So sánh hình ảnh tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya

– Vẻ đẹp tiếng suối và tâm hồn nhà thơ trong bài “Côn Sơn Ca”

+ Cảnh sắc thiên nhiên trong Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi thật sống động, tươi sáng đầy sức sông được khúc xạ qua tâm hồn và lăng ính trong trẻo, thiết tha của thi nhân.

+ Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận ở mọi giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác. Thi sĩ nghe được tiếng suối … mà ngỡ như tiếng đàn cầm. Thiên nhiên như mời gọi ta thưởng thức, ngâm nga câu hát, thưởng nhàn. Côn Sơn cảnh sắc thiên nhiên mới kì thú làm sao! Ta hòa quện vào thiên nhiên; thiên nhiên như người mẹ hiền bao dung, dang cánh tay mềm mại ôm ấp lấy ta, sao êm đềm, thư nhàn, sung sướng đến thế! Cái cảm giác an nhàn, thư thái ấy ko chỉ có tâm hồn của cái tôi trữ tình mà còn truyền thấm vào tâm hồn người đọc, khiến ta cũng thấy lâng lâng, khoan khoái.

+ Câu thơ sóng đôi tạo tiết tấu cho lời ca du dương, êm ái, thấm đẫm chất họa, chất nhạc Tiếng nhạc được cất lên từ một tâm hồn thanh bạch, giản dị, khoan dung mà hào phóng, cởi mở. Con người ấy giống như tiến ông trong núi lánh xa , lánh đục tìm trong, an ần lạc đạo. Song ko hẳn quay lưng với cõi trần bạc đen mà để khẳng định 1 tâm hồn thanh cao, quân tử như cây thông, cây trúc giữa rừng. Đạo đức, lối sống ấy khiến ta khâm phục, trân trong biết bao!

Đọc thêm:  Top 8 trường cấp 2 quốc tế ở Hà Nội có chất lượng tốt nhất 2023

-> Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là tiếng gọi trở về, tiếng gọi ấy tha thiết, mãnh liệt ngay cả khi ông là “cánh chim bằng biển Bắc … cưỡi gió lên cao chín vạn dặm“, ngay cả khi ông là “ngựa già đường xa kham ruổi“. “Côn Sơn ko chỉ là tiếng gọi của quê hương mà còn là tiếng vọng của vũ trụ thôi thúc ông trở về đi dưỡng tinh thần, hòa nhập với thiên nhiên.”

– Vẻ đẹp tiếng suối và tâm hồn người thi sĩ trong bài Cảnh Khuya:

+ Cũng như Côn Sơn ca, tiếng suối trong Cảnh Khuya cũng được Người cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế. Nếu Côn Sơn Ca được Nguyễn Trãi cảm nhận ở núi rừng Côn Sơn vào 1 ngày tươi sáng thì Cảnh Khuya lại được HCM cảm nhận ở núi rừng VB trong 1 đêm thanh vắng. Song với bức tranh thơ ko mờ ảo, tĩnh lặng, trầm mặc như bức tranh cổ mà sống động bởi âm thanh và sự hòa phối đẹp đẽ thơ mộng.

+ Nếu Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm thì HCM lại so sánh tiếng suối với tiếng hát xa của con người. Nét so sánh nào cũng đẹp nhưng cách so sánh của HCM khiến ta cảm thấy ấm áp, gần gũi, thân thương hơn. Tiếng suối trong trẻo, ngân nga vang vọng xa xã phá tan bầu ko khí yên tĩnh của đêm khuya giữa mênh mang núi rừng.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button