu, là môi trường sống quan trọng của loài cò đen, hổ, báo và sư tử.

– Tại Việt Nam:

Khu Dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Với tổng diện tích là 71.370 ha, là khu vực rừng ngập mặn được phục hồi sau khi bị chất độc hoá học từ chiến tranh huỷ diệt.

Khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng là khu dự trữ liên tỉnh gồm dải ven biển rộng lớn Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển này là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Khu Dự trữ sinh quyển Langbiang được UNESCO công nhận vào năm 2015. Đây là một khu vực rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button