Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ dễ nhớ, hay nhất

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Bài giảng: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

B. Tìm hiểu bài Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

I. TÁC GIẢ

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?- ?)

– Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

– Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

– Tính cách tự do, phóng túng nên không đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

– Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

b. Dịch giả

Đoàn Thị Điểm (1705- 1748)

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm – Văn Giang – xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều – một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống không khác người chinh phụ là mấy → đồng cảm.

Phan Huy Ích (1750- 1822)

+ Là người thuộc trấn Nghệ An sau rời đến Hà Tây.

+ Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.

II. TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

– Triều đình cất quân đánh dẹp.

→ Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

2. Thể loại: ngâm khúc

3. Bố cục

+ P1: (8 câu đầu): Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

+ P2: (8 câu tiếp): Nỗi sầu muộn triền miên.

+ P3: (8 câu cuối): Nỗi nhớ thương đau đáu.

4. Giá trị nội dung

+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

5. Giá trị nghệ thuật

+ Thể thơ: Trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch).

+ Mang đậm tính tượng trưng ước lệ.

+ Tả cảnh ngụ tình.

+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

DÀN Ý PHÂN TÍCH

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm (đôi nét về tiểu sử, tài năng, con người, sáng tác chính,… ).

– Giới thiệu khái quát về bài “Chinh phụ ngâm” (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật).

II. Thân bài

1. Nỗi cô dơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu).

* Hành động, cử chỉ

– Dạo: thầm gieo (Bước nặng nề, mệt mỏi).

– Ngồi, buông, cuốn rèm (Hành động lặp đi lặp lại), động tác thẫn thờ.

→ Tâm trạng: Buồn rầu, bồn chồn, lo lắng không yên.

* Ngoại cảnh: tả cảnh ngụ tình.

– Hiên vắng, rèm thưa: Cảnh vắng vẻ, hiu hắt.

→ Tâm trạng trống trải, lẻ loi.

– Thước chẳng mách tin: Chờ mong vô vọng.

– Hình ảnh ngọn đèn: Điệp lại 3 lần, điệp bắc cầu.

+ Hình ảnh quen thuộc → Sự nhỏ bé; sự thao thức, khắc khoải, chờ đợi và hy vọng.

+ Khát khao sự đồng cảm, chia sẻ.

Tự hỏi và trả lời: (đèn biết chăng?)

(đèn chẳng biết).

– Ngư­ời chinh phụ tự ý thức đư­ợc cảnh ngộ cô đơn của mình.

+ Tô đậm nỗi cô đơn, sầu tủi.

+ Nỗi buồn triền miên không dứt.

→ Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.

→ Tả cảnh ngụ tình.

* Nghệ thuật đối:

Dạo hiên vắng…>< Ngồi rèm thưa…

– Ngoài rèm…>< Trong rèm…

– Hiện lên cả không gian thời gian.

Đọc thêm:  Phân tích bài thơ Dương phụ hành của Cao Bá Quát. - Loigiaihay.com

– Nỗi buồn bao trùm cả không gian và thời gian.

→ Tác giả như đi đến tận cùng của nỗi buồn trong lòng chinh phụ.

* Nhịp, vần, không gian, thời gian, giọng điệu: thống thiết, than vãn, oán trách.

→ Tình cảm của tác giả, dịch giả: Đồng cảm, sẽ chia; tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc.

– Đoạn trích đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ: Buồn, cô đơn, khát khao tình yêu, hạnh phúc.

– Đoạn trích thể hiện bút pháp tả tâm trạng đặc sắc (Tả qua hành động, cử chỉ; tả cảnh ngụ tình; giọng điệu tha thiết; điệp từ, điệp ngữ…).

– Thấy được tài năng và sự cảm thông vô bờ của tác giả và dịch giả.

2. Nỗi sầu muộn triền miên (8 câu tiếp).

a. Tâm trạng của người chinh phụ trong cảm nhận về thời gian.

– Đêm trôi qua báo hiệu bằng tiếng “gà gáy eo óc”, ngày tiếp nối chỉ có “bóng cây hoè phất phơ”. Tất cả trôi đi trong đơn điệu, nhàm tẻ. Có hai từ láy vừa tả ngoại cảnh vừa gợi tâm trạng buồn bã, não nuột của chinh phụ: “eo óc” “phất phơ”.

– Hai từ láy miêu tả không gian và thời gian :

+ “đằng đẵng”- mỗi khắc giờ trong cảm nhận của chinh phụ như kéo dài, nặng nề, đeo đẳng.

+ “ dằng dặc” – mối sầu tràn ra ngoại cảnh, trải dài theo không gian tưởng như vô cùng vô tận.

→ Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ.

b. Những hành động gắng gượng của chinh phụ.

– Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi cô đơn:

+ gượng đốt hương – càng mê mải chìm đắm trong nỗi nhớ nhung.

+ gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn bóng mình trong gương chinh phụ không cầm nổi nước mắt.

+ gượng gảy đàn – đàn sắt đàn cầm hoà âm ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, dây đàn uyên ương là biểu tượng của lứa đôi gắn bó như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi dậy nỗi niềm khao khát lứa đôi của chinh phụ. Vì thế ba chữ gượng như diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu trước cảnh ngộ.

3. Nỗi nhớ thương đau đáu (8 câu cuối).

– Hình ảnh: gió đông , non Yên → Ước lệ tượng trưng.

+ Gió đông: gió từ phương đông chỉ gió mùa xuân.

+ Non Yên: nơi chồng đi chinh chiến lập công.

→ Người chinh phụ không biết gửi nỗi nhớ chồng với ai, muốn nhờ ngọn gió mùa xuân mang theo hơi ấm tình thương đưa đến “non Yên” những tình cảm nhung nhớ của mình.

– Gió đông, non Yên là hình ảnh mang tính ước lệ → Gợi không gian rộng lớn, một khoảng cách muôn trùng xa xôi giữa người chinh phu và người chinh phụ. Chính không gian, thời gian đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải của người chinh phụ.

– Câu thơ: “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời »

+ Thăm thẳm: Nỗi nhớ nhơ kéo dài vô tận và được cụ thể bằng hình ảnh so sánh đường lên bằng trời.

+ Đau đáu: Thể hiện sự day dứt, lo lắng không một chút yên lòng. Như có một cái gì đó hết sức xót xa, tội nghiệp.

→ Hai từ láy thăm thẳm, đau đáu gợi lên một nỗi nhớ nhung da diết, khôn nguôi, một nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng. Nó đã diễn tả rất chân thực nỗi lòng người chinh phụ nhớ chồng.

– Hai câu:

« Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun »

Cảnh buồn → con người cũng buồn.

– Ở đây, dịch giả đã gặp gỡ tác giả Truyện Kiều:

« Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ »

– Cả hai câu thơ trong CPN và TK đều đã thể hiện sâu sắc và tinh tế mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Đó là sự hòa đồng tâm trạng giữa thiên nhiên và con người.

– Tuy nhiên, dường như câu thơ trong CPN còn thể hiện nỗi buồn nhớ khôn nguôi, nỗi buồn nhớ thiết tha đến nao lòng.

Đọc thêm:  Vạn lý trường thành cách bắc kinh bao nhiêu km - Utchcmc Blog

→ Hai câu thơ đã thể hiện được sự hòa đồng tâm trạng giữa con người và thiên nhiên.

→Tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên.

III.Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi cơ đơn. Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

+ Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Gà eo óc gáy sương năm trống, Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên,Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa Hương gượng đốt, hồn đà mê mải, Gương gượng soi, lệ lại chứa chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.”(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

Câu 1 : Văn bản diễn tả tâm trạng gì của người chinh phụ?

Câu 2 : Xác định các từ láy trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ láy đó.

Câu 3 : Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và các biện pháp tu từ trong văn bản?

Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) phân tích nguyên nhân nỗi đau khổ của người chinh phụ qua văn bản.

Trả lời

Câu 1 : Văn bản diễn tả tâm trạng chờ đợi mà người chinh phụ phải gánh chịu trong những ngày xa chồng.

Câu 2 :

– Các từ láy trong văn bản: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc, mê mải, chứa chan.

Hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ láy: Gợi âm thanh, cảnh vật và diễn tả tâm trạng chờ đợi trong đau khổ, tuyệt vọng của người chinh phụ.

Câu 3: Phép điệp và các biện pháp tu từ trong văn bản:

– Phép điệp từ: gượng (3 lần); điệp ngữ: Hương gượng đốt; Gương gượng soi; Sắt cầm gượng gảy ; điệp cú pháp: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

– So sánh: đằng đẵng như niên; dằng dặc tựa miền biển xa.

Hiệu quả nghệ thuật:

– Sử dụng phép điệp:

+ Người chinh phụ gượng dậy đốt hương để xua bớt đi cái lạnh lẽo, để tìm lại sự thanh thản, song tâm hồn lại như thêm mê man.

+ Gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn thấy khuôn mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt.

+Ngồi trước phím đàn nhưng chỉ gượng gảy vì sợ dây đàn chùng báo hiệu điều không may. Tất cả chỉ là gượng gạo, âm thầm, bởi nàng lẻ loi, cô độc quá.

-Biện pháp so sánh quen thuộc: như niên, tựa miền biển xa để cụ thể hoá mối sầu dằng dặc của người chinh phụ.

Câu 4 :

– Nội dung: Nguyên nhân đau khổ của người chinh phụ là:

+ Nàng lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận.

+ Tuổi trẻ qua đi vội vã. Hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo. Điều đó chứng tỏ nàng rất khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi; muốn hưởng trọn vẹn tuổi xuân và hạnh phúc lứa đôi.

