So sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

1. Điểm giống và khác nhau giữa hình tượng người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí:

Giống nhau

– Bài thơ “Tây Tiến” và “Đồng Chí” đều được ra đời vào năm 1948.

– Tác giả Quang Dũng và tác giả Chính Hữu đều là nhà thơ quân đội. Cả hai nhà thơ sáng tác cùng nói đến vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Khác nhau

Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến:

– Xuất thân: Người lính Tây Tiến có xuất thân từ đô thành, đa số họ từ Hà Nội thanh lịch đi ra. Người lính Tây Tiến là các chàng thanh niên có học thức. Vì thế đôi khi họ có “Đêm mơ Hà Nội”.

– Bối cảnh hoạt động: Hình ảnh người lính hiện ra trong khung cảnh núi rừng miền Tây vừa hiểm trở, hùng vĩ, vừa hoang dại đến lạ thường. Đó là những con dốc “khúc khuỷu” và “thăm thẳm”, là nơi”thác gầm thét, cọp trêu người” khiến cho cả “đoàn quân mỏi” trong màn sương lấp,.…

– Đặc điểm: Người lính mang trong mình một vẻ đẹp khác thường; vừa dữ dội, hào hùng lại vừa mơ mộng, hào hoa. – Hình tượng dữ dội, hào hùng của người lính Tây Tiến được thể hiện ở ngoại hình: Cả đoàn quân “không mọc tóc” và “dữ oai hùm” với đôi “mắt trừng”. Các chiến binh trở nên lạ thường sau cơn sốt rét rừng, những cuộc hành quân “vượt cồn mây”. Người lính tuy xanh xao nhưng vẫn rất oai phong, lẫm liệt, tựa như mang cả hồn thiêng rừng núi thăm thẳm.

– Hào hùng ngay cả trong ý chí. Các anh không tiếc nuối, nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Cái chết luôn rình rập nhưng cũng không hề cản bước họ ra nơi chiến trường khốc liệt, nguyện giữ vững vùng đất biên giới Việt – Lào.

– Hào hùng ngay cả trong cái chết: Có thể nói rằng người chiến binh ngã về với đất trong một hoàn cảnh rất buồn. Nhà thơ cho biết đồng đội của ông nằm xuống, nhưng ngay cả tấm manh chiếu bó thân cũng không có, sự ra đi vĩnh viễn của những người lính đó thật là anh hùng, vĩ đại. Con sông Mã đã thay lời sông núi nói lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa những người chiến sĩ Tây Tiến.

– Mơ mộng, hào hoa ở trong tâm hồn: Tâm hồn của người chiến sĩ plhết sức hào hoa “gửi mộng qua biên giới” và mơ mộng về dáng kiều thơm, quyến rũ, thanh lịch của người con gái thủ đô. Chính điều này có lẽ đã tiếp sức cho các anh bộ đội đi tới đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc.

Hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí:

– Xuất thân: quê hương của những người lính Đồng chí là những người nông dân đi từ những làng quê nghèo “đất cày lên sỏi đá”.

– Bối cảnh hoạt động: Hình ảnh người lính cầm súng đứng nơi rừng hoang sương muối chờ đợi giặc. Khung cảnh nơi đây không rõ nét hoang vu, hiểm trở như rừng núi ở người lính Tây Tiến.

– Đặc điểm: Dưới ngòi bút của Chính Hữu người chiến binh hiện ra với dáng vẻ bình dị, chất phác và lam lũ:

+ Dáng vẻ chất phác: Nhớ về quê hương, về gian nhà trống, về giếng nước gốc đa. Còn ở người lính Tây Tiến nhớ quê hương có phần kiêu sa, mĩ lệ hơn là nhớ “dáng kiều thơm”.

+ Dáng vẻ lam lũ: Người chiến sĩ trong Đồng chí khoác trên mình bộ trang phục có phần thiếu thốn: áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày.

=> Như vậy, trong Đồng chí của Chính Hữu sử dụng búp pháp tả thực. Nhà thơ đặc biệt chú trọng đến vẻ đẹp của tình đồng chí – những người cùng chung quân ngũ và chung cả lý tưởng. Còn với người chiến sĩ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã khái quát lên vẻ đẹp chung của người lính trên đường hành quân và hoạt động hiểm trở ở vùng biên giới xa xăm.

2. Dàn ý so sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí ngắn gọn nhất:

Mở bài

– Khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.

– Dẫn dắt giới thiệu hình tượng người lính trong hai bài thơ Tây Tiến và Đồng Chí.

Thân bài

a) Điểm giống nhau:

– Hai bài thơ đều được sáng tác vào năm 1948.

