So sánh đoạn kết của 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt

1. Dàn ý So sánh đoạn kết của 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt ngắn gọn nhất:

1.1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Nam Cao và Kim Lân.

– Sự khác biệt trong phong cách sáng tác của hai nhà văn Nam Cao và Kim Lân trong đoạn kết của Chí Phèo và Vợ Nhặt.

1.2. Thân bài:

a. Đoạn kết của Chí Phèo:

– Khái quát những nét chính về cuộc đời và những bi kịch của Chí Phèo:

+ Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự tử, đánh dấu sự thức tỉnh nhân tính trong con người Chí, đồng thời bộc lộ khát khao được làm người lương thiện, tuy nhiên, sự từ chối của xã hội đã khiến hắn đau đớn và lựa chọn con đường giải thoát cho chính mình.

– Cái chết của Chí Phèo cũng là một chi tiết nhân văn, thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của những người dân nghèo bị áp bức đến cùng cực, bị đẩy vào chỗ cùng đường mạt lộ.

– Tố cáo chế độ phong kiến thực dân thối nát đã khiến nhiều kiếp người khốn khổ rơi vào bi kịch, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo.

– Kết truyện, nhà văn Nam Cao đã mở ra một cái kết: “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.

=> Trong vòng luẩn quẩn của xã hội thối nát ấy, Chí Phèo chết đi nhưng cái bi kịch của Chí Phèo vẫn còn đó, vẫn còn đeo bám những con người đang sống và sẽ sống trong tương lai.

Đó chính là số phận tăm tối và bế tắc của người nông dân ở chế độ cũ.

– Cái kết dường như đã mở ra cho người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng, khiến độc giả phải trăn trở, liệu có lối thoát cho những con người khốn khổ, phải đồng cảm sâu sắc với họ.

b. Đoạn kết của Vợ nhặt:

– chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”, là một chi tiết đắt giá gợi ra cái sự đau đớn, tàn ác của nạn những năm 44-45, nhưng lại mở ra trong lòng người đọc hình ảnh một tương lai tươi sáng về cách mạng.

– Ở trong Tràng dần có sự giác ngộ về ý thức Cách mạng, bởi có lẽ chỉ có cách mạng thì người nông dân mới thoát khỏi cái cảnh khốn đốn, cầm cự trước nạn đói do lũ phát xít tàn ác gây ra.

– Đoạn kết thể hiện lòng trân trọng những khát khao sống, khát khao thay đổi cuộc đời đang kề cận bên bờ vực thẳm và niềm tin bất diệt vào một tương lai tươi sáng. Dường như, chính những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn cùng cực mới có thể tự giải thoát cho mình, bản thân Tràng nghĩ đến việc phá kho thóc, nghĩ đến việc làm cách mạng, hướng về lá cờ đỏ sao vàng.

c. Bàn luận:

– Hai tác phẩm cùng thể hiện tính hiện thực sâu sắc khi phản ánh một cách rất rõ nét về số phận và cuộc đời đầy những bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ.

– Điểm khác biệt giữa hai nhà văn: nếu như Kim Lân tập trung nhiều vào giá trị nhân văn, nhân đạo bằng cách xây dựng cho nhân vật các lối thoát hợp lý, tác giả miêu tả hiện thực để nhấn mạnh cái giá trị nhân văn mà mình muốn truyền tải. Thì nhà văn Nam Cao thì tập trung vào tính hiện thực, tố cáo xã hội và lột tả số phận bi kịch của con người, lấy giá trị nhân văn, tình người trong tác phẩm để nhấn mạnh và làm rõ bi kịch của nhân vật.

1.3. Kết bài:

– Nêu cảm nhận cá nhân với giá trị nội dung của hai đoạn kết

2. Dàn ý So sánh đoạn kết của 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt chi tiết nhất:

2.1. Mở bài:

– Giới thiệu Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.

– Giới thiệu Kim Lân, Vợ nhặt.

– Giới thiệu khái quát chính về nội dung của hai đoạn kết.

2.2. Thân bài:

a. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo

– Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Chí Phèo.

– Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh Cái lò gạch bỏ hoang:

+ “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi, giờ đây khi Chí Phèo chết đi, hình ảnh ấy lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở. Cái kết gợi cho người đọc liên tưởng đến những tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân không có lối thoát.

+ Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đó là sự đồng cảm của Nam Cao với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.

Đọc thêm:  Quyết tâm thư khai giảng năm học 2022 - 2023 (8 Mẫu) - Download.vn

+ Kết thúc truyện mở đã dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.

b. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt

– Tóm tắt về nhân vật Tràng.

– Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:

+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói thê thảm, nhưng lại là những tín hiệu của cuộc cách mạng và sự giải thoát cho những người nông dân nghèo.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn về khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo, niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng theo con đường cách mạng

+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng tươi sáng cho hiện thực tăm tối, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.