+ Niềm tin vào cuộc sống tương lai mỏng manh và vô vọng.

Bài phân tích:

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của Đặng Trần Côn.

Đặng Trần Côn là một nhà thơ tiêu biểu sống ở khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, ông có nhiều sáng tác thơ văn bằng chữ Hán có giá trị, tiêu biểu nhất là tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Ngay từ khi tác phẩm mới được ra đời đã thu hút được rất nhiều sự yêu thích của độc giả, đến khi bản dịch nôm của Đoàn Thị Điểm thì tác phẩm này lại trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Bài thơ nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khi người chinh phu chinh chiến ở chiến trường xa xôi.

Kể từ khi người chồng ra đi, người chinh phụ ngày ngày ngóng trông tin tức của chồng nhưng mọi tin tức đều bặt vô âm tín, cuộc sống đơn độc, lẻ loi của người chinh phụ hiện lên chân thực qua những câu thơ đầu tiên:

Đọc thêm:  Lập dàn ý phân tích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm - Đọc Tài Liệu

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

Những câu thơ song thất lục bát được gieo vần điệu chặt chẽ tựa như những nốt nhạc trầm buồn làm nổi bật lên cuộc sống lẻ loi, đơn độc của người chinh phụ. Nỗi lòng trông ngóng thể hiện qua những bước chân “thầm gieo từng bước” ở dưới mái hiên vắng. Không chỉ ban ngày ngóng trông mà nỗi lòng nhớ nhung còn thổn thức trong đêm khuya, nỗi lòng sầu muộn chỉ biết giữ trong lòng:

“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi.”

Trong không gian đêm khuya, người chinh phụ vẫn không thể ngủ được, bầu bạn với nàng chỉ có giường đơn gối chiếc, nàng ấp ủ những tâm sự cho riêng mình, vì chẳng thể dãi bày nên nỗi sầu muộn ấy dường như càng da diết, khắc khoải hơn. Thời gian dường như cũng dài hơn theo từng nỗi nhớ thương, mong ngóng của người chinh phụ. Gặp gỡ trong quan niệm thời gian này, nhà thơ Xuân Quỳnh cũng từng viết:

“ Một ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ”

Vậy là trong cảm nhận của những đôi lứa yêu nhau, chỉ một phút giây xa nhau thôi cũng dài dặc tựa ngàn năm, thời gian trong cảm nhận của người chinh phụ không phải thời gian vật lí thông thường mà đó là thời gian được phản xạ qua tâm lí của người vợ nhớ thương chồng.

“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”

Chim thước là loại chim báo tin mừng nhưng trước sự mong đợi của người chinh phụ thì chim thước không xuất hiện, không có thêm một chút tin tức nào về người chồng. Trong sự sầu thương, vô vọng, người chinh phụ đã gửi nỗi nhớ thương của mình đến người chồng nơi chiến trường xa xôi thông qua những câu thơ:

“Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”

Những câu thơ trên là lời tâm tình của người vợ nhớ chồng. Chim thước chẳng xuất hiện để mang thư đi, người chinh phụ đành gửi tâm tình theo gió. Nhưng nàng vẫn băn khoăn khoắc khoải rằng liệu gió đông có thể mang những lời tâm tình ấy đến bên chàng hay không. Một chút tin tức cũng không có nên người chinh phụ cũng không thể biết được người chồng hiện đang ở nơi nào, nỗi nhớ nhung của ngường chinh phụ được cụ thể hóa thông qua con đường thăm thẳm.

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

Nỗi nhớ thương của người chinh phụ khó ai có thể thấu hiểu được. Thông qua các từ láy như: thăm thẳm, đau đáu lại càng tô đậm hơn sự day dứt, mong chờ của người chinh phụ. Khi người buồn, cảnh vật dường như cũng thấm đẫm những tâm sự. Như nhà thơ Nguyễn Du cũng từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Bài thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ này vô cùng phù hợp trong việc thể hiện, giãi bày những tâm sự, khiến cho lời tự sự như những lời nỉ non đầy da diết của người chinh phụ khi nhớ thương về người chồng nơi chiến trường xa xôi.

Tuy việc về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nhưng nếu cũng ta nhìn sâu hơn vào tâm sự của người chinh phụ ấy ta lại thấy được nỗi căm ghét chiến tranh phong kiến, vì chiến tranh và vợ phải xa chồng, hạnh phúc phải chia li.

Tải xuống

Xem thêm sơ đồ tư duy của các tác phẩm, văn bản lớp 10 hay, chi tiết khác:

  • Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành
  • Sơ đồ tư duy Trao duyên
  • Sơ đồ tư duy Nỗi thương mình
  • Sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng
  • Sơ đồ tư duy bài thơ Phú sông Bạch Đằng

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button