Cha con nghĩa nặng – Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – vietjack.me

I. Tác giả Cha con nghĩa nặng

Hồ Biểu Chánh - Tiểu thuyết gia tiền phong - Văn Chương Phương Nam

a. Tiểu sử

– Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên thật là Hồ Văn Trung.

– Ông sinh ra tại làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

– Xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

– Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

– Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

b. Sự nghiệp văn học

– Ông để lại di sản văn học không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu – phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch. Các tác phẩm tiêu biểu như Cha con nghĩa nặng, Cay đắng mùi đời, Một đóa hoa rừng, Tình anh em, Công chúa kén chồng,…

II. Nội dung tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích)Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích)Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích)

Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích)

III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Cha con nghĩa nặng

1. Bố cục tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Đọc thêm:  Bài thơ Việt Bắc - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 12

– Phần 1 (từ đầu … buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức

– Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con

– Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con

2. Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Tóm tắt Cha con nghĩa nặng (mẫu 1)

Đoạn trích Cha con nghĩa nặng kể lại sự việc Sửu bỏ đi sau khi lẻn về thăm con, thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức.

Tóm tắt Cha con nghĩa nặng (mẫu 2)

Đoạn trích được học kể lại sự việc thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả tình cha con nghĩa nặng. Nó thể hiện ở lương tâm, lời nói, cử chỉ của người cha và cả người con.

Tóm tắt Cha con nghĩa nặng hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Cha con nghĩa nặng (mẫu 3)

Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi… Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.

Đọc thêm:  Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế qua bài thơ Sang thu

3. Phương thức biểu đạt tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Tự sự, biểu cảm

4. Thể loại tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Tác phẩm Cha con nghĩa nặng thuộc thể loại: Tiểu thuyết

5. Ngôi kể

– Ngôi thứ 3

6. Giá trị nội dung tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo. Khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí muôn đời của nhân dân ta.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cha con nghĩa nặng

– Tạo tình huống căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại.

– Nghệ thuật kể truyện tự nhiên, hấp dẫn

– Ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ

IV. Dàn ý tác phẩm Cha con nghĩa nặng

1. Nhân vật Trần Văn Sửu

– Là một nông dân cần cù, chất phác, nhưng Sửu gặp phải người vợ thiếu chung thủy. Ông lỡ tay phạm vào tội giết vợ khiến gia đình tan nát, ông phải trốn đằng đẵng 11 năm trời.

– Trong những năm trốn chạy, ông Sửu không nguôi ân hận về việc làm của mình, đồng thời trĩu nặng nỗi nhớ thương con.

– Ông liều cải trang về gặp con, và phải đối diện với mâu thuẫn đau lòng: Tình cha thương con >< hạnh phúc của con.

+ Cuối cùng ông chấp nhận bỏ đi biệt xứ, chấp nhận mọi khổ đau, thậm chí tìm đến cái chết.

Đọc thêm:  Kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu (4 mẫu) Kể chuyện lớp 4 - Tuần 11

+ Khi gặp được con, ông hiểu rõ lòng con thương và hiểu cho mình, ông vẫn một mực đòi ra đi để giữ trọn hạnh phúc và yên ổn lâu dài cho con.

⇒ Là một con người bất hạnh, nhưng ông chính là tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người lao động bình dị, nhân hậu, chất phác, giàu tình cảm, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời, thậm chí cả mạng sống để bảo toàn cho hạnh phúc lâu dài của những đứa con.

2. Nhân vật Tí

– Được ông ngoại nuôi dạy nên người; mồ côi mẹ, cha trốn chạy, một đứa em bị chết.

→ Một cuộc đời côi cút, bơ vơ, rất đáng thương.

– Trước sự éo le của cuộc đời, Tí đã nhanh chóng giải tỏa mâu thuẫn bằng những hành động, ý nghĩ, lời nói thiết thực khá thông minh và sâu sắc:

+ Tí chạy theo cha, cứu được cha ra khỏi hành động tiêu cực

+ Khi gặp người cha xa cách mười năm, Tí đã ôm cha khóc hồi lâu khiến người cha vô cùng xúc động, hạnh phúc.

→ Làm vơi đi nỗi đau, an ủi người cha bất hạnh không nguôi khao khát được gặp mặt con…

+ Trong câu chuyện với cha, Tí đã từng bước giảng giải, thuyết phục được cha nghe theo mình để được chăm sóc cha.

⇒ Là một người con rất mực thương cha, đã sẵn sàng tạm gác hạnh phúc riêng để giải tỏa nỗi đau cho cha, chăm sóc, an ủi cha trong thử thách đầy khó khăn của cuộc đời.

3. Sơ đồ tư duy

Cha con nghĩa nặng

V. Một số đề văn bài Cha con nghĩa nặng

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button