– Hai bài thơ đều được sáng tác vào năm 1948.

– Hoàn cảnh tác phẩm là ở chiến trường vùng Tây Bắc.

– Quang Dũng và Chính Hữu đều là những người lính thực thụ đã từng cầm súng bước ra từ nơi chiến trường khốc liệt.

b) Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

– Xuất thân: Những chàng thanh niên trẻ tuổi đến từ thủ đô. Tâm hồn mang vẻ lãng mạn, hào hoa.

– Hoàn cảnh chiến đấu:

+ Ở nơi chiến trường vùng biên giới Việt – Lào.

+ Chặng đường hành quân ra trận hiểm trở, khúc khuỷu.

+ Điều kiện chiến đấu vô cùng thiếu thốn, đối mặt với bệnh sốt rét rất kinh hoàng.

+ Thường xuyên có người hi sinh trên chặng đường ra trận bởi bom đạn và bệnh tật.

– Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Hậu quả của bệnh sốt rét “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” nhưng mang nét đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ địch.

– Hào hùng, bất khuất ở trong lý tưởng chiến đấu:

+ Không tiếc thân mình, một lòng hy sinh vì Tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

+ Cái chết bất khuất, hiên ngang, bi thương “Rải rác biên cương mồ viễn xứ…Áo bào thay chiếu anh về đất”

– Hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn:

Đọc thêm:  Bài văn Suy nghĩ về rừng bị tàn phá, hay, tuyển chọn - Thủ thuật

+ Say sưa cùng với điệu nhạc, nhảy múa vui mừng trong lúc tập kết về doanh trại.

+ Khao khát hạnh phúc, tình yêu “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

=> Tâm hồn những người lính Tây Tiến trẻ trung, bay bổng, vô cùng lãng mạn tiếp thêm sức mạnh để họ trở nên kiên cường mạnh mẽ trong chiến đấu.

c) Hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

– Xuất thân: Người nông dân nghèo áo bùn lấm lem, đi ra từ làng quê nghèo.

– Điều kiện chiến đấu:

+ Chiến trường vùng Việt Bắc khắc nghiệt.

+ Đối mặt với bệnh sốt rét rừng.

+ Vật chất thiếu thốn, cuộc chiến khó khăn, gian khổ.

=> Hình tượng người lính được tác giả miêu tả một cách chân thực.

– Dáng vẻ ngoại hình: Hình tượng người lính khổ cực, nghèo nàn

“Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày”

=> Vẻ đẹp người lính đến từ sự giản dị chân chất.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

+ Thể hiện qua tình đồng chí gắn bó đậm sâu.

+ Cùng chung hoàn cảnh, có sự thông cảm lẫn nhau, gắn bó tình nghĩa sâu sắc, đồng cam cộng khổ cùng nhau vượt qua khó khăn lúc ốm đau bệnh tật.

+ Cùng kề vai nhau bước vào nơi chiến trường khốc liệt, thấu hiểu cho nhau sự mất mát, hy sinh trong chiến đấu

+ Tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường vượt qua mọi gian khổ khó khăn trong chiến tranh.

Kết bài

Nêu cảm nhận về hình tượng người lính trong hai bài thơ Tây Tiến và Đồng Chí.

3. So sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí hay nhất:

Nhắc đến những nhà thơ cách mạng nổi tiếng của dân tộc không thể không nhắc đến hai nhà thơ Quang Dũng và Chính Hữu. Cả hai nhà thơ đều là những người nghệ sĩ tài hoa và có các nét điển hình trong phong cách nghệ thuật của mình. Những tác phẩm của Quang Dũng và Chính Hữu chứa đựng giá trị to lớn và có nhiều nét tương đồng khi chủ đề đều hướng đến cách mạng một nền đại chúng mang ý nghĩa quan trọng cho toàn bộ tác phẩm, những giá trị ấy làm nên những ý nghĩa to lớn và hạnh phúc đối với mỗi con người.

Trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng biệt tài sử dụng ngôn ngữ của ông đã góp phần tạo ra những giá trị vô cùng to lớn trong phong cách của người. Điều đó làm nên sự sống động như đang được sống trong những giây phút hào hùng của người lính đã xuất hiện trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên với hình tượng của những người anh hùng, bền bỉ, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, gian nan, mọi hiểm nguy để có thể làm nên những điều có ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Với nghệ thuật sử dụng hình tượng nhân vật và ngôn ngữ sinh động hấp dẫn được sử dụng có ý nghĩa và sử dụng một cách mạnh mẽ:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tinh nghịch, ngập tràn giá trị sắc màu, mức độ hiểm trở nguy hiểm có trong bài thơ đã được thể hiện ở một mức độ cao nhất và trừu tượng hóa trong ngôn ngữ tạo nên những sắc màu sống động trong giây phút hào hùng, ý nghĩa.

