Sơ đồ tư duy Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê dễ nhớ, hay nhất

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

A. Sơ đồ tư duy Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

B. Tìm hiểu bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

I. Tác giả

– Hạ Tri Chương (659 – 744) tên tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

– Cuộc đời:

+ Ông đỗ tiến sĩ năm 695.

+ Sau đó ông rời quê hương đến sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể.

+ Đến khi về già, ông xin từ quan về quê làm đạo sĩ – lúc ông rời đi vua có làm thơ ban tặng, các quan lại và hoàng tử đều đến đưa tiễn.

– Con người:

+ Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch, thường gọi Lí Bạch là “trích tiên” (tiên bị đày).

+ Ông thích uống rượu, tính tình hào phóng, được mọi người yêu quý, kính trọng.

– Sự nghiệp văn chương:

+ Ông có sở thích làm thơ.

+ Ông để lại cho đời 20 bài thơ, trong đó bài thơ Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất.

II. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại

– Bản gốc do Hạ Tri Chương sáng tác được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều được viết bằng thể thơ lục bát.

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Sau hơn 50 năm sống và cống hiến cho đất nước ở kinh đô Trường An, Hạ Tri Chương quyết định từ quan trở về quê nhà. Năm 744, ông về đến quê nhà khi đã 86 tuổi. Vô cùng xúc động, nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ nổi tiếng Hồi hương ngẫu thư.

– Hồi hương ngẫu thư là tên chung của những bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác lúc trở về quê nhà. Bài thơ được in trong sách giáo khoa là bài Hồi hương ngẫu thư số 1.

3. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (hai câu thơ đầu): Tình yêu quê hương của tác giả.

– Phần 2: (hai câu còn lại): Tâm trạng của tác giả khi về thăm quê.

4. Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

5. Giá trị nghệ thuật

– Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi.

– Phép đối.

– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm

1. Hai câu thơ đầu: Hoàn cảnh và tình yêu quê hương của tác giả

– Câu thơ 1: Nhà thơ sử dụng các hình ảnh đối:

+ Tiểu (nhỏ, trẻ) – lão – (lớn, già)

+ li (rời đi, rời xa) – hồi (trở về, trở lại)

→ Cặp từ đối đã tạo nên sự đăng đối, nhịp nhàng trong câu thơ. Đồng thời, kể ra được tình huống cảm động của nhà thơ: rời đi quê hương để xây nghiệp lớn từ khi còn rất trẻ, đến khi trở về quê được thì đã rất già rồi.

Đọc thêm:  TOP 25 bài Nghị luận về lòng tự trọng siêu hay - Download.vn

→ Khoảng thời gian tác giả phải xa quê hương mình là rất lâu, nó dài gần bằng cả một đời người. Chính vì thế, giây phút được đặt chân lại trên mảnh đất quê hương trở nên thiêng liêng, cảm động hơn bao giờ hết.

– Câu thơ 2: Bức chân dung tự họa về mình của nhà thơ:

+ Hương âm vô cải – giọng nói quê hương vẫn thế, không có gì thay đổi.

+ Mấn mao tồi – tóc mai đã rụng rồi.

→ Cả 2 hình ảnh này đều mang ý nghĩa tượng trưng:

+ Giọng nói tượng trưng cho những hình ảnh, dấu vết, tình cảm cho quê hương của tác giả – dù nhiều năm như vậy cũng không phai mờ – chỉ nội tâm nhân vật trữ tình.

+ Tóc mai rụng là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển dời của thời gian, ý chỉ thời gian đã trôi qua rất lâu rồi, từ một chàng trai trẻ tuổi trở thành một ông lão rụng cả tóc – gần một đời người đã trôi qua – chỉ ngoại hình nhân vật trữ tình.

→ Hai hình ảnh được đặt cạnh nhau đã bổ trợ ý nghĩa và tôn nhau lên: tuy thời gian đã qua rất lâu, ngoại hình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, nhưng những tình cảm dành cho quê hương thì vẫn vẹn nguyên như thế.

→ Câu thơ khẳng định tình cảm yêu thương tha thiết mà nhà thơ dành cho quê hương của mình.

→ Hai câu thơ đầu như một lời kể, một lời thở dài đầy thỏa mãn, chứa đựng những tình cảm thầm kín, sâu nặng của người con xa quê nay được trở về.