+ Đây là kiểu kết thúc mở dành khoảng trống cho người đọc suy ngẫm về một lối thoát cho con người trong những năm tháng tăm tối của cuộc đời.

c. So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện

– Tương đồng: Hai kết thúc vừa phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám, vừa góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn và sự khéo léo của tác giả khi cùng theo lối kết thúc mở, giàu sức gợi.

– Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực quẩn quanh, bế tắc của người nông dân lao động thông qua kết cấu đầu cuối tương ứng khiến người đọc cảm nhận sự bế tắc trong chính cuộc đời và số phận của những người nông dân nghèo; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu xã hội và sự phản kháng tất yếu của con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở ra những hướng đi và triển vọng cho cuộc đời của những người nông dân.

d. Lý giải về sự khác biệt trong hai cái kết của tác phẩm:

– Hoàn cảnh sáng tác: nếu Nam Cao viết “Chí Phèo” năm 1942, khi hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ dường như chưa có lối thoát cho con người thì khi Kim Lân viết “Vợ nhặt” sau hòa bình lặp lại 1954, dường như ánh sáng cách mang đã giúp nhà văn thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.

– Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác, nếu “Chí Phèo” theo khuynh hướng văn học hiện thực phê phán được nhà văn Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm phê phán xã hội, mặc dù có tình yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Trong khi ấy, “Vợ nhặt” lại được viết theo khuynh hướng hiện thực cách mạng nên Kim Lân có thể nhìn thấy bóng tối và ánh sáng bao trùm hiện thực trước cách mạng.

2.3. Kết bài:

– Đánh giá chung về hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Vợ Nhặt” và tài năng nghệ thuật của các nhà văn.

3. Bài văn So sánh đoạn kết của 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt hay nhất:

Trước khi Cách mạng thực hiện, văn học Việt Nam là một phần của văn hóa phong kiến, phản ánh thực trạng xã hội đầy bi kịch và bất công. Và trong mảng đề tài viết về người nông dân thì sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến hai nhà văn tiêu biểu là Kim Lân và Nam Cao với một Vợ nhặt và Chí Phèo, vừa hiện thực đau đớn, xót xa cho những kiếp người cùng khổ, vừa mang đậm tính nhân văn sâu sắc, ở đó ta thấy tình người dẫu bị cái đói, cái nghèo vùi dập nhưng nó vẫn chưa từng và chưa bao giờ đánh mất cái bản ngã khiến con người ta thức tỉnh và có hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy cùng viết về người nông dân, thế nhưng mỗi nhà văn có một phong cách, đặc trưng riêng, nếu như Nam Cao dường như tập trung viết về cái hiện thực khốc liệt và những chi tiết về tình người cao cả chính là cái để đẩy bi kịch của nhân vật lên cao nhất, để lột tả sự tàn ác của chế độ cũ với con người. Thì ngòi bút Kim Lân lại chan chứa tình cảm và thấm đẫm giá trị nhân văn, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho các nhân vật. Sự khác biệt ấy được thể hiện rõ nét qua đoạn kết của hai tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao và Vợ nhặt – Kim Lân.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã khéo léo viết lên bi kịch cuộc đời của nhân vật, Chí từ khi sinh ra đã bất hạnh vì bị bỏ rơi tại cái lò gạch cũ. Nhưng lớn lên, hắn là một người lương thiện, dù nghèo, nhưng kiếm sống chính bằng sức lao động của mình. Chí Phèo đi làm người ở nhà Bá Kiến, nhưng cuộc đời anh gần như khép lại bởi cái tính gian dâm của bà Ba và cái thói ghen tuông đỏ mắt của Bá Kiến, đã khiến anh bị đẩy vào ngục tù tăm tối. Cái nhà tù khốn nạn của chế độ thực dân phong kiến, bước vào làm người lương thiện nhưng bước ra thì thành kẻ lưu manh. Cuộc đời Chí Phèo trượt dài trên con đường tội lỗi, làm tay sai cho chính kẻ đã hủy hoại đời mình, bán rẻ nhân cách lấy mấy xu bạc sống qua ngày, cùng với những cơn say bất tận và những tiếng chửi không ai buồn đáp. Hắn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tiếng chửi của hắn được xếp ngang với tiếng sủa của mấy con chó dữ canh cổng cho nhà Bá Kiến, đớn đau và xót xa đến tận cùng. Thế rồi đến khi đã bước qua đến bên kia con dốc của cuộc đời, thì Thị Nở đến, như một món quà của tạo hóa và nhưng cũng mở ra một bi kịch khác của trong cuộc đời hắn, đó là bi kịch bị từ chối quyền làm người. “Đàn ông đã chết hết hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy chồng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ”, câu nói cay nghiệt của bà cô đã làm Chí sực tỉnh khỏi cái giấc mơ tốt đẹp. Lời nói của nhân vật, hay chính là lời miệt thị của xã hội ngoài kia, họ đã hoàn toàn chặn đứng ước mơ làm lại cuộc đời của Chí Phèo, ước mơ được làm người lương thiện của hắn. Cuối cùng nhân tính trong con người của anh trai trẻ đã thức dậy sau hơn 20 năm bị chính hiện thực cuộc sống tàn ác vùi dập, Chí Phèo dường như đã hết bị đẩy đến con đường tận cùng không lối thoát, hắn muốn lương thiện, nhưng không ai cho hắn được lương thiện. Kết truyện bằng chi tiết Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự tử, để kết thúc chuỗi ngày tăm tối, sa đọa của mình, đánh dấu sự thức tỉnh nhân tính trong con người Chí, đồng thời bộc lộ khát khao được làm người lương thiện cùng cực, đến đau đớn đến mức phải lấy cái chết để chứng minh. Hơn thế, cái chết của Chí được xem là một chi tiết nhân văn, thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến tàn ác. Dẫu rằng việc dùng bạo lực là tiêu cực, nhưng trong hoàn cảnh ấy, thực sự người nông dân chỉ còn cách vùng lên đấu tranh. Không chỉ vậy, giá trị nhân văn của tác phẩm còn nằm ở chỗ tố cáo chế độ phong kiến thực dân thối nát và tàn bạo, khiến nhiều kiếp người khốn khổ phải lao đao, phải rơi vào bi kịch và tiêu biểu đó chính là nhân vật Chí Phèo. Cuối truyện Nam Cao để lửng một câu: “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”, Thị Nở nhìn bụng mình rồi nghĩ đến gã tình nhân vừa mới chết hôm qua, lòng thị không biết nghĩ gì, thị thương xót Chí, xót phận mình, rồi chắc cũng nghĩ đến cái tương lai nếu có một Chí Phèo con ra đời. Cái lò gạch cũ là nơi Chí Phèo bị , bỏ rơi, Thị Nở nghĩ về nó là nghĩ về tương lai một đứa trẻ nữa có thể cũng bị bỏ lại nơi ấy. Thế hóa ra rằng đi hết một vòng, cứ ngỡ Nam Cao cho chúng ta một cái kết mở nhưng đó lại là cái vòng lặp luẩn quẩn không lối thoát truyền kiếp của Chí Phèo ư? Có lẽ rằng Chí Phèo chết đi nhưng cái bi kịch của Chí Phèo vẫn còn đó, vẫn còn đeo bám những con người đang sống và sẽ sống trong tương lai.