Đối với Chính Hữu bài thơ mang đến một phong cách khác lạ hoàn toàn khi hiện thực xã hội và nghệ thuật chân thực hiện lên mang nét đặc trưng trong cuộc đời của nhà thơ. Những tác phẩm ấy không chỉ có giá trị mạnh mẽ với những vần thơ mang chất chân chất mà nó còn phản ánh được cuộc sống của những người lính cách mạng khi họ phải rời xa quê nhà, rời xa những người thân yêu của mình để đến những vùng đất mới. Những người chiến sĩ đến từ khắp mọi miền đất nước, và họ đã tạo nên một gia đình lớn không chỉ mạnh mẽ mà còn đang sống động trong mỗi khoảnh khắc. Mỗi bài thơ đều đem lại những màu sắc tươi tắn lung linh, sống động cùng với đó tạo thành nhịp sống của những người lính cách mạng.

Trải qua nhiều năm kháng chiến những người lính chiến sĩ kiên cường của ta đã đứng lên tạo nên những giá trị sống to lớn mạnh mẽ và ý nghĩa nhất đối với mỗi con người, những niềm vui, niềm yêu thương hồ khởi được toát lên trong những vần thơ ca của tác giả, bằng niềm tin cùng với sự yêu thương thì những người chiến sĩ ở những phương trời xa xôi đã tụ họp về đây dưới cùng một mái nhà rồi họ đã cùng nhau làm nên lịch sử với những những chiến công vang dội.

Những người lính chiến sĩ đã luôn ở bên nhau, luôn đoàn kết và cùng nhau làm nên lịch sử với những phút giây hào hùng. Qua đó thể hiện một cuộc sống vui tươi và đầy hạnh phúc:

“Súng bên súng đầu gác bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”

Những ngôn từ mang đậm tính chân thực, làm cho những cuộc đời càng thêm ý nghĩa hơn đối với mỗi con người. Đối với những người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí thì hoàn cảnh xuất thân của họ là từ những người nông dân đang phải đương đầu và cố gắng ngày đêm để tạo ra những thành quả to lớn đối với dân tộc. Hoàn cảnh của họ rất khó khăn và họ đã tạo nên những phút giây thiêng liêng lịch sử. Đây cũng chính là động lực to lớn nhất để họ luôn cố gắng và hướng tới để làm nên những giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Người đọc đều thấy ở hai bài thơ là phong cách sử dụng ngôn ngữ điển hình góp phần làm nổi bật lên toàn bộ bài thơ. Các tác phẩm này đều có giá trị để cho nhân loại những nét mạnh mẽ và điển hình nhất. Có thể thấy trong hai bài thơ có sự khác nhau trong ngôn ngữ khi Tây Tiến sử dụng ngôn ngữ bi tráng, hào hùng, mang nhiều sắc màu biểu tượng. Còn ngôn ngữ bài thơ Đồng Chí chất phác, giản dị mang giá trị về sắc màu góp phần làm nổi bật lên toàn bộ tác phẩm. Hai nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, nhưng mục đích chúng ta có thể thấy là giống nhau, trong biệt tài sử dụng ngôn ngữ nhân vật.

Đọc thêm:  Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (trang 40, 41, 42 lớp 7)

Đối với tác phẩm của mình nghệ thuật của nhà thơ được thể hiện phong phú qua những nét điển hình đặc sắc. Trong tác phẩm những hình tượng nổi bật hiện lên mang màu sắc tươi tắn góp phần tạo nên những hình ảnh có giá trị cao. Cách sử dụng ngôn ngữ có sự khác biệt và cách tạo hình nhân vật có tính biệt lập đã làm sống động nhộn nhịp lên những giây phút hân hoan và thể hiện sự biệt lập đối với cuộc sống của nhân vật. Tác phẩm của hai nhà thơ Quang Dũng và Chính Hữu đã đem lại những ý nghĩa biểu tượng về cuộc sống và giá trị ý nghĩa sâu sắc đối với toàn bộ bài thơ.

Những hình ảnh mang những đặc điểm điển hình sâu sắc đã tạo nên những nét đặc sắc riêng trong mỗi tác phẩm và giá trị to lớn mà nó đã để lại cho cả nhân loại là những cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa nhất.

