Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán dễ nhớ, ngắn gọn

Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán dễ nhớ, ngắn gọn

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của Thúy Kiều báo ân báo oán.

A. Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán

B. Tìm hiểu Thúy Kiều báo ân báo oán

I. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: Truyện thơ Nôm + Thể thơ: lục bát

2. Xuất xứ: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai của “Truyện Kiều” (Gia biến và lưu lạc).

3. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (12 câu thơ đầu): Thúy Kiều báo ân

– Phần 2: Còn lại: Thúy Kiều báo oán

4. Giá trị nội dung

Qua ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích “Thuý Kiều báo ân báo oán” là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành”.

5. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

– Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian.

– Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả.

II. Dàn ý phân tích tác phẩm

1. Thúy Kiều báo ân

– Người đầu tiên mà Thúy Kiều muốn báo đáp là Thúc Sinh.

– Với Thúc Sinh, tình nghĩa “nặng trọng như núi” là người đã cứu Kiều ra khỏi thanh lâu, người đã rất mực yêu thương, đối xử với Thúy Kiều như một người vợ đích thực. “Lâm Tri chàng còn nhớ không?” chính vì thế chàng trở thành người đầu tiên mà nàng báo ân. Lời Thúy Kiều dành cho Thúc Sinh mới chân thành, tha thiết làm sao. Dùng điển tích “Sâm Thương” để nói về sự biết ơn đối với Thúc Sinh đã thể hiện được tấm lòng chân thành ấy đối với “cố nhân”.

2. Thúy Kiều báo oán

– Vị thế:

+ Kiều là người xét xử

+ Hoạn Thư là kẻ bị xét xử

– Thái độ và lời nói của Kiều:

+ Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm Hoa Nô cho nhà Hoạn Thư. Vừa thấy Hoạn Thư, “nàng đã chào thưa”, vẫn gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”. Cả hành động và lời nói của Kiều đều biểu thị thái độ mỉa mai, chì chiết. Cách xưng hô này còn là một đòn quất mạnh vào mặt ả đàn bà họ Hoạn có máu ghen ghê gớm.

+ Không chỉ mỉa mai, trong lời nói của Kiều còn có cả giọng đay nghiến: câu thơ như dằn ra từng tiếng, từ ngữ được lặp lại nhấn mạnh (dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái…). Kiều đưa ra những lời nhận xét đay nghiến, vạch trần bộ mặt của Hoạn Thư một nhân vật ghê gớm và khôn ngoan.

⇒ quyết tâm trừng trị Hoạn Thư

– Thúy Kiều đã kiên nhẫn khuyên Hoạn Thư nên giữ chừng mực trong cách ăn nói của mình, đừng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng.

Đọc thêm:  Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu hay nhất

– Những lời xin tội của Hoạn Thư ngẫm ra thì cũng có lý, có tình, chỉ vì khen quá nên Hoạn Thư mù quáng. Trong cuộc đời này cảnh chồng chung không ai thích và chẳng ai muốn chia sẻ chồng mình với người phụ nữ khác nên hành động của Hoạn Thư cũng có thể tha thứ được.

⇒ Tấm lòng vị tha, nhân hậu, thấu hiểu lẽ đời.

– Thái độ và lời nói của Hoạn Thư: Trước khí thế bề trên cùng những lời lẽ đay nghiên của Kiều, Hoạn Thư mới đầu còn tỏ ra sợ hãi. Nhưng ngay lập tức, bản tính vốn khôn ngoan, sắc sảo, đứa con của “họ Hoạn danh gia” đã trấn tĩnh lại, tìm cách gỡ tội cho bản thân với những lập luận lí lẽ sắc sảo:

+ Thứ nhất: Tôi cũng là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình⇒ đưa ra vấn đề có tính chất thông thường, không thể bác bỏ.

+ Thứ hai: Tôi cũng đã đối xử tốt với cô khi ở gác Quan Âm để viết kinh, khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng cho người đuổi theo⇒ Kể công, khơi gợi lòng thương của Thúy Kiều.

+ Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung chẳng ai dễ nhường cho ai⇒ Mong sự cảm thông vì hoàn cảnh trớ trêu..