Đọc thêm:  Học Excel – Bài 11: Nhập và xuất file văn bản - chinese.com.vn

Với Vợ nhặt, người đọc dường như cảm nhận nhận rõ được rằng giọng văn của Kim Lân nhẹ nhàng và hóm hỉnh, khác hẳn với giọng văn ngưng trọng và lạnh lẽo của Nam Cao. Tràng một anh trai thiết nghĩ rằng đỡ bất hạnh hơn Chí Phèo bởi Tràng có mẹ nuôi nấng, không phải chịu kiếp mồ côi, tuy vậy Tràng là thanh niên nghèo, xấu xí, ế vợ chính là bi kịch của Tràng. Thế nhưng dưới ngòi bút của Kim Lân, nhân vật dẫu rằng có thảm hại, chịu nhiều khổ sở nhưng họ vẫn luôn tìm được cho mình một ánh sáng. Mà ánh sáng của Tràng có lẽ bắt nguồn từ người vợ nhặt, có vợ Tràng thấy mình sống có trách nhiệm hơn, khao khát về một gia đình đầm ấm sâu sắc. Cũng từ câu chuyện mà vợ kể về hình ảnh đoàn người đói khát đi phát kho thóc, mà Tràng nhận ra được hướng đi mới để dẫn cả gia đình ra khỏi cơn nguy khốn khi cái đói cứ rình rập. Chi tiết cuối “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”, là một chi tiết đắt giá, nó trước hết là gợi ra cái cảnh nạn đói thê thảm năm 44-45, sau là gợi ra sự hiện diện của cách mạng đã về gần hơn với cuộc sống của những người nông dân cùng khổ. Ở Tràng dần có nhận thức, giác ngộ về cách mạng, bởi lẽ chỉ có cách mạng về thì người nông dân mới thoát khỏi cái cảnh khốn đốn, cầm cự trước nạn đói do lũ phát xít tàn ác gây ra.

