So sánh phiên âm và dịch thơ bài Tỏ lòng – Đọc Tài Liệu

Bạn đang muốn kiếm văn mẫu so sánh phiên âm và dịch thơ bài Tỏ lòng? Cùng Đọc tài liệu tìm hiểu các ý sau đây để làm rõ nhé:

So sánh phiên âm và dịch thơ bài Tỏ lòng

So sánh phiên âm và dịch thơ bài thơ Tỏ Lòng chủ yếu thể hiện cách hiểu sâu sắc nhất ở trong 2 câu thơ: đề và thực) của bài thơ:

Câu đề

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (phiên âm)

“Múa giáo non sông trải mấy thu” (dịch nghĩa)

Ta thấy hai từ “múa giáo” chưa thể hiện được hết ý nghĩa của hai từ “hoành sóc”. “Hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Từ ý nghĩa lẫn âm hưởng, từ “hoành sóc” đều tạo ra cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn.

Hình ảnh tráng sĩ hiện lên trong hành động cắt ngang ngọn giáo với mục đích giữ gìn non sông đã mấy thu rồi. Các bản dịch thơ dịch “hoành sóc” bằng “múa giáo”. Theo tôi, cách dịch như vậy là hay nhưng chưa có sức âm vang. “Múa giáo” thể hiện sự điêu luyện, bền bỉ, dẻo dai nhưng thiếu đi độ cứng rắn, mạnh mẽ. “Cầm ngang ngọn giáo” khắc hoạ được tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi của người trai thời Trần. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước. Đó chính là dáng đứng của con người Việt Nam đời Trần.

Trong câu thơ đầu này, con người xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian đều rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên theo chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm, không phải mới một năm mà đã mấy năm rồi (cáp kỉ thu). Con người cầm cây tr­ường giáo (cũng đo bằng chiều ngang của non sông), lại được đặt trong một không gian, thời gian như thế thì thật là kì vĩ. Con ng­ười hiên ngang ấy mang tầm vóc của con ng­ười vũ trụ, non sông.

Đọc thêm:  Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Ông đồ - Thủ thuật - TaimienPhi.vn

Câu thực

“Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phiên âm)

“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” (Dịch nghĩa)

Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu : Thứ nhất, ta có thể hiểu là “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Nhưng cũng có thể giải thích theo cách khác, với cách hiểu là: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu. Có thể nói quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, không những nó có được đầy đủ binh hùng tướng mạnh mà còn có những vị đại tướng quân trí dũng song toàn (như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…). Vì thế thật không quá khoa trương khi nói: cái khí thế ấy đúng là đủ sức làm đổi thay trời đất.

“Tam quân” là chỉ quân đội, dân tộc; “Ngưu” có nghĩa: là sao Ngưu, là trâu. Hình ảnh ba quân trong tư thế xông lên giết giặc với khí thế bừng bừng. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần của “hào khí Đông A”. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn. Tác giả Trần Trọng Kim dịch là “Ba quân hùng khí át sao Ngưu”, còn Bùi Văn Nguyên dịch là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Tôi thích cách dịch của Trần Trọng Kim, bởi lẽ dịch “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” nói được sức mạnh, khí thế dũng mãnh “Sát Thát” của quân đội, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ một khi chúng tràn tới… nhưng chưa nói được tầm vóc. Hơn nữa dịch “át sao Ngưu”… câu thơ có lẽ giàu hình ảnh, gợi cảm hơn, kết hợp với câu thơ thứ nhất mở ra cả một không gian rộng lớn, vì thế ý thơ cũng giàu sức khái quát hơn.

Đọc thêm:  Phân tích chi tiết bát cháo hành trong truyện "Chí Phèo" và bát cháo

Xem thêm: Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Câu luận

“Nam nhi vị liễu công danh trái” (Phiên âm)

“Công danh nam tử còn vương nợ” (Dịch thơ)

Tỏ lòng là bài thơ nói chí. Đó là cái chí của những bậc nam nhi trong thiên hạ. Chính vì thế, món “nợ công danh” mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý “chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước”. Theo quan niệm lí tưởng của trang nam nhi thời phong kiến thì công danh được coi là một món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh mới hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước. Ở phần cuối của bài thơ, tác giả vẫn “thẹn” vì mình ch­ẳng đ­ược như Vũ Hầu Gia Cát Lượng, nghĩa là vẫn muốn lập công lập danh để giúp nước giúp đời.

Câu kết

“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” (Phiên âm)

“Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” (Dịch nghĩa)

Trong câu thơ cuối, nỗi “thẹn” đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chưa có đ­ược tài năng mưu lược như Vũ Hầu Gia Cát Lượng (Khổng Minh – đời Hán) để giúp dân cứu nước, thẹn vì trí và lực của mình thì có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nước còn quá bộn bề. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão cũng là những day dứt của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Khuyến sau này. Đó là những nỗi thẹn có giá trị nhân cách – nỗi thẹn của những con người có trách nhiệm với đất nước, non sông.

Đọc thêm:  Viết 4 - 5 câu về tranh (ảnh) cảnh vật thiên nhiên - VnDoc.com

Hết

Xem thêm:

  • Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
  • Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng
  • Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
  • Phân tích hào khí Đông A qua bài thơ Tỏ Lòng
  • Ý nghĩa nhan đề bài Tỏ lòng
  • So sánh phiên âm và dịch thơ bài Tỏ lòng
  • Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng
  • Phân tích hai câu đầu bài Tỏ lòng
  • Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng
  • Soạn bài Tỏ lòng

Trên đây là một số luận về việc so sánh phiên âm và dịch thơ bài Tỏ lòng, mong rằng nội dung này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài thơ!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button