Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô dễ nhớ, ngắn gọn – VietJack.com

Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô dễ nhớ, ngắn gọn

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Chiếu dời đô.

Bài giảng: Chiếu dời đô – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

A. Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô

B. Tìm hiểu bài Chiếu dời đô

I. Tác giả

– Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ

– Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công

+ Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ

+ Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

– Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước.

II. Tác phẩm

1. Thể loại: Chiếu

2. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.

3. Bố cục

– Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: những lí do, cơ sở của việc dời đô.

– Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: lí do chọn Đại La làm kinh đô

– Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

4. Giá trị nội dung

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

5. Giá trị nghệ thuật

– Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

– Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

– Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

– Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

III. Dàn ý bài phân tích

1. Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

– Nhắc lại lịch sử dời đô của các triều đại hưng thịnh ở Trung Quốc:

+ Nhà Thương: 5 lần dời đô; nhà Chu: 3 lần dời đô

+ Lí do dời đô của 2 nhà Thương, Chu: đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, …hễ thấy thuận tiện thì đổi.

+ Kết quả của việc dời đô: vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh

⇒ Những tấm gương sáng chứng minh dời đô là việc “thường niên” của các triều đại lịch sử.

– Phê phán hai nhà Đinh, Lê:

+ Khinh thường mệnh trời

+ Không biết noi theo các tấm gương sáng của 2 nhà Thương, Chu

+ Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân không thể phát triển được.

⇒ Những cơ sở thuyết phục để khẳng định dời đô là điều nên làm của các triều đại hưng thịnh, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhà Lí lúc bấy giờ đang rất cần một nơi hội tụ đầy đủ linh khí, sức mạnh đất trời để phát triển.

2. Những lợi thế bậc nhất của thành Đại La

– Thành Đại La có những lợi thế tuyệt vời mà khó nơi nào có được

+ Vị trí địa lý: ở vào nơi trung tâm trời đất, hợp cả 4 hướng nam, bắc, đông, tây, phía trước là sông phía sau được bao bọc bởi núi.

+ Thế đất: “rồng cuộn hổ ngồi”, được coi là thế đất đẹp, có tương lai phát triển thịnh vượng.

+ Địa thế: rộng rãi, bằng phẳng, đất cao, thoáng

+ Dân cư: không bị ảnh hưởng của thiên tai ngập lụt

Đọc thêm:  Nêu cảm nhận về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua

+ Phong cảnh: tốt tươi, tràn đầy sức sống

⇒ Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.

3. Thông báo quyết định dời đô

“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

Kết thúc bài chiếu, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của bậc vua chúa mà dùng giọng đối thoại nhẹ nhàng như một lời tâm sự:

+ Thể hiện tấm lòng đức độ, anh minh của Lý Thái Tổ, hết lòng trân trọng ý kiến của quần thần, cũng là của nhân dân, đặt nhân dân lên làm gốc để tiến hành các quyết định. + Cách đặt câu hỏi cuối bài đã làm cho bài chiếu trở nên khách quan, thấu tình đạt lý, giữ vững nguyên tắc trên vâng mệnh trời, dưới thuận ý dân, dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc, người nghe.

IV. Bài phân tích

Lí Công Uẩn (974-1028), hay còn gọi là Lí Thái Tổ – vị vua đầu tiên của triều Lí. Quê gốc ở châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, tài năng, lại có chí lớn khi còn làm quan dưới triều Lê từng lập được nhiều chiến công, khi lên ngôi vua lại trở thành vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. Trong suốt thời gian trị vì việc dời đô về Đại La là một trong những sự kiện tiêu biểu thể hiện tài năng và đức độ của Lí Công Uẩn. Chiếu dời đô viết năm 1010, là bài chiếu được đích thân Lí Thái Tổ viết nhằm công bố rộng rãi quyết định dời đô đến toàn thể nhân dân, với những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc được độc lập thống nhất và Tổ quốc đang trên đà lớn mạnh.