+ Thứ tư: Nhưng dù sao, tôi cũng đã gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lòng khoan dung, độ lượng của cô⇒ Nhận tội và đề cao Thuý Kiều

⇒ Qua sự đối đáp, biện hộ của mình trước Thúy Kiều, biến mình từ thế bị động sang chủ động đã cho thấy Hoạn Thư là một người tinh ma xảo trá như thế nào và đặc biệt bà ta là một người “sâu sắc nước đời”, hiểu các thể loại người để đối phó và tìm cách lươn lẹo.

– Kết thúc màn báo ân báo oán: Lúc đầu ai cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin có tình, có lý của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư.

III. Bài phân tích

Trải qua hết nạn này đến nạn kia, Kiều đã nếm đủ mọi điều cay đắng. Có lúc tưởng chừng như nàng đã buông xuôi trước số phận. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện. Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất chẳng những đã cứu thoát Kiều khỏi chốn lầu xanh mà còn đưa nàng bước lên địa vị của một quan tòa quyền quý. Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí của nhân dân.

Đoạn trích chia làm hai phần. Mười hai câu đầu là cảnh báo ân; những câu thơ còn lại là cảnh Kiều báo oán. Trước hết là báo ân, trong cuộc tầm nã của ba quân, gia đình Thúc Sinh đã được Kiều quan tâm “giữ giàng”:

Lại sai lệnh tiễn truyền qua,

Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên

Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ mời rất trọng vọng cho gươm mời đến Thúc Lang. Kiều nói về nghĩa, về chữ tòng, đề cao đạo lí thủy chung. Thúc Sinh là “người cũ”, là “cố nhân” mà Kiều “há dám phụ”. Nàng khẳng định cái tình nghĩa của Thúc Sinh đối với mình ngày xưa là vô cùng to lớn, sâu nặng, nghĩa nặng nghìn non… Kiều đã dùng một số từ như: “nghĩa, nghìn non, Sâm Thương, chữ tòng, người cũ, cố nhân” cùng với giọng điệu ôn tồn, biểu lộ một tấm lòng trân trọng, biết ơn một người đàn ông đã từng yêu thương mình, cứu vớt mình. Trái tim của Kiều rất nhân tình, nhân hậu; cách ứng xử của nàng đối với Thúc Sinh rất giàu ân nghĩa thủy chung. Cái lễ vật chất mà Kiều báo ân Thúc Sinh cũng thật “hậu”, khẳng định cái nghĩa đối trong những năm tháng ở Lâm Tri là vô cùng sâu nặng:

Đọc thêm:  Trong vai Lạc Long Quân, kể lại truyền thuyết Con rồng cháu Tiên

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân.

Tạ lòng để xứng báo ân gọi là.

Sau đó, Kiều dùng lời lẽ sắc sảo để nói về “vợ chàng”. Bao năm tháng đã trôi qua, lòng Kiều vẫn chưa nguôi. “Miếng ngon nhớ mãi, đòn đau nhớ đời” có phải như thế không? Vị thế đã đổi thay: kẻ là phạm tội, người là quan tòa đang ngồi trong trướng hùm giữa cành “gươm lớn giáo dài”

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

Kiều đã có hai cách nói khác nhau: nói về ân nghĩa thì trang trọng, ôn tồn; nói về oán thì nôm na, chì chiết. Nguyễn Du đã tạo nên hai giọng điệu, hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thúy Kiều, điều đó cho thấy thi hào rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “kẻ cắp bà già gặp nhau” hay “kiến bò miệng chén”. Cách nói ấy vừa tạo ngữ điệu đanh hơn vừa theo quan điểm “ác giả ác báo” của nhân dân nên mượn luôn lời ăn tiếng nói của nhân dân để diễn đạt. Từ cách nói này để cô chuyển sang Hoạn Thư – báo oán. Đoạn này gồm những lời đối thoại trực tiếp giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư. Trong hai đoạn lời nói của Kiều lộ rõ thái độ mỉa mai với Hoạn Thư. Nàng vẫn cố tình giữ thái độ và cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô trong nhà họ Hoạn:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây.