4. So sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí ý nghĩa nhất:

Ở mỗi thời kỳ lịch sử, hình tượng trung tâm trong văn học kháng chiến đó là hình tượng người lính. Trong đời sống thơ ca, cũng như trong thực tế tình tượng người lính đều có những đặc điểm khác nhau. Có hai loại người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp: một là những người lính xuất thân từ nông dân như trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu; hai là những người lính xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị như bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Cả hai hình tượng người lính trong hai bài thơ đều cùng chung một lí tưởng yêu nước giết giặc vì nhân dân, vì Tổ quốc.

Trong bài thơ Tây Tiến người lính được xây dựng theo cảm hứng lãng mạn, điều đó được thể hiện qua cái phi thường. Khung cảnh mà người lính hoạt động là một khung cảnh hiểm trở, gian nan:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Chi tiết những vực sâu thẳm, độ cao, heo hút càng làm tăng vẻ hào hùng ở người lính chứ không hề có chút đe dọa người lính. Không những vậy trong thiên nhiên còn ẩn chứa biết bao nhiêu những hiểm nguy:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.”

Người lính Tây Tiến thật là phi thường. Họ gần với những người hiệp sĩ vì nghĩa lớn, nhưng người lính ấy là những con người bằng xương bằng thịt đang hết mình chiến đấu những gian khổ đang phải đối mặt trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”

Những gian khổ của người lính Tây Tiến ở rừng đã được thể hiện vô cùng chân thật, thiếu thuốc sốt rét đến mức đầu rụng hết tóc. Nhưng những điều này không hề làm người lính yếu đi mà càng thể hiện sự oai hùng đầy tự hào. Cái chết cũng đầy bi hùng, thấm đẫm tinh thần hi sinh anh dũng của người hiệp sĩ:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Người lính Tây Tiến mang theo những nét hào hoa đặc trưng của các thanh niên miền đất Hà Nội thời bấy giờ đi chiến đấu – trong đó có nhà thơ Quang Dũng. Màu sắc lãng mạn cũng bao phủ tình quân dân:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.”

Dường như con người như đang đi lạc vào thiên nhiên mộng mơ, vào xứ lạ, phương xa mà chúng ta thường thấy ở trong cảm hứng lãng mạn. Những người lính mang giấc mơ của những thanh niên Hà Nội tràn đầy lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

Nhà thơ Chính Hữu đã viết bằng bút pháp hiện thực khi miêu tả hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí. Hình ảnh người lính hiện lên với dáng vẻ lam lũ, chất phác của người nông dân mặc áo lính. Những người lính Đồng chí là đến từ khắp mọi miền đất nước, đến từ những làng quê nghèo gặp nhau cùng chung trong lí tưởng cứu nước:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Người lính đã nâng từ tình yêu giai cấp lên thành tình đồng chí – một tình cảm rất mới mẻ:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Tâm tư của những người chiến sĩ mở ra khi tấm chăn đắp lại, họ tâm sự hiểu rõ về hoàn cảnh nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.”

Người lính thương yêu quê hương, yêu gia đình khi nghe thấy cột gió lung lay từng gốc cột của ngôi nhà ngoài chiến trường, họ phải vì nghĩa lớn. Tinh thần hiệp sĩ những người lính Đồng chí lại rất gần với những người lính Tây Tiến. Họ sẵn sàng chịu mọi gian khổ cho đến tột cùng kháng chiến:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài miếng vá

Nụ cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Tâm hồn của người lính đã được nuôi dưỡng bởi tình đồng chí, họ đã biến thành sức mạnh để chiến đấu vì nhân dân, vì Tổ quốc. Bút pháp miêu tả trọng bàu thơ cũng khác biệt nhau. Khi Quang Dũng nói chiếc áo là áo bào mang tính chất hiệp sĩ còn với Chính Hữu nói “áo anh rách vai” một cách rất hiện thực. Họ đã cùng nhau vươn lên đến đỉnh cao của tình đồng chí:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đọc thêm:  Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Đầu súng trăng treo.”

Cặp đồng chí này lại nói về cặp đồng chí kia, nói cái cụ thể gợi ra đến tận vô cùng. Súng và trăng, xa và gần, tôi với anh như hai người xa lạ, chẳng hẹn mà lại quen nhau. Súng và trăng dịu hiền nhưng cứng rắn. Súng và trăng chính là sự biểu hiện cao cả cho tình đồng chí trong bài thơ.

Yếu tố hiện thực mới mẻ kết hợp với tinh thần lãng mạn cách mạng đó là vẻ đẹp riêng biệt của hình tượng người lính trong Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.

