Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng dễ nhớ, ngắn gọn – VietJack.com

Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng dễ nhớ, ngắn gọn

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài thơ Ngắm Trăng.

Bài giảng: Ngắm trăng – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

A. Sơ đồ tư duy bài thơ Ngắm Trăng

B. Tìm hiểu bài thơ Ngắm Trăng

I. Tác giả

– Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

– Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

II. Tác phẩm

1.Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

2.Xuất xứ

Ngắm trăng là bài thơ số 21 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác.

3.Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

4.Bố cục: 2 phần

– Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

– Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù và trăng

5.Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

6. Giá trị nghệ thuật

-Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

-Hình ảnh thơ trong sáng, đep đẽ.

-Ngôn ngữ lãng mạn.

-Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

III. Dàn ý bài phân tích

1. Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ (2 câu thơ đầu)

– Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.

– Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:

+ Thời gian: nửa đêm

+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích

+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)

⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.

– Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:

+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.

+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.

2. Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác (2 câu sau)

– Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:

Đọc thêm:  Top 10 Bài văn tả hoa dướng dương hay nhất - Toplist.vn

+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.

+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.

– Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng:

+ Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. Phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích.

+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.

⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp.

IV. Bài phân tích

Trăng là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, trăng là người bạn tâm tình; trăng là đề tài của hội họa và âm nhạc. Trong thơ văn từ xưa đến nay, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài như thế.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải đi gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây bị đày đọa hơn một năm trời. Thời gian này người đã viết Nhật kí trong tù gồm 113 bài. Bài thơ Ngắm trăng được trích từ tập thơ này. Bài thơ ghi lại cảnh ngắm trăng trong tù từ đó nói lên tình yêu trăng yêu thiên nhiên mong muốn được hòa mình vào trong thiên nhiên cảnh vật của người tù cách mạng.

Thi nhân xưa khi thưởng trăng thường là tâm trạng thanh thản, thoải mái, trong cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Khi ngắm trăng, thi nhân thường có hoa, rượu để cuộc thưởng trăng thêm vui vẻ, mĩ mãn. Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù. Trong tù thì thiếu thốn biết bao nhiêu là thứ nào là cơm, nước, quần áo, chăn màn nhất là trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì cái thiếu thốn ấy lại càng được tăng lên gấp bội khi giam cầm một nhà chính trị một nhà cách mạng. Nhưng đối với Hồ Chí Minh thì những thứ thiếu thốn lại là “rượu” và “hoa” phải chăng bởi đó là những thứ không thể thiếu khi người thi nhân ngắm trăng ngắm vẻ đẹp của chị Hằng. Bởi khi có rượu có hoa thì mới đủ thi vị ngắm trăng, khi đó người thi sĩ sẽ không còn cảm thấy cô đơn với thiên nhiên nữa. Trong tù thiếu thốn là thế nhưng tác giả kể với một tâm trạng hoàn toàn vui vẻ chấp nhận mọi thiếu thốn hoàn cảnh. Theo lẽ thường thì khi bị nhốt trong tù thì con người ta sẽ thường ngột ngạt khó chịu và thơ viết muộn phiền cả ngày. Nhưng đối với tâm hồn yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh thì hoàn toàn khác. Trong tâm trí của người lúc nào cũng yêu thiên nhiên muốn ra ngoài làm bạn với thiên nhiên nhưng tâm trạng nhà thơ không giống như Tố Hữu bức bối khi nhìn thấy thiên nhiên:

Đọc thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt hay nhất

“Ngột làm sao chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu”

Hồ Chí Minh đã quên đi cái thân phận của người tù, đã quên đi tất cả những cơ cực của nhà tù để đón nhận thiên nhiên đón nhận vẻ đẹp của ánh trăng đón nhận một đêm trăng đẹp với tư cách một thi nhân hơn nữa là một thi gia.

Vẫn tâm trạng đó được nhuốm màu sang câu thơ tiếp theo:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Dịch thơ:

(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Trước cảnh trăng đẹp như đêm nay mà không có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với người bạn tri âm ấy thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bối rối trong lòng (nguyên tác câu thơ: “Đôi thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là: Trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?). Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. Vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Thế là mặc thiếu thốn vật chất “không rượu cũng không hoa” mặc không gian chật hẹp của nhà tù mặc cho song sắt ngoài cửa sổ hai tâm hồn đó hòa nhập vào nhau thả hồn cho nhau và Bác gửi gắm vào đó khát vọng tự do và người tù nhắm trăng với một tâm thế vượt ngục:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng ong khích khán thi gia

Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Tâm hồn nhà thơ đã vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hoà cùng trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần. Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia). Cả hai đều thanh thản, ung dung vượt qua song sắt, chiến thắng ngục tù đến với nhau bằng sức mạnh của tình yêu – yêu ánh sáng, cái đẹp và tự do. Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.

Đọc thêm:  Mẫu giấy viết bài thu hoạch chính trị hè năm 2022 - Download.vn

Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.

Nghệ thuật trong bài Ngắm trăng của Bác giống như các cuộc ngắm trăng khác trong những bài thơ bác viết khi chịu cảnh tù đày. Song có thể nói mỗi bài thơ Bác viết lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng, trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp. Nói chung trong tất cả những bài thơ này Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ luôn mở rộng lòng để giao hòa cùng với thiên nhiên.

Bài thơ Ngắm trăng là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho hai câu thơ mà Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật ký trong tù: Thân thể ở trong lao, Tình thần ở ngoài lao. Giữa bao bài thơ trăng của Bác, bài Ngắm trăng có vẻ đẹp giản dị và khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn mà hàm chứa ý nghĩa tuyệt vời sâu sắc về tâm hồn, đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người chân chính.

V. Một số lời bình về tác phẩm

1. Từ bóng tối nhà lao (hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài, và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đưa ánh trăng tỏa sáng tỏa sáng vào trong tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất.

(Nguyễn Đăng Mạnh)

2. Hai câu đầu của cả hai câu là người và trăng (nhân- nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Tất cả đã dựng lên một không gian, cảnh sắc, người và vật thật rõ ràng. Dường như người tù đã quên đi cảm giác giam cầm, để tâm hồn bay bổng, siêu thoát, vượt khỏi chốn ngục tù.

(Lê Lưu Oanh)

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 8 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy bài thơ Đi đường
  • Sơ đồ tư duy bài Chiếu dời đô
  • Sơ đồ tư duy bài Hịch tướng sĩ
  • Sơ đồ tư duy bài Nước Đại Việt ta

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:

  • Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
  • Mục lục Văn biểu cảm
  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn nghị luận

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button