Đọc thêm:  Cảm nghĩ về biển đảo Tổ quốc và người chiến sỹ hải quân - Thủ thuật

Cũng như Chí Phèo, cái kết của Vợ nhặt là một cái kết mở mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Tác giả nhìn nhận hiện thực ở một khía cạnh khác có phần nhẹ nhàng hơn, đó là lòng trân trọng những khát khao sống mãnh liệt, khát khao thay đổi cuộc đời đang kề cận bên bờ vực thẳm, là niềm tin bất diệt vào một tương lai tươi sáng. Thay vì luẩn quẩn bế tắc trong cái bi kịch đói kém, thì chính họ – những người nông dân nghẹo phải tự giải thoát cho mình, bản thân Tràng nghĩ đến việc phá kho thóc, nghĩ đến việc làm cách mạng, hướng về lá cờ đỏ sao vàng. Dù là cách nào cũng được, nhưng chúng đều là những con đường sáng đưa cả gia đình Tràng thoát ra khỏi sự tăm tối, khổ cực, thoát khỏi cái vị đắng nghét của nồi cháo cám. Đó là sự vận động tất yếu của xã hội loài người theo xu hướng tích cực, tác giả không nói rõ Tràng sẽ làm gì tiếp theo, thế nhưng một cái kết mở có hậu, đủ để người ta liên tưởng về một tương lai tốt đẹp cho gia đình Tràng khi cách mạng về.

Như vậy nhìn chung điểm giống nhau của hai tác phẩm chính là tính hiện thực sâu sắc đã phản ánh một cách rất rõ nét về cuộc đời và số phận đầy những bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ, mà tất cả những bi kịch khốn khổ ấy đều đến từ sự xâm lược của bọn thực dân phát xít, cùng với sự tàn ác đốn mạt của chế độ phong kiến vốn đã mục rỗng, thối nát. Tuy nhiên, nếu như Nam Cao viết về một Chí Phèo với những bi kịch nối tiếp bi kịch và sự bế tắc không lối thoát cho nhân vật, để rồi đặt một cái kết thúc tưởng là mở nhưng lại là mở ra một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, thể hiện rõ rằng Chí Phèo dẫu có chết thì cái bi kịch ấy vẫn còn đó, nó chỉ chuyển sang đối tượng khác mà thôi, thì đến tác phẩm Vợ nhặt, Nam Cao đã để lại trong lòng độc giả nhiều trăn trở về cuộc sống tăm tối, bế tắc của người nông dân trong chế độ cũ. Còn với Vợ nhặt của Kim Lân, sự khác biệt vốn đã bắt đầu từ giọng văn ấm áp, nhẹ nhàng, nhân vật bước những bước đi rất khó khăn để vượt qua số phận khốn khổ và chí ít trong tầm mắt họ có thể nhìn thấy được một tương lai tốt đẹp hơn ở lá cờ đỏ sao vàng. Chí ít rằng xã hội mà Tràng đang sống họ có đủ hơi ấm tình người và nhân vật Tràng không hề cô đơn, anh luôn được sống trong yêu thương, nhân vật dẫu có đói khổ, nhưng vẫn rất giàu có về mặt tinh thần. Chính vì thế nên kết thúc của câu chuyện cũng là một cái kết mở rất khoáng đạt, mở ra trong lòng người đọc nhiều hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp cho nhân vật. Có thể nói, so với Nam Cao thì Kim Lân tập trung nhiều vào giá trị nhân văn, tác giả miêu tả hiện thực để nhấn mạnh cái giá trị nhân văn mà mình muốn truyền tải, chứ không dồn nhân vật vào đường cùng.

Sở dĩ có sự khác nhau giữa cách xử lý truyện như vậy, trước hết là phụ thuộc vào phong cách viết của tác giả. Nhưng yếu tố cốt lõi trong giá trị nhân văn của tác phẩm còn phụ thuộc khá lớn vào hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và góc nhìn của hai tác giả là hoàn toàn khác nhau. Với Nam Cao, ông viết Chí Phèo vào năm 1941, là những năm tháng khốn khổ cùng cực nhất của nhân dân ta, có lẽ, cách mạng đối với người nông dân Việt Nam là còn quá mơ hồ. Thế nên, khi viết Chí Phèo, rõ ràng Nam Cao chỉ nhìn rõ được hiện thực tàn khốc và bi kịch của người nông dân, nhưng không thể tìm ra được cách giải quyết và lối thoát cho họ, bởi chính bản thân ôngđang mắc kẹt giữa cuộc đời lắm bất công như nhân vật Hộ của Đời thừa. Ngược lại, Kim Lân viết Vợ nhặt lần đầu tiên sau khi cách mạng tháng Tám vừa thành công, thế nên, tác giả đặt niềm tin vào cách mạng. Chính vì thế cả nội dung và giọng văn của tác giả đều vô cùng tươi sáng và tích cực, hướng người nông dân đến một lối thoát, một cách giải quyết vô cùng hợp lý và tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button