2. Hai câu còn lại: Tâm trạng của tác giả khi về thăm quê

– Câu thơ diễn tả một tình huống vô cùng trớ trêu mà nhân vật trữ tình gặp phải lúc về quê:

+ Nhi đồng: chỉ những đứa trẻ nhỏ tuổi, thế hệ mới của ngôi làng, các em sinh ra và lớn lên khi nhà thơ đã rời quê hương lên kinh đô Trường An rất lâu rồi.

+ bất tương thức: không nhận ra → Những đứa trẻ đang vui chơi không ai nhận ra được tác giả là ai, đối với chúng ông là một người xa lạ.

+ Tiếu vấn: cười hỏi → Hành động thể hiện sự ngây thơ, vui vẻ, niềm nở của những đứa trẻ thơ.

+ Khách tòng hà xứ lai?: Khách từ nơi nào đến chơi – câu hỏi đưa tác giả từ vị thế một người con về thăm quê trở thành một vị khách đến ghé chơi.

→ Câu hỏi và thái độ của những đứa trẻ rất lễ phép, thân thiện và vui vẻ – đối lập hoàn toàn với tâm trạng của nhà thơ, bởi trong tình huống éo le như thế, nhà thơ khó mà vui vẻ được:

+ Mảnh đất xưa vẫn vậy, nhưng mọi người lại không nhận ra ông.

+ Ông trở thành một con người xa lạ, một vị khách ghé thăm.

→ Lũ trẻ càng vui sướng, cười tươi bao nhiêu thì tâm hồn nhà thơ lại càng hụt hẫng, ngậm ngùi, xót xa bấy nhiêu.

→ Tác giả đã sử dụng âm thanh vui tươi, thơ ngây của những đứa trẻ để tạo sự tương phản, từ đó thể hiện sự đau buồn, chua xót của chính mình.

→ Khẳng định tình yêu quê hương sâu đậm, thiết tha của ông – tuy thời gian đã rất lâu, người dân đã không mấy ai còn nhớ đến ông nữa và chính ông đã trở thành một người khách – nhưng ông vẫn yêu thương, trân trọng quê hương mình như thuở ban đầu.

– Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ đã làm mất đi nét nghĩa hay của 2 câu thơ cuối: khi bỏ đi chi tiết tiếng cười của trẻ và tạo thành hình ảnh đứa trẻ không ngoan (thấy lạ nên không chào) → Bản dịch này không được sát nghĩa như bản dịch của Trần Trọng San.

IV. Bài phân tích

Tha hương, xa xứ là nỗi bi kịch lớn trong đời của mỗi người, nhất là đối với các nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, họ càng thấm thía và đau xót hơn về nỗi đau ấy. Hạ Tri Chương là người từng trải qua nỗi sầu xa xứ, ông phải rời quê từ thuở trẻ để lên kinh đô lập nghiệp. Ở nơi đất khách quê người nỗi nhớ cố hương luôn thường trực canh cánh trong lòng ông, chính vì thế được trở về quê hương lòng người trào dâng bao cảm xúc khôn tả. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, Hạ Tri Chương đã thể hiện sâu sắc khoảnh khắc vừa chân thực vừa xúc động nghẹn ngào của một người con xa quê lâu ngày trở về.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Cũng như Lý Bạch, Hạ Tri Chương xa quê từ lúc còn thơ bé. Quê hương với bao kỉ niệm thân thương, gần gũi với tuổi thơ ấu của mỗi người. Có lẽ chẳng mấy ai muốn xa quê, nơi đã gắn bó thành máu, thành hồn. Mở đầu bài thơ bằng thủ pháp tiểu đối đã nêu lên một cảnh ngộ: tác giả phải từ biệt gia đình từ lúc ấu thơ, từ nhỏ không được sống ở quê. Nơi đất khách quê người gợi bao buồn khổ. Rồi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp được trở về:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Xa quê từ ngày còn thơ bé, khi trở lại đã già rồi. Thời gian cách biệt không phải là 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần một đời người sao lại không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường công danh. Cuộc đời đầy sóng gió, con người ta với một lần sinh ra và một lần vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Do vậy cuộc sống của họ luôn cố gắng phấn đấu cho được một chút công danh. Với Hạ Tri Chương công danh đã thành đạt nhưng phải li gia, xa quê nhà yêu dấu của mình. Có thể nói rằng đây chính là khối sầu, là một nỗi đau của bất cứ ai lâm vào cảnh ngộ này:

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà. Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền… Trong cái biến đổi sương pha mái đầu và cái không đổi “giọng quê vẫn thế” thể hiện tấm lòng chung thuỷ, sắt son với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy thật đẹp, thật đáng tự hào với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan phục vụ triều đình tại Kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong nhung lụa vàng son thế mà tình cố hương trong ông vẫn không thay đổi. Đó là điều đáng kính phục.