5. So sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí ấn tượng nhất:

Chắc hẳn chúng ta đã đều bắt gặp hình ảnh người lính trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ nhưng lại rất hào hùng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng. Hình ảnh người lính với những đặc điểm chung và những nét riêng độc đáo đã mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về người lính trong thời kháng chiến. Đồng thời, đó cũng là lời sẻ chia cùng với biết bao cảm xúc của hai nhà thơ tài năng và tinh tế.

Chính Hữu và Quang Dũng đã viết thơ trong giai đoạn lịch sử oai hùng xây dựng nên hình tượng người lính chân thực qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tây Tiến”. Họ đều là những người lính mang nét hào hùng và rất mực lãng mạn, hào hoa. Người lính Tây Tiến xuất hiện trên một khung cảnh thiên nhiên đất trời hiểm trở, kỳ vĩ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Hình ảnh những dốc đèo khúc khuỷu, heo hút kết hợp cùng với “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” đã diễn tả khung cảnh thiên nhiên một cách chân thực tuy hùng vĩ nhưng lại hiểm trở vô cùng, khiến những người lính hoạt động vất vả, gian lao trên chặng đường hành quân. Người lính Tây Tiến vẫn trong tư thế ung dung, chủ động, lạc quan đối diện với thiên nhiên thực tại vô cùng khắc nghiệt:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh về sự hi sinh, mất mát đầy thương đau mà có thể bất kỳ người lính nào cũng phải đối mặt. Những người lính ấy vẫn một lòng với đất nước, hừng hực căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu để đền đáp sự hi sinh anh dũng của đồng đội trên đường hành quân ra trận. Người lính Tây Tiến vẫn lạc quan trong hoàn cảnh rừng thiêng nước độc, lý tưởng cách mạng đã tiếp thêm sức mạnh nghị lực cho họ:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Trong cuộc chiến tranh, sự mất mát là không thể nào tránh khỏi, nhà thơ Quang Dũng đã nhắc đến việc người lính trở về với đất mẹ một cách rất cao cả, bi hùng: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Vẻ đẹp hào hùng của người lính cũng được Chính Hữu phác họa rất rõ nét. Họ là những con người không ngại gian khó, hiểm nguy, đặt lý tưởng, mục tiêu chiến đấu lên trên hết:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”

Trong hoàn cảnh “rừng hoang sương muối” vô cùng khắc nghiệt nhưng điều đó cũng không thể làm cho những người lính nản ý chí, chùn bước chân. Họ là những người lính bất khuất, hiên ngang “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Trong bài thơ ngoài vẻ đẹp hào hùng những người lính còn mang cả vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Những nét hào hoa ấy được thể hiện qua những lễ hội vui tươi, đầm ấm cùng với đồng bào vùng cao.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Câu thơ “Đầu súng trăng treo” thể hiện sự lãng mạn của những người lính Đồng chí. Chính Hữu và Quang Dũng đều đã từng cầm súng chiến đấu vì đất nước nên họ có những kỉ niệm và trải nghiệm sâu sắc để từ đó chắp bút về người lính cảm động và đặc sắc. Ngoài những đặc điểm chung, hình tượng người lính ở hai bài thơ còn có những nét riêng biệt và ấn tượng. Đa phần người lính Tây Tiến ra đi từ Hà Nội, họ là những chàng trai trẻ tuổi vừa mới bước ra từ môi trường giảng đường. Còn ở người lính ở Đồng chí”, họ là những người nông dân nghèo đói bỏ chiếc áo lấm bùn để khoác lên mình màu áo lính xanh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Nếu như Chính Hữu dùng bút pháp tả thực của mình để làm nổi bật lên vẻ đẹp của tình đồng chỉ có cùng chung quân ngũ, hoàn cảnh, lý tưởng thì nhà thơ Quang Dũng lại khái quát vẻ đẹp chung người lính trên đường hành quân ra trận với bao gian truân thử thách. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến được gợi ra từ bao kỉ niệm, cảm xúc vô cùng thiêng liêng của tác giản trong khoảng thời gian gắn bó sâu đậm với đoàn quân Tây Tiến. Để xây dựng hình tượng người lính một cách sinh động tác giả đã sử dụng bút pháp tài tình của mình với sự lãng mạn trên nền hiện thực.

Qua hai bài thơ “Tây Tiến” và “Đồng chí”, Hai nhà thơ Quang Dũng và Chính Hữu đã phác họa thành công hình ảnh những người lính trong Tây Tiến và Đồng chí có những nét chung và nét riêng biệt, để từ đó góp phần làm cho bức tranh ngôn từ đã phác hoạ ra chân dung của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp một cách hoàn chỉnh.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button