Sơ đồ tư duy Cố hương dễ nhớ, ngắn gọn – VietJack.com

Sơ đồ tư duy Cố hương dễ nhớ, ngắn gọn

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Cố hương dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Cố hương sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của Cố hương.

A. Sơ đồ tư duy Cố hương

Bài giảng: Cố hương – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tìm hiểu Cố hương

I. Tác giả

– Lỗ Tấn (1881-1936) quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc . Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc, để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình.

– Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc: nghề hàng hải, khai mỏ rồi chuyển sang nghề y. Đang học nghành y ở Nhật, một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật. Ông giật mình nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa. Con đường gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc.

– Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện , Cố hương…

II. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ:

“Cố hương” là truyện ngắn tiêu biểu trích trong tập “Gào thét”.

3. Tóm tắt tác phẩm

Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bần. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai.

4. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: (Từ đầu đến… làm ăn sinh sống): Nhân vật tôi trên đường về quê.

– Phần 2: (Tiếp theo đến… sạch trơn như quét): Nhân vật tôi những ngày ở quê.

– Phần 3: (Còn lại): Nhân vật tôi trên đường xa quê.

5. Giá trị nội dung

Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

6. Giá trị nghệ thuật

– Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm

1. Tôi trong ngày về quê

– Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải li hương. Khung cảnh cắt nghĩa tâm trạng, báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.

2. Tôi trong ngày ở quê

– Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ – tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ – Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê.

– Tâm trạng nhà văn khi trở về quê cũ: thấy cảnh tiêu điều, tàn tạ của quê hương, khác xa so với quê hương trong kí ức đẹp đẽ của nhà văn.

– Sự tàn tạ của quê hương được thể hiện qua sự thay đổi của Nhuận Thổ:

Đọc thêm:  Ngọn lửa tình người thắp lên giữa đêm đen cuộc sống cảm nhận Vợ

+ Sự thay đổi ở ngoại hình: Nhuận Thổ xưa và nay; xưa: nhanh nhẹn, trang phục đẹp, hiểu biết nhiều >< nay: rách, nghèo khổ

+ Sự thay đổi ở tính cách: hành vi, lời nói thể hiện sự thay đổi của Nhuận Thổ.

– Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kị, bần tiện và nhu nhược, thiếu sức sống là do chính sách cai trị hà khắc và cuộc sống khó khăn.

3. Tôi trong ngày xa quê

– Không còn chút vương vấn quê cũ.

– Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh – con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai.

4. Hình tượng con đường

– Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo.

– Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lí làm gì có đường? Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

IV. Bài phân tích

Hình ảnh quê hương đã in dấu lại trong sáng tác của rất nhiều những nghệ sĩ trong đó có Lỗ Tấn. Nhắc đến ông là nhắc đến một nhà văn nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn phải kể đến: “AQ chính truyện”, “Thuốc”, “Nhật kí của một người điên”,… và sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương”.

Truyện ngắn này được Lỗ Tấn sáng tác vào năm 1923, nằm trong tập “Gào thét”. Nhan đề “Cố hương” có nghĩa là quê cũ, nơi mình đã sinh ra và lớn lên nhưng hiện tại mình không ở đó nữa. Truyện kể về việc nhân vật “tôi” trở về quê hương sau hơn hai mươi năm xa quê. Cảnh vật làng quê trở nên tiêu điều, hoang vắng chứ không còn là một làng quê tươi đẹp đến nỗi không có hình ảnh ngôn ngữ nào có thể diễn tả được như trong trí nhớ của nhân vật. “Tôi” về quê lần này với mục đích nhằm đưa gia đình đến nơi đất khách để làm ăn, sinh sống. Mang trong mình nỗi buồn thương, xót xa, nhân vật “tôi” ra đi với mong ước cuộc sống của làng quê mình sẽ tốt đẹp hơn.