Trở về nơi mà gần cả cuộc đời xa nó, ắt hẳn sẽ gặp ít nhiều nghịch lí:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiến nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà không được coi là người con của quê hương. Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác bâng khuâng.

Đọc thêm:  Tỉ lệ thức: Lý thuyết và các dạng bài tập - Lớp 7 - Download.vn

Ta có thể thấy sự chuyển đổi giọng điệu giữa hai câu đầu và hai câu sau khá rõ nét. Nếu như hai câu đầu chủ yếu mang giọng khách quan, cái ngậm ngùi chỉ được thể hiện ngầm ẩn. Dấu ấn thời gian in đậm nét trong các câu thơ, mọi thứ đều thay đổi duy chỉ có giọng quê là vẫn giữ nguyên. Trong hai câu sau hoàn cảnh trở nên ngang trái, trớ trêu: nhà thơ trở thành khách trên chính quê hương của mình. Sự tươi tỉnh, hồn nhiên, cùng câu hỏi của bọn trẻ đã làm rõ hơn sự thay đổi của con người, của quê hương. Như vậy, ẩn sau giọng điệu bi hài, hóm hỉnh là cảm giác buồn bã, ngậm ngùi của một người con luôn tha thiết yêu quê hương.

Bài thơ có kết cấu độc đáo, giữa hai phần tự nhiên, hợp lý, gây được bất ngờ cho người đọc. Tác giả vận dụng nghệ thuật đối tài tình cho thấy sự đổi thay của nhiều yếu tố song chỉ có tình yêu quê hương của tác giả là không đổi. Ngôn ngữ dồn nén, giàu sức biểu cảm. Với lớp ngôn từ vừa đùa vui, hóm hỉnh vừa ngậm ngùi, buồn bã đã cho thấy tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả. Qua tác phẩm này ta cũng thấy được tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng.

V. Một số lời bình về tác phẩm

1.

Hạ Tri Chương – người phát hiện “Trích tiên Lí Bạch”

Vào khoảng năm 742, Đường Huyền Tông xuống chiếu vời Lí Bạch vào cung. Khi thi sĩ họ Lí vừa xuất hiện, nhà vua thân chinh rời ngai vàng bước xuống đón ông. Mọi người trong nội điện vô cùng kinh ngạc, bởi điều ấy chưa bao giờ xảy ra nơi cung cấm trừ khi đấng chí tôn đón thái hậu hoặc thái thượng hoàng.

Hạ Tri Chương lúc ấy là thái tử tân khách đang có mặt cạnh Huyền Tông cúi đầu bẩm rằng:

– Muôn tâu hoàng thượng, trong con mắt của hạ thần, người này là vị Trích tiên giáng trần.

Lời tâu của Hạ Tri Chương càng khiến cho Huyền Tông thêm yêu mến kẻ thần tử tài hoa họ Lí. Trong lúc hứng khởi, Huyền Tông nói với Lí Bạch:

– Khanh là một người áo vải mà tiếng tăm được trẫm biết đến, nếu không phải là sẵn chứa đạo nghĩa thì sao được vậy.

Liền đó truyền chỉ ban cho ông chức Cung phụng ở Hàn lâm viện, chuyên lo những việc giấy tờ quan trọng.

Ở kinh đô, Lí Bach kết thân với bảy người bạn. Họ thường cùng nhau tụ tập uống rượu, ngâm thơ, đàn ca không dứt. Đó là Hạ Tri Chương, Nhữ Dương Vương, Lí Thích Chi, Thôi Tông Chi, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại. Tám tửu đồ tự xưng là “Tửu trung bát tiên” (Tám ông tiên trong làng rượu).

(Theo Nguyễn Văn Mỳ, trong Chân dung các nhà văn thế giới, tập một, NXB Giáo dục)

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 7 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
  • Sơ đồ tư duy Cảnh khuya
  • Sơ đồ tư duy Tiếng gà trưa
  • Sơ đồ tư duy Một thứ quà của lúa non Cốm
  • Sơ đồ tư duy Sài Gòn tôi yêu

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button