Sơ đồ tư duy bài Nhàn dễ nhớ, ngắn gọn – VietJack.com

Sơ đồ tư duy bài Nhàn dễ nhớ, ngắn gọn

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy bài Nhàn dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy bài Nhàn sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của Sơ đồ tư duy bài Nhàn.

A. Sơ đồ tư duy bài Nhàn

B. Tìm hiểu bài Nhàn

I. TÁC GIẢ

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) hiệu là Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình, hay Tuyết Giang phu tử.

– Thời đại: Ông sống gần trọn thế kỉ XVI, chứng kiến cảnh vua Lê chúa Trịnh, Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng Trong – Đàng Ngoài “nồi da nấu thịt”.

– Quê quán: Làng Trung Am, Vĩnh Lại, Hải Dương, nay thuộc Vĩnh Bảo – Hải Phòng.

– Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến, được hưởng một quá trình giáo dục đầy đủ và bài bản.

– Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại.

Con người: Học vấn uyên thâm, thanh cao, chính trực. Là người có uy tín và ảnh hưởng lớn đến thời đại.

+ Ông học giỏi nhưng mãi năm 44 tuổi mới đi thi hương và năm sau (1535) thì đỗ trạng nguyên ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm. Ông dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần không được bèn cáo quan về quê.

+ Ông mở trưởng dạy học, có nhiều người nổi tiếng và đều theo thầy về ở ẩn để lánh đục tìm trong như: Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ. Ông được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử.

II. TÁC PHẨM

1. Xuất xứ: Là bài số 73 – thuộc “Bạch Vân quốc ngữ” thi tập.

2. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

3. Bố cục: Đề, thực, luận, kết.

4. Giá trị nội dung

Quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên. Giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

5. Giá trị nghệ thuật

Chất trữ tình và triết lí sâu sắc; ngôn ngữ mộc mạc.

DÀN Ý PHÂN TÍCH

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (đôi nét về tiểu sử, tài năng, con người, sáng tác chính,… ).

– Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Nhàn” (xuất xứ, giá trị nội dung, nghệ thuật).

II. Thân bài

1. Hai câu đề

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thần dầu ai vui thú nào.

– Câu 1:

+ Nhàn là “một mai, một cuốc, một cần câu”, trở về với cuộc sống bình dị, chất phác của một “lão nông tri điền” biết đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn. Điệp từ “một” cho ta thấy tất cả đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng, toát lên dáng vẻ ung dung tự tại của con người.

+ Thủ pháp liệt kê: mai, cuốc, cần câu – những vật dụng gắn với cuộc sống vất vả của người nông dân đã đi vào trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm với cái thanh nhàn, cái thư thái riêng của con người tự tại.

– Câu 2:

+ Từ láy: thơ thẩn.

+ Cụm từ: Dầu ai vui thú nào – cuộc sống ung dung.

→ Một vị quan lớn triều đình lại tìm thấy được niềm vui từ chính cuộc sống bình dị của người lao động. Lối sống vui thú điền viên, an nhiên.

2. Hai câu thực

– Nguyễn Bỉnh Khiêm về với núi rừng quê hương là với tự nhiên, thuận theo tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn mình được an nhàn tự tại.

– Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ:

+ Ta dại ↔ Người khôn.

+ Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; “chốn lao xao” là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.

Đọc thêm:  Bài văn trình bày cảm xúc về lễ đón giao thừa quê em - Thủ thuật

– Như vậy lối sống của hai kiểu người “dại”, “khôn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập tới ở đây là cách nói ngược, thâm trầm đầy ý vị, vừa tự tin vừa pha chút hóm hỉnh. Sự dại khôn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm đều xuất phát từ trí tuệ, từ quan niệm, triết lí dân gian: ở hiền gặp lành, ở ác thì gặp ác.

Tiểu kết: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

3. Hai câu luận

– Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông.

– Món ăn dân dã: măng trúc, giá.

– Bốn mùa, mùa nào thức ấy. Đó đều là những sản vật hết sức dân dã, mang màu sắc thôn quê chứ không phải cao lương mĩ vị gì cả. Mỗi mùa có một thú riêng.

– Ngay cả đến sinh hoạt cũng thật thoải mái, tự nhiên: tắm hồ sen, tắm ao

– Phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng.

→ Một cuộc sống đạm bạc nhưng không khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, thanh nhàn, thanh cao. Đó là cuộc sống hòa hợp với tự nhiên.

4. Hai câu kết

– Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao.

– Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cốt cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

Tiểu kết: Thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thời đại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thời ông đang sống. Tấm lòng nặng tiên ưu của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Nội dung: Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi → giá trị nhân văn cao đẹp.

+ Nghệ thuật: Nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.

– Sự phá cách thể thơ Đường luật → Việt hóa thơ Đường.

– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.” ( Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD, 2006)

1/ Văn bản trên có chủ đề là gì?

2/ Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nhịp thơ đó?

3/ Xác định phép đối trong câu thơ 3 và 4? Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó?

4/ Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống đẹp trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

Trả lời:

1/ Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ Nhàn thể hiện được một cách sâu sắc cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống ẩn dật mà tác giả đã lựa chọn. Đó là quan niệm sống hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Đọc thêm:  Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên

2/ Nhịp thơ ở câu thơ 1 là 2/2/3. Hiệu quả nghệ thuật của nhịp thơ đó: Cho thấy cái chủ động, sẵn sàng, thanh thản của cụ Trạng Trình với cuộc sống điền dã và còn như có chút ngông ngạo trước thói đời.

3/ Phép đối trong câu thơ 3 và 4: Ta dại-Người khôn; tìm-đến; nơi vắng vẻ -chốn lao xao.

Hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó: Vừa để khẳng định sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả – chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn, không tranh giành, vừa thể hiện sắc thái trào lộng, mỉa mai đối với cách sống ham hố danh vọng, phú quý.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

-Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.

-Nội dung: Từ quan niệm, cách xử thế trong lối sống Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thí sinh suy nghĩ về lối sống đẹp trong cuộc sống hôm nay. Đó là lối sống hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên. Đó là sống và cống hiến, tránh xa những mưu toan, bon chen, giành giật lợi danh. Phê phán lối sống ích kỉ, sống vì tiền tài, danh vọng mà trở nên suy thoái đạo đức. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Bài phân tích

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn; sống cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.

Xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với 8 câu thơ Đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Với phép lặp “một” đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc. Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phong kiến ngày xưa nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Dù ngoài kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc để “an phận” với cuộc sống của mình hiện tại. Cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông” Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ta dạ, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tị và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” -“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.

Đọc thêm:  Top 30 Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài lòng. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá. Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phóng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.

Như vậy với tám câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách, ông xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ Đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 10 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày
  • Sơ đồ tư duy bài Ra-ma buộc tội
  • Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
  • Sơ đồ tư duy bài Tấm Cám
  • Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button