Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Đặng Trần Côn

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Đọc tài liệu gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

*******

Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Sơ đồ tư duy phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Luận điểm 1: Tình cảnh cô đơn, lẻ loi, nỗi buồn tủi của người chinh phụ (16 câu đầu)

+ Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị

+ Ngày đêm thao thức ngóng trông tin chồng

+ Cảm nhận khác thường về ngoại cảnh và thời gian

+ Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày

Luận điểm 2: Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận của người chinh phụ (8 câu còn lại)

+ Ước muốn của người chinh phụ

+ Nỗi nhớ của người chinh phụ

+ Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh

Đọc đoạn trích người đọc cứ ngỡ ngàng rằng chỉ để miêu tả tình cảnh lẻ loi, thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu của người chinh phụ. Nhưng nếu nghĩ sâu xa hơn thì đoạn trích bày tỏ sự oán ghét chiến tranh. Chiến tranh đã chia rẽ tình yêu, ngăn cách hạnh phúc lứa đôi của nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, có lẽ vì thế mà tác phẩm đã được độc giả cùng thời hết sức tán thưởng. Nhiều người còn dịch Chinh phụ ngâm sang thơ Nôm (tức thơ tiếng Việt) để khúc ngâm được truyền bá rộng rãi hơn. Bản diễn Nôm hiện hành là bản dịch thành công nhất.

Xem chi tiết dàn ý và bài văn mẫu: Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Sơ đồ tư duy cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Luận điểm 1: Tâm trạng của người chinh phụ trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi, ngày qua ngày mong ngóng tin chồng

Luận điểm 2: Nỗi nhớ thương dành cho chồng ở phương xa

Luận điểm 3: Những khao khát về hạnh phúc lứa đôi của người thiếu phụ

Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.

Đọc thêm:  Đề 2: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và

Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công những trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.

Xem bài mẫu: Cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Sơ đồ tư duy 16 câu đầu bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Luận điểm 1: Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị

Luận điểm 2: Thao thức ngóng trông tin chồng

Luận điểm 3: Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh và thời gian

Luận điểm 4: Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày

Thông qua 16 câu đầu của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ càng giúp ta hiểu rõ nét hơn những nỗi cô đơn của người phụ nữ trong xã hội cũ khi có chồng đi chinh chiến. Nó là nỗi cô đơn da diết kéo dài theo không gian thời gian. Từ đó cho thấy hậu quả của chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Đây đồng thời cũng là lời ca ngợi cho tác giả Đặng Trần Côn, ông quả là một nhà thơ tài năng và tác phẩm của ông đã chạm đến trái tim của đọc giả.

Sơ đồ tư duy 8 câu cuối Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Luận điểm 1: Ước muốn của người chinh phụ

Luận điểm 2: Nỗi nhớ của người chinh phụ

Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.

Đoạn trích 8 câu cuối Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là tiếng kêu thương tâm của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến. Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Tác phẩm đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.

Đọc thêm:  Cảm nhận đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ... Mai Châu mùa

Tham khảo thêm: Nghị luận 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Sơ đồ tư duy tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Luận điểm 1: Nỗi cô đơn của người chinh phụ

Luận điểm 2: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ

Luận điểm 3: Niềm thương nhớ chồng của người chinh phụ

Luận điểm 4: Thái độ của tác giả trước tâm trạng của người chinh phụ.

Tiếng gà báo canh nghe ấm áp như thế mà qua sự cảm nhận của người thiếu phụ lại trở thành sự eo óc buồn lạ thường. Thấy rõ được những tiếng gà gáy như thế chắc hẳn nàng không ngủ được nên mới nghe được những tiếng gà gáy năm canh đó. Cây hòa ngoài kia cũng rủ bóng bốn bên. Nó giống như hàng tóc của người con gái vì nhớ thương lẻ loi không thiết tha gì cúi đầu mặc cho mái tóc rũ xuống. Mỗi giờ trôi qua đối với nàng dài tựa một năm vậy. Người ta thường ví khoảng thời gian mong chờ bao giờ cũng dài như hàng thế kỉ trôi qua vậy nhất là đợi chờ người mình yêu thương. Và ở đây người chinh phụ cũng lẻ loi chờ đợi vì thế cho nên mới thấy một khắc dài tựa một năm. Mối sầu thì dằng dặc như miền biển xa. Có thể nói nỗi buồn sầu kia mang tầm vóc không gian rộng lớn và thời gian dài đằng đẵng. Và chính vì thế mà nàng không thiết tha gì đến bản thân mình nữa. Nếu có soi gương thì cũng chỉ là gượng soi mà thôi. Nếu có đánh đàn thì cũng ngượng ngạo mà sợ dây loan kia đứt. Đàn đứt thì không may mà chồng nàng ở biên cương đối đầu với cái chết. Nàng không muốn thấy một điềm gở nào và hình ảnh dây loan kia chính là dây hồng tình nghĩa của vợ chồng.

Nàng mượn gió đông để gửi những tâm tư tình cảm và tấm lòng của mình đến người chồng nơi biên cương cửa ai. Chốn non yên kia không biết chàng có nhận được những tâm sự của nàng không nhưng nàng vẫn mong gửi đi. Có tiện thì mong chàng hãy biết đến tấm lòng của thiếp. Đường đi của những tâm sự ấy phải trải qua biết bao nhiêu núi non hiểm trở và bản thân nàng thì biết rõ điều đó. Nàng bỗng thấy thương nhớ thăm thẳm, dường như nỗi nhớ ngày một xoáy sâu vào trong lòng nàng. Và như không thể kìm được cảm xúc nàng đau lòng bật lên những tiếng khóc hòa vào những hạt mưa ngoài kia.

Đọc thêm:  Phân tích Đọc Tiểu Thanh kí hay nhất (14 mẫu) - Văn 10

Xem chi tiết dàn ý và bài mẫu hay: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tìm hiểu về Đặng Trần Côn và bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I. Tác giả Đặng Trần Côn

– Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh, năm mất

– Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII

– Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán

II. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

1. Tác phẩm Chinh phụ ngâm

a) Hoàn cảnh ra đời

Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”

b) Giá trị nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung

+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa

+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi

– Giá trị nghệ thuật

+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch)

+ Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển

2. Vị trí đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích từ câu 193 đến câu 216 của tác phẩm

3. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ

– Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa

4. Giá trị nội dung

Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

5. Giá trị nghệ thuật

– Miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…

– Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

Tham khảo thêm một số tài liệu học tập về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:

  • Biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

******

Trên đây là sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button