Chiếu còn gọi là chiếu thư, chiếu mệnh, chiếu chỉ, chiếu bản, là văn bản do vua ban bố mệnh lệnh cho mọi người. Mỗi bài chiếu thể hiện một tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước. Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy như hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ. Cũng không phải không khí tưng bừng rộn rã của cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại cáo. Đây là hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Nhưng nền thái bình ấy còn mong manh, nguy cơ giặc giã thôn tính Đại Việt chưa phải là hết. Đây là thời điểm dân tộc ta đã giành được chủ quyền, có núi sông riêng, chế độ riêng, nhưng các triều đại Đinh- Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cũng nhanh chóng tiêu vong. Nhà Lí thành lập, trọng trách nặng nề đè nặng trên đôi vai vương triều họ Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi, bảo tồn được thành quả của cha ông đã giành được? Làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường? Nỗi trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí Công Uẩn, và bài Chiếu đã ra đời. Hơn ai hết, ông hiểu rõ lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô.

Trước hết tác giả nêu lên những dẫn chứng, những cơ sở của việc dời đô từ Hoa Lư về kinh thành Đại La với những lý lẽ vô cùng sắc bén và thuyết phục. Ông nhận định rằng việc dời đô từ cổ chí kim luôn là việc cần thiết và thường xảy ra ở nhiều triều đại, đồng thời đưa ra dẫn chứng trong lịch sử của Trung Quốc cổ đại, rằng nhà Thương cũng từng 5 lần dời đô, nhà Chu cũng có 3 lần dời đô. Sau đó tác giả khéo léo chỉ ra mục đích của việc dời đô không phải là theo ý thích của bậc vua chúa, mà tất thảy cũng vì nhân dân, vì vận nước nên “muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, và đặc biệt việc dời đô vốn dĩ phải “trên vâng mệnh trời, dưới thuận ý dân”, chứ không phải thích là dời được. Để củng cố cho nhận định của mình về việc dời đô, Lý Công Uẩn tiếp tục đưa ra những lợi ích khi dời đô đó là “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Đồng thời cũng dẫn ra ví dụ về hai nhà Đinh, Lê “theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời”, cứ mãi đóng đô ở một chỗ, khiến cho “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Kết quả đáng tiếc này khiến cho nhà vua trăm bề đau xót, từ đó dẫn đến quyết định dời đô vì không muốn lặp lại vết xe đổ của những triều đại đi trước. Từ đó có thể nhận định việc dời đô về kinh thành Đại La trở thành một việc đúng đắn, chính nghĩa, bộc lộ tài năng, tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, cũng như tấm lòng thấu hiểu, lo lắng cho nhân dân. Đồng thời dời đô trong thời điểm này là một việc làm thiết yếu, hợp với thiên mệnh, thể hiện tinh thần độc lập, tự cường, sự lớn mạnh của Đại Việt. Sự phối hợp rất nhịp nhàng, tinh tế giữa cái lý và cái tình của tác giả, làm cho bài chiếu trở nên thuyết phục và linh hoạt chứ không hề khô khan cứng nhắc.

