Sơ đồ tư duy Sông núi nước Nam dễ nhớ, hay nhất – VietJack.com

Sơ đồ tư duy Sông núi nước Nam dễ nhớ, hay nhất

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Sông núi nước Nam dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Sông núi nước Nam sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của Sông núi nước Nam.

A. Sơ đồ tư duy Sông núi nước Nam

B. Tìm hiểu Sông núi nước Nam

I. Tác giả

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác tác giả bài thơ Sông núi nước Nam là ai nhưng theo nhiều tài liệu để lại cho rằng Lí Thường Kiệt – một danh tướng nhà Lí có công trong cuộc chiến thắng chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt là tác giả của bài thơ này.

II. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt

2. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

3. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (Hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước.

– Phần 2: (Hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc.

4. Giá trị nội dung

“Sông núi nước Nam” là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

5. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

– Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.

III. Dàn ý bài phân tích

1. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

– “Nam đế”: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

– “Thiên thư”: sách trời. Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý).

→ Khẳng định niềm tin, ý chí, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.

2. Hai câu còn lại: Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc

Đọc thêm:  Tổng hợp 7 app đếm ngày yêu nhau cho các cặp đôi - Điện Thoại Vui

– Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta.

– Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”.

– Cảnh cáo bọn giặc sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

III. Bài phân tích

Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. Sông núi nước Nam có thể coi là một bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo về chủ quyền lãnh thổ của ông cha.

Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lí Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, đến tháng 3 năm 1077, đánh tan quân giặc. Truyền thuyết kể rằng, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ sau đây giữa đêm khuya trên bờ sông Cầu.

Mở đầu bài thơ, tác giả Lí Thường Kiệt đã khẳng định chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của Đại Việt, đó là ranh giới đã được trời định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt từ bao đời qua:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Lời khẳng định này không chỉ là lời khẳng định riêng của tác giả, mà nó đã được trời định, là ý trời. Luận chứng sắc sảo của tác giả đó là bởi “sách trời” quy định. Nghĩa là sự độc lập, chủ quyền về lãnh thổ ấy được viết trong sách trời, từ lâu trời đất quy định, chứng giám. Đó là một sự thật hiển nhiên mà không bất cứ một ai có thể chối cãi được. Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Không chỉ là có chủ quyền, có lãnh thổ riêng mà dân tộc ấy còn có một người đứng đầu, làm chủ các vấn đề, người dân của quốc gia ấy, đó chính là “vua Nam”. Chủ quyền ấy, lãnh thổ và cương vực ấy không phải do người nước Nam tự quyết định hay lựa chọn cho mình, người dân nơi ấy đã và đang sinh sống, làm ăn từ rất lâu đời mà điều này là do sự định phận của “sách trời”, trời là đấng cao quyết định mọi thứ của nhân loại, vì vậy mọi sự quy định của “trời” đều rất có giá trị. Hai chữ “Rành rành” là được tác giả sử dụng để chỉ sự hiển hiện, tất yếu ấy mà ai ai cũng có thể nhận biết, ai ai cũng phân biệt được. “Rành rành định phận ở sách trời” có nghĩa lãnh thổ và chủ quyền ấy của người Nam đã được sách trời ghi chép vô cùng rõ ràng, dù có bất cứ luận điểm, lý do nào cũng không thể chối cãi, phủ định.

Đọc thêm:  Kể tóm tắt truyện Cây bút thần hay nhất | Ngữ văn lớp 6 - VietJack.com

Như vậy với hai câu thơ đầu tiên, tác giả Lí Thường Kiệt không chỉ đưa lời khẳng định hào sảng, chắc chắn về chủ quyền về vùng lãnh thổ, ranh giới quốc gia cũng như quyền làm chủ của nhân dân nước Nam với quốc gia, dân tộc của mình mà ông còn rất tỉnh táo và sắc sảo khi đưa ra được những luận cứ đúng đắn và giàu sức thuyết phục mà tác giả đã nói lên một sự thật mà không bất cứ một kẻ nào hay một thế lực nào có thể phủ định và bác bỏ được nó. Bằng giọng văn hào hùng, mạnh mẽ nhưng ẩn chứa được niềm tự hào của Lí Thường Kiệt về chủ quyền của dân tộc mình.