Thái độ “chào thưa” hay gọi Hoạn Thư là “tiểu thư” khi giữa hai người đã có sự thay đổi ngôi thứ, nhất là vào lúc này Kiều đang ngồi ở ghế xử án và Hoạn Thư là kẻ có tội thì điều đó quả là một đòn mỉa mai quất mạnh vào danh gia họ Hoạn. Nhưng không dừng lại ở đó sang những câu nói sau giọng của Kiều đã dần thay đổi, giọng đay nghiến, phẫn uất càng ngày càng tăng tiến. Người ta như cảm nhận được giọng nói rành rọt từng tiếng đang dằn ra, nhấn mạnh:

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.

Cách nói này quả là xứng với lối đối đáp “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” nếu không cái mụ nham hiểm giết người không dao ấy lại lấn lướt như trước kia Kiều đã từng chịu trận. Đến đây ta thấy thái độ quyết trừng trị Hoạn Thư của Kiều cho bõ những ngày tháng Kiều bị mụ ta hành hạ. Vậy liệu Hoạn Thư đối phó thế nào trước thái độ ấy.

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Quả thật là khôn ngoan đến giảo hoạt. Nhận thấy điều bất lợi đang đến gần mụ ta đã cố gắng trấn tĩnh để “liệu điều kêu ca”:

Đọc thêm:  Tả cánh diều tuổi thơ (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4 - Download.vn

Rằng: Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Một câu nói thật khôn khéo đến mức tinh vi. Thứ nhất mụ nói về tâm lý chung của phụ nữ: ghen tuông là chuyện thường tình, cách nói này vừa để kêu gọi lòng trắc ẩn của người đàn bà trong Kiều vừa có tính phổ quát. Thứ hai ngôn ngữ sắc như dao “chút phận” – hạ thấp mình thành nhỏ bé, “thường tình” – đó là chuyện bình thường chứ không đáng tội: “chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Qua miệng lưỡi biện bạch của mụ, tội nhân đã trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. Mà đã là nạn nhân ai lại nỡ trừng trị. Hoạn Thư quả là một luật sư tự bào chữa cực giỏi. Sau đó như lẽ tất yếu để “lấy lòng” Thúy Kiều, Hoạn Thư đã “kể công” với Kiều: cho nàng ra gác Quan Âm viết kinh, không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. Cuối cùng Hoạn Thư nhận tội và trông chờ tấm lòng bao dung, độ lượng của Kiều:

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

Quả thực đó là một bài đối thoại được sắp xếp chặt chẽ, logic, hợp lý. Qua lời đối thoại ấy Kiều phải thừa nhận đó là con người: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Chính những lời nói đó khiến cho Kiều bị thuyết phục và phải phân vân:

Tha ra thì cũng mang đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Hoạn Thư đã biện bạch đến thế nếu Kiều quyết trả thù thì lại trở thành người nhỏ nhen, ích kỷ. Và thái độ của Kiều đã thay đổi so với đoạn trước. Hoạn Thư đã biết lỗi “Đánh người chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”.

Như vậy, thông qua đoạn trích này, người đọc không chỉ được chứng kiến cảnh phân xử đầy li kì, hấp dẫn của Thúy Kiều mà thông qua ngòi bút đầy tinh tế, tài năng của Nguyễn Du ta còn có thể hình dung về nhân vật một cách sắc nét, chân thực. Đây quả là một bức kí họa chân dung xuất sắc của một bậc kì tài.

IV. Một số lời bình về tác phẩm

1. “Thường tình người ta cái oán ghi sâu hơn cái ân, trả oán được nghĩ đến trước trả ân. Đó là cảm tính theo tâm tí tự nhiên. Ở đây ngược lại, nguyên do phẩm chất Thúy Kiều, con người trung hậu, vị tha, nghĩ đến người nhiều hơn nghĩ đến mình, nên cái ân trọng hơn cái oán, đáng đặt ra trước cái oán. Nguyên do cũng còn ở lẽ công bằng của nhân dân: nhân dân khi tỉnh táo đúng với bản chất, bao giờ cũng quý trọng ân nghĩa hơn hằn thù, thậm chí ân nghĩa dù nhỏ bao nhiêu cũng ghi lòng, “một chút cũng đền”.

(Lê Trí Viễn, Những bài giảng văn ở đại học, NXB Giáo dục, 1992)

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 9 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn
  • Sơ đồ tư duy Đoàn thuyền đánh cá
  • Sơ đồ tư duy Bếp lửa
  • Sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn tự sự
  • Mục lục Văn nghị luận xã hội
  • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
  • Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button