Trong khoảng thời gian 20 năm xa cách thì nhân vật “tôi” lúc này về thăm quê hương. Dấu hiệu đầu tiên của sự tàn tạ làm lòng tôi se lại là những “thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” mà tác giả (nhân vật tôi) quan sát được ở ven sông. Đó không phải là hình ảnh về quê hương mà người viết mong chờ và hồi hộp biết bao sau hơn hai mươi năm trở lại. Quê hương trong thực tế khác xa cái quê hương mà “tôi” có trong lòng, có trong kí ức. Cái hôm nay không giống cái hôm qua Làng cũ tôi đẹp hơn kia!. Vậy phải chăng cảm giác đầu tiên khi trở về làng này là một ngộ nhận, một cảm tính chủ quan vì lòng mình vốn đã không vui hoặc sự thê lương cũng không đến nỗi như mình lầm tưởng? Cảnh hiu quạnh khi bước chân đặt đến cổng nhà gieo thêm cái lạnh, cái buồn về sự tan hoang, thưa vắng. Nhà cửa, chòm xóm chắc hai chục năm về trước còn ấm áp đông vui, nhưng giờ thì nhiều gia đình đã dời đi, nay đã thành trống trải. Nhiều nhà khác đã ra đi, gia đình “tôi” cũng sắp sửa ra đi. Nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói nhà mình giống như một ngôi nhà vô chủ từ lâu, vậy nên “không đổi chủ không được”, điều ấy tất nhiên, không khác gì những ngôi nhà trước đó. Đồ đạc trong ngôi nhà của tôi gần như bị quên lãng và nào có gì nhiều. Ấy thế mà biết tin, xóm giềng họ tộc đến hỏi thăm không ít. Động cơ không hoàn toàn chỉ là trong sáng, thể hiện ở cái không khí xô bồ không phân biệt được người ngay, kẻ gian vì khách khứa thì nhiều, trong đó có kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc, cũng có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc. Vì vậy khi con thuyền của gia đình tôi rời bến lên đường thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều đã được mang đi “sạch trơn như quét”. Nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói không gì khác là mất mùa, thuế má… Một gia đình như gia đình Nhuận Thổ đông con, tuy đứa bé nhất có thể lao động cũng đã giúp được việc rồi vẫn chẳng đủ ăn vì tai hoạ, vì sự sách nhiễu của bộ máy tham ô “chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”.

Đọc thêm:  Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích Hay Nhất (59 mẫu) - VnDoc.com

Không chỉ cảnh quê thay đổi mà con người giờ đây cũng đổi khác. Một Nhuận Thổ hôm nay hoàn toàn không giống với Nhuận Thổ năm xưa. Còn đâu khuôn mặt ngày nào tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Thay cho gương mặt rạng rỡ, hăm hở vào đời ngày đó là một cái gì thật tàn héo xác xơ Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm”, chiếc mũ trên đầu rách bươm, chiếc áo bông mặc mùa lạnh trên người thì “mỏng dính”. Đặc biệt là hai bàn tay trước kia hồng hào, lanh lẹn, mập mạp nay chỉ còn hai bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông. Nếu chỉ là dấu vết của tuổi già, một cái gì vô cảm thì tại sao khuôn mặt Nhuận Thổ khi gặp người mà chính anh mong nhớ, đợi chờ lại “vừa hớn hở vừa thê lương”. Cái gì đó nhấn con người đói nghèo nhưng lương thiện ấy xuống tận bùn đen, gương mặt vui tươi ngày trước trở thành mụ mẫm đần độn đi nếu không phải là do bao nhiêu tệ nạn: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ. Nói đến tệ nạn và các thế lực áp bức này thông qua một nạn nhân của nó, sức tố cáo của ngòi bút hiện thực mạnh mẽ, dữ dội biết chừng nào? Nhân vật thím Hai Dương, nàng Tây Thi đậu phụ có lẽ là đại diện cho số đông có những biểu hiện lưu manh hoá. Ra vẻ tức giận tôi giàu mà keo kiệt vì không chịu cho không những thứ đồ gỗ hư hỏng, mụ quay gót thong thả đi ra rồi tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng. Hoặc một lần khác mụ “đứng cạnh đống tro, moi ra hơn mười chiếc, cả bát lẫn đĩa” rồi đổ cho Nhuận Thổ có ý gian lén lút vùi vào. Đứa trẻ nhỏ nhất bây giờ, đứa con thứ năm của Nhuận Thổ cũng không giống bố nó hai chục năm về trước, hoặc chỉ như một phiên bản đáng buồn vì gương mặt thì nó giống hệt anh “chỉ có điều vàng vọt, gầy còm hơn một tí, và cổ không đeo vòng bạc mà thôi”. Rõ ràng bằng óc quan sát có sự đối chiếu làm nổi bật sự đổi thay, nhất là bằng phương thức miêu tả nói ít mà gợi nhiều, phác hoạ cái bên ngoài mà nói được bao điều sâu sắc bên trong hoặc điển hình hoá một chân dung, một tính cách nhân vật.