Từ nhận thức và niềm tin ấy về sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt lên án hành động xâm lược đầy tội ác, tham vọng bành trướng phi nghĩa của giặc Tống. Âm mưu, hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý trời, đã xúc phạm đến dân tộc ta. Câu hỏi kết tội lũ giặc đã vang lên đanh thép, đầy phẫn nộ:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Hai câu 3, 4 với giọng thơ đanh thép hùng hồn đã thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta quyết tâm đánh trả quân Tống xâm lược những đòn chí mạng để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng sông Cầu (sông Như Nguyệt) năm 1076 là minh chứng hùng hồn cho ý thơ trên. Triệu Tiết, Quách Quỳ cùng hơn 20 vạn quân Tống đã bị quân dân Đại Việt đánh bại, quét sạch khỏi bờ cõi. Sự thật hiển nhiên rằng, “Sông núi nước Nam” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Nhưng lũ giặc không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lí, của luật trời: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất. Và ở trong bài thơ này, tác giả Lí Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lí: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi “bị đánh cho tơi bời”.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có 28 chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước chống xâm lăng. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc, ca ngợi sức mạnh chiến đấu để bảo vệ đất nước Đại Việt. Với nội dung ấy, bài thơ mang ý nghĩa lịch sử như một bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm:  TOP 11 bài Nghị luận Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn siêu hay

V. Một số lời bình về tác phẩm

1. Các tác giả đời Lí đã đưa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào văn học viết. Trong các truyền thống ấy thì nổi bật lên là tinh thần quật cường, kiên quyết bảo vệ nền độc lập đã giành được. Nước Đại Việt độc lập là một hiện tượng mà vua chúa phương Bắc không muốn chấp nhận. Vì vậy, chỉ ít lâu sau khi tạm chấm dứt được nạn phân tranh ở Trung Quốc và tạm ổn định sự thống trị trong nước thì năm 981, nhà Tống đã đem quân sang xâm lược nước ta. Ý đồ thôn tính Việt Nam đã bị Lê Hoàn nhanh chóng đập tan. Nhưng thất bại thảm hại ấy đã không làm cho vua Nhà Tống tỉnh ngộ. Và chỉ mấy chục năm sau, vua nhà Tống và Vương An Thạch đã tiến hành một kế hoạch xâm lược có quy mô hòng thôn tính Việt Nam. Đứng trước nguy cơ ấy, nhà Lí đã chủ động để Lí Thường Kiệt đem quân tiến công tiêu diệt các cứ điểm hậu cần mà nhà Tống đang tích cực chuẩn bị để đánh phá nước ta. Chiến dich ấy của Lí Thường Kiệt đã phần nào làm nhụt nhuệ khí và làm giảm sinh lực của quân xâm lược. Nhưng năm 1076 quân Tống vẫn kéo sang cướp nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chặn đánh chúng từ biên giới, và sau cùng, lập phòng tuyến chống giữ ở sông Như Nguyệt (tức sông Cầu). Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất ác liệt. Tương truyền rằng, để động viên tướng sĩ, Lí thường Kiệt đã làm bài thơ nổi tiếng – Nam quốc sơn hà. Theo sách Trương tôn thần sự tích thì bài thơ này đã được thần sông Như Nguyệt đọc lên hai lần để giúp vào việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần giúp Lê Hoàn (năm 981) và một lần giúp Lí Thường Kiệt (năm 1076).

(Theo Đinh Gia Khánh, Văn học đời Lí và những truyền thống của dân tộc, Văn học Việt Nam – Thế kỉ X – Nửa đầu thể kỉ XVIII, NXB Giáo dục, 1998)

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 7 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy Phò giá về kinh
  • Sơ đồ tư duy Bài ca Côn Sơn
  • Sơ đồ tư duy Sau phút chia li
  • Sơ đồ tư duy Qua đèo ngang
  • Sơ đồ tư duy Bạn đến chơi nhà

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button