Đọc thêm:  Top 7 Bài văn cảm nhận tình cảnh của người nông dân trong Sống

Sau khi đưa ra cơ sở, cũng như những lý do chính đáng của việc dời đô thông qua việc soi chiếu lịch sử triều đại của cả Trung Quốc và Đại Việt. Nhà vua tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La bằng việc chỉ ra những lợi thế của kinh thành Đại La so với Hoa Lư về các phương diện lịch sử, địa lý, phong thủy, giao thương, dân cư, thiên nhiên. Về phương diện lịch sử đi ngược về khoảng thời gian hơn 100 năm về trước Lí Công Uẩn chỉ ra Hoa Lư đã từng là nơi mà Cao Vương, tức Cao Biền, một viên quan nhà Đường từng làm Đô hộ sứ Giao Châu (nước ta xưa) lựa chọn làm kinh đô. Chứng tỏ rằng nơi đây phải có những đặc điểm nổi trội hẳn so với những nơi khác để trở thành nơi đặt cơ quan đầu não cai trị của Cao Vương. Xét về phương diện địa lý, Hoa Lư lại là nơi “trung tâm trời đất”, “địa thế rộng mà bằng”, “đất đai cao và thoáng” vô cùng thuận lợi cho nhân dân an cư lạc nghiệp, cũng là nơi thích hợp phát triển cả về kinh tế, chính trị và văn hóa. Xét về phương diện phong thủy kinh thành Hoa Lư là nơi có “thế rồng cuộn, hổ ngồi”, “đúng ngôi nam bắc đông tây”, “tiện hướng nhìn sông dựa núi”, tất cả đều chỉ ra đây là một nơi có địa thế đẹp, nhận đủ mọi sự ưu ái của trời đất, là chỗ đắc địa muôn nơi mới có một, chính là lựa chọn chính xác nhất để làm kinh đô đế vương muôn đời. Bên cạnh đó xét về lợi ích của nhân dân thì chính nhờ vào những ưu điểm địa hình thế nên nhân dân không phải lo cảnh ngập lụt, dẫn tới việc canh nông thuận lợi, cây cối tốt tươi, vô cùng có ích cho việc phát triển kinh tế đất nước. Đối với việc giao thương, vì Hoa Lư là nơi “trung tâm trời đất”, “là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, thế nên chắc chắn giao thông thuận lợi, dời đô về đây việc quản lí đất nước và ngoại giao, buôn bán cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Một lý do nữa mà Lí Công Uẩn quyết định dời đô thì Hoa Lư về Đại La là bởi, xét tình hình hiện tại đất nước đã bước vào nền độc lập, tự chủ gần 100 năm, trước kia vì Đại Việt còn non yếu, lại luôn phải chịu sự xâm lược từ phương Bắc. Vậy nên đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình hiểm trở, núi non bao bọc, trở thành một trận tuyến vững chắc giúp ta chống lại kẻ thù bằng lối đánh du kích, lấy ít địch nhiều. Tuy nhiên đến thời Lí Thái Tổ, đất nước ngày càng phát triển, quân đội hùng mạnh việc đóng đô ở Hoa Lư không còn thích hợp nữa, dời đô về Đại La chính là sự khẳng định cho ý chí độc lập tự cường của dân tộc, quân dân Đại Việt ta ngày nay đã lớn mạnh sẵn sàng chống lại mọi sự xâm lược mà không cần phải dựa vào địa hình núi non hiểm trở như trước kia nữa. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói đây là một mảnh đất lý tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng thịnh. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa.

Đọc thêm:  Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân - Thủ thuật

Kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không lấy uy quyền của vua chúa để ban bố mệnh lệnh mà lại đặt ra câu hỏi: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của bậc vua chúa mà dùng giọng đối thoại nhẹ nhàng như một lời tâm tình. Câu hỏi tu từ này thể hiện thái độ tôn trọng của người đứng đầu đất nước đối với triều đình phong kiến đương thời. Có thể coi đây là yếu tố dân chủ tiến bộ trong tư tưởng của Lí Thái Tổ. Điều đó thể hiện tấm lòng đức độ, anh minh của Lí Thái Tổ, dù là bậc cửu ngũ chí tôn nhưng vẫn hết lòng trân trọng ý kiến của quần thần, cũng là của nhân dân, đặt nhân dân lên làm gốc để tiến hành các quyết định. Đồng thời cũng bộc lộ mong muốn của Lí Thái Tổ về một đất nước vua tôi đồng lòng, đạt được sự thống nhất, thuận tình trong nhân dân. Có thể nói rằng cách đặt câu hỏi cuối bài đã làm cho bài chiếu trở nên khách quan, thấu tình đạt lý, giữ vững nguyên tắc trên vâng mệnh trời, dưới thuận ý dân, dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc, người nghe.

Chiếu dời đô là một áng văn chính luận đặc sắc phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập thống nhất, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết một lòng, đồng thời cũng thể hiện sự anh minh, sáng suốt, tài năng và đức độ của Lí Công Uẩn trong quá trình trị vì đất nước. Tác phẩm thành công không chỉ nằm ở việc chứa giá trị nội dung sâu sắc mà còn nằm ở nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục, lối viết kết hợp hài hòa giữa cái lý và tình.

Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, … Họ là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

V. Một số lời bình về tác phẩm

1. Lý Thái Tổ đã tỏ ý chí muốn xây dựng đất nước một cách quy mô và phát huy quyền lực của chính quyền trung ương. Mà như vậy thì Chiếu dời đô cũng phát biểu được nguyện vọng của nhân dân về một đất nước độc lập và thống nhất. Và Chiếu dời đô trong khi phản ánh chí lớn của Lý Thái Tổ thì lại cũng phản ánh khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

(Đinh Gia Khánh)

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 8 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng
  • Sơ đồ tư duy bài thơ Đi đường
  • Sơ đồ tư duy bài Hịch tướng sĩ
  • Sơ đồ tư duy bài Nước Đại Việt ta

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:

  • Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
  • Mục lục Văn biểu cảm
  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn nghị luận

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button