Quê hương đẹp đẽ của nhân vật “tôi” chỉ còn đọng lại trong kí ức nên khi rời đi, nhân vật này “không chút lưu luyến”. Nhân vật “tôi” chỉ cảm thấy xung quanh là “bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt”. Ngột ngạt bởi cảnh vật làng quê hiu hắt, tiêu điều và sự thay đổi tiêu cực của con người. Họ trở nên tàn tạ, nghèo khổ, đần độn, ngoa ngoắt và vụ lợi. Có người đến để đưa chân, nhưng cũng có người đến để lấy đồ đạc. Họ lấy tất cả những đồ đạc trong ngôi nhà cũ, “hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như tuyết”. Nằm nghe nước vỗ vào mạn thuyền, nhân vật “tôi” mong ước cho Thủy Sinh và Hoàng không bị cách bức nhau như mình và Nhuận Thổ. Đồng thời “tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác”. Bọn trẻ phải sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

Đọc thêm:  Tổng hợp 100 mẫu khung viền đẹp trong word, powerpoint, mẫu

Tác giả đã khép lại “Cố hương” bằng hình ảnh con đường giàu ý nghĩa biểu tượng. Đây không chỉ là con đường đi thường ngày mà còn là con đường hướng con người đến cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc hơn ở tương lai. Nhân vật “tôi” đã khẳng định: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường không có sẵn trong tự nhiên mà do chính con người tạo nên. “Tôi” luôn có niềm tin vào con đường mới sẽ giúp con người có một cuộc sống tự do, no ấm, đầy đủ hơn. Tình yêu quê hương mãnh liệt của nhân vật “tôi” được thể hiện qua niềm tin vào sự đổi thay của làng quê và con người theo hướng tích cực. Đó cũng là tư tưởng nhân đạo mà Lỗ Tấn kí thác trong tác phẩm của mình.

Truyện đã sử dụng linh hoạt những thủ pháp nghệ thuật như hiện tại, hồi ức, đối chiếu và xen kẽ nhau tạo nên một mạch truyện liên kết chặt chẽ. Bằng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, nhà văn đã khắc họa được những nhân vật một cách rõ nét, sinh động và chân thực. Việc sử dụng hình ảnh biểu tượng và các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự thành công của tác phẩm.

Tác phẩm “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn chứa đựng hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Và quê hương đó ngày càng một phát triển cũng như để sánh vai với các cường quốc năm châu. Mai sau này cho dù có đi xa trên khắp nẻo đường thì hình ảnh quê hương sẽ mãi hiện hữu và làm đắm say níu giữ bước chân ta tìm về.

V. Một số lời bình về tác phẩm

1. “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

(Quách Mạc Nhược )

2. Truyện “Cố hương” như chìm ngập trong kí ức và suy ngẫm: hồi ức về quê hương, về Nhuận Thổ, về ngày giỗ tổ linh đình. Tác giả dành những từ đẹp đẽ để nói về quá khứ: “Cảnh tượng thần tiên, kì dị”. Sự đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất: Dòng họ xưa đông đúc mà nay đã chia tan. Ngôi nhà xưa đẹp đẽ mà nay cỏ tranh đã mọc trên mái. Người xưa cho rằng con cái có hiếu là không được bán đi gia sản của cha ông để lại, thế mà nay phải bán nhà. Nhuận Thổ xưa kia đẹp thế mà nay đã già lão, đần độn thế này… Sự đối chiếu ấy đã gợi ra bao nhiêu là cảm xúc! Nhà văn còn đối chiếu giữa hiện tại và tương lai, thế hệ già và thế hệ trẻ mai sau. Nhà văn cũng đối chiếu Nhuận Thổ và chị Hai Dương, rồi “tôi” và Nhuận Thổ. Nếu nói nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật sáng tạo những tương phản, đối chiếu thì truyện “Cố hương” đã có bao nhiêu là tương phản để gợi ra bao vấn đề.

(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn)

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 9 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy Chiếc lược ngà
  • Sơ đồ tư duy Những đứa trẻ
  • Sơ đồ tư duy Phong cách Hồ Chí Minh
  • Sơ đồ tư duy Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • Sơ đồ tư duy Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn tự sự
  • Mục lục Văn nghị luận xã hội
  • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
  • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button