Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm ❤ 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm ❤️️ 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay ✅ Tổng Hợp Những Mẫu Sơ Đồ Ngắn Gọn Và Chi Tiết Nhất Dành Cho Các Em Học Sinh Tại SCR.VN.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm

Tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy Sự tích hồ Gươm dưới đây để nắm được nội dung chính và những kiến thức trọng tâm của văn bản.

Truyền thuyết “Sự tích hồ Gươm” kể lại chuyện vào thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Khi lập sơ đồ tóm tắt truyện “Sự tích hồ Gươm”, có thể dựa vào bố cục văn bản gồm 2 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
  • Phần 2: Còn lại. Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.

Tiếp tục đón đọc ? Tóm Tắt Sự Tích Hồ Gươm ? 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Tóm Tắt Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm – Mẫu 1

Dưới đây chia sẻ mẫu tóm tắt sơ đồ Sự tích hồ Gươm để các em học sinh tham khảo trong quá trình ôn tập tác phẩm.

Chia sẻ thêm cùng bạn ? Sơ Đồ Tư Duy Bánh Chưng Bánh Dày ? 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Sự Tích Hồ Gươm Ngắn Gọn – Mẫu 2

Vẽ sơ đồ tư duy bài Sự tích hồ Gươm ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ghi nhớ nội dung và kiến thức trọng tâm của văn bản. Tham khảo sơ đồ mẫu như sau:

SCR.VN gợi ý ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Thạch Sanh ☀️ 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Truyện Sự Tích Hồ Gươm Chi Tiết – Mẫu 3

Mẫu sơ đồ tư duy truyện Sự tích hồ Gươm chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và ôn tập tác phẩm.

Hướng Dẫn Cách Nhận ? Thẻ Cào Miễn Phí ? Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Của Sự Tích Hồ Gươm Đầy Đủ – Mẫu 4

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy của Sự tích hồ Gươm đầy đủ dưới đây để củng cố lại những nội dung, kiến thức của bài học.

SCR.VN tặng bạn ? Sơ Đồ Tư Duy Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh ? 11 Mẫu Hay

Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Sự Tích Hồ Gươm Đơn Giản – Mẫu 5

Dưới đây chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy văn bản Sự tích hồ Gươm đơn giản với cách trình bày tóm lược ngắn gọn nhất.

Đọc nhiều hơn với ? Sơ Đồ Tư Duy Bạn Đến Chơi Nhà ? 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm Ngắn Nhất – Mẫu 6

Chia sẻ mẫu sơ đồ bài Sự tích hồ Gươm ngắn nhất để các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị tốt cho những bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới.

Mời bạn tham khảo ? Sơ Đồ Tư Duy Bài Mùa Xuân Của Tôi ? 6 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm Chọn Lọc – Mẫu 7

Với mẫu sơ đồ văn bản Sự tích hồ Gươm chọn lọc, các em học sinh sẽ có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú và hữu ích để ôn tập văn bản.

Đọc thêm:  Cảm nhận về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa - Thủ thuật

Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm Lớp 6 – Mẫu 8

Gợi ý mẫu sơ đồ tư duy Sự tích hồ Gươm lớp 6 giúp các em học sinh có được cho mình những định hướng cụ thể để học tốt tác phẩm.

Có thể bạn sẽ thích ? Sơ Đồ Tư Duy Một Thứ Quà Của Lúa Non Cốm ? 8 Mẫu Hay

Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm Ngữ Văn 6 – Mẫu 9

Tham khảo mẫu sơ đồ bài Sự tích hồ Gươm Ngữ văn 6 dưới đây với những nội dung và kiến thức văn bản được tóm lược ngắn gọn, trọng tâm nhất.

Tiếp tục tham khảo ? Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya Hồ Chí Minh ? 9 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Bài Văn Phân Tích Truyện Sự Tích Hồ Gươm Hay Nhất

Dưới đây chia sẻ bài văn phân tích truyện Sự tích hồ Gươm hay nhất được chọn lọc giúp các em học sinh trau dồi văn phong đặc sắc và nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Bài Văn Tham Khảo Chi Tiết – Mẫu 1

Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,…

Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy.

Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần.

Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.

Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được.

Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dường như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường.

Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”, như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.

Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về.

Đọc thêm:  Mở bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (44 mẫu) - Văn 9

Quả đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi.

Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.

Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.

Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ.

Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.

Bài Văn Tham Khảo Ngắn Gọn – Mẫu 2

Trong hệ thống truyền thuyết của nước ta, có lẽ Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết ít mang tính chất tưởng tượng, kì ảo nhất. Đọc tác phẩm ta như được sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng, oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Và càng thêm kính yêu hơn nữa vị anh hùng Lê Lợi đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Giặc Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ mà thực chất là sang xâm chiếm, đô hộ nước ta. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, bị quân Minh chèn ép, bức hại. Trước tình cảnh lầm than của nhân dân, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Nhưng buổi ban đầu nghĩa quân còn yếu, nhiều lần bị đánh lui. Thấy vậy, Long Quân bèn cho Lê Lợi mượn gươm thần. Nhưng cách Long Quân cho mượn gươm cũng hết sức đặc biệt, ngài không đưa tận tay cho Lê Lợi mà phải trải qua một quá trình gian nan.

Đọc thêm:  So sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn

Quân cho gươm mắc vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần, Lê Thận lần nào cũng gỡ lấy gươm rồi vứt trở lại sông, qua khúc sông khác thả lưới lại vẫn vớt được lưỡi gươm ấy. Thấy sự lạ, Lê Thận bèn mang gươm trở về. Còn chuôi gươm lại là do vị chủ tướng Lê Lợi lấy được trên cây đa. Cách cho mượn gươm của Long Vương cho thấy rằng đây là thanh gươm thần, bởi vậy không thể trao theo một cách thức dễ dàng mà phải vượt qua thử thách mới có được nó.

Không chỉ vậy, hình ảnh lưỡi gươm và chuôi gươm được tìm thấy ở hai địa điểm khác nhau (dưới nước, trên rừng) cũng cho thấy muốn đánh lại kẻ thù thì toàn dân ta phải đoàn kết, hợp nhất, chỉ có như vậy mới tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi kẻ thù. Chi tiết này giúp chúng ta nhớ lại truyền thuyết Con rồng cháu Tiên khi Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển cai quản các phương, khi có việc thì đoàn kết giúp đỡ nhau.

Như vậy, điều tất yếu ở đây lưỡi gươm phải tìm được ở dưới nước, chuôi gươm phải tìm thấy trên rừng, khi khớp vào nhau thì “vừa như in” thể hiện sự đồng lòng, nhất trí của toàn bộ nhân dân miền ngược và miền xuôi. Ngoài ra chi tiết Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm và bắt được chuôi gươm còn cho thấy để cuộc đấu tranh đi đến thành công còn cần đến sự anh minh, sáng suốt của người lãnh đạo và người đó chính là vị anh hùng Lê Lợi.

Có được gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, chẳng mấy chốc đã đánh lui được quân địch, khiến chúng phải rút lui về nước. Sức mạnh của thanh kiếm cũng là minh chứng cho ta thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của Lê Lợi, sự đồng lòng nhất chí của toàn dân thử thách nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng.

Quân Minh thảm bại, trở về nước, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, yên bình. Một năm sau, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Không phải lấy lại ngay lúc quân ta giành chiến thắng mà phải một năm sau, bởi lúc này nước nhà mới ổn định, kinh tế quân sự đã được phục hồi và ngày càng vững mạnh.

Hình ảnh rùa vàng hiện lên giữa hồ đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống hồ sâu, mặt hồ vẫn le lói những ánh sáng. Đây là một chi tiết kì ảo mang tính thiêng liêng, huyền bí. Đồng thời chi tiết này cũng để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm). Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với chi tiết mang tính huyền bí đã góp phần thiêng liêng hóa một địa danh lịch sử.

Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trả gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung ý nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí.

Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố li kì, huyền bí với các yếu tố lịch sử, sự tích Hồ Gươm không chỉ giải thích nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhằm ca ngợi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.

Xem nhiều hơn ? Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nghĩ Trong Đêm Thanh Tĩnh ? 7 Mẫu Đầy Đủ Nhất

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button