Soạn bài Bài ca ngất ngưởng trang 37 – SGK Ngữ Văn 11 Tập 1

Bài ca ngất ngưởng đã hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ sau những trải nghiệm về chốn quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, khát vọng được sống tự do, tự tại. Có thể thấy, trong xã hội lúc bấy giờ, cái “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân cũng như một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Tài liệu Soạn văn 11: Bài ca ngất ngưởng, được Download.vn giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng – Mẫu 1

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, sinh ra trong một gia đình Nho học.

– Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

– Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sống trong hoàn cảnh khó khăn, chính thời gian này, ông có điều kiện tham gia sinh hoạt ca trù.

– Năm 1819, thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan, nhưng con đường làm quan không mấy bằng phẳng.

– Các tác phẩm của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Bài ca ngất ngưởng, Tự thuật, Vịnh mùa thu…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác năm 1848, sau khi Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: 6 câu đầu. Sự ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp.
  • Phần 2: 12 câu tiếp. Sự ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ.
  • Phần 3: Câu thơ còn lại. Lời khẳng định cá tính của nhà thơ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Sự ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

– “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta): Quan niệm con người sinh ra do “ý của trời đất” bởi vậy cần phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời.

– “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”:

  • Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng”: diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ.
  • Nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

– 4 câu thơ tiếp: những việc đã làm ở chốn quan trường và tài năng của bản thân.

  • Giỏi văn chương (khi thủ khoa), dùng binh (thao lược): văn võ toàn tài.
  • Danh vị xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên.
Đọc thêm:  3 bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật cô em gái (Kiều Phương

=> Lời tự thuật chân thành của nhà thơ, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng, khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng.

2. Sự ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

– Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân “Cưỡi bò đeo đạc ngựa, Đi chùa có gót tiên theo sau”: Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần.

– Quan niệm sống:

  • “Được mất dương dương người tái thượng/Khen chê phơi phới ngọn đông phong”: Sống như người thời thượng cổ, không quan tâm chuyện được mất; bỏ ngoài tai mọi sự khen chê.
  • “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng/Không Phật, không tiên, không vướng tục”: Cuộc sống hưởng thụ, không vướng trần tục.

=> Quan điểm sống kì lạ mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ.

– Quãng đời sau khi cáo quan về quê: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật. Qua đó ông cũng khẳng định tấm lòng của bậc trung thần, trước sau như một.

3. Lời khẳng định cá tính của nhà thơ

“Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: Lời hỏi cũng là lời khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”.

=> Khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Cái ngất ngưởng của ông không phải là cách sống tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, cái bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh chị hãy xác định ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh sử dụng đó.

– Từ ngất ngưởng được sử dụng 5 lần.

– Nhan đề “Bài ca ngất ngưởng”: sự cá tính, bản lĩnh.

– Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: tài năng, bản lĩnh trong lĩnh vực quân sự.

– Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.

– Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: thần tiên cũng thấy thú vị trước phong cách sống độc đáo, khác lạ của ông.

– Trong triều ai ngất ngưởng như ông: bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử mà chỉ có Nguyễn Công Trứ mới có.

Đọc thêm:  Hướng dẫn đăng ký, tạo tài khoản luyện thi Violympic - VnDoc.com

Câu 2. Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ thì con người sinh ra do “ý của trời đất” bởi vậy cần phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời. Bản thân Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho có lí tưởng hoài bão lớn. Bởi vậy dù biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng ông vẫn ra làm quan.

Câu 3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

– Nguyễn Công Trứ đã hiểu rõ được tài năng của bản thân, cũng như cảm thấy tự hào vì có những thành công trên con đường công danh.

– Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.

– Đánh giá về sự ngất ngưởng của mình: Sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình

Câu 4. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

  • Số câu: thông thường một bài hát nói có 11 câu, nhưng bài thơ này có 19 câu (không bị giới hạn bởi số câu)
  • Số chữ trong mỗi câu: không có quy định cụ thể, mà sử dụng linh hoạt.
  • Vần thơ: không bị giới hạn, sử dụng linh hoạt.
  • Luật: Không có quy định chặt chữ như thơ Đường.

=> Ý nghĩa: Phù hợp với việc diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt rất phù hợp với nội dung của Bài ca ngất ngưởng.

II. Luyện tập

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ.

Gợi ý:

  • Bài ca ngất ngưởng: phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.
  • Bài ca phong cảnh Hương Sơn: nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh chị hãy xác định ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh sử dụng đó.

– Từ “ngất ngưởng” được sử dụng năm lần.

– Ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh:

  • Nhan đề “Bài ca ngất ngưởng”: sự cá tính, bản lĩnh.
  • Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: tài năng quân sự
  • Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: tư thế lắc lư, nghiêng ngả
  • Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: cái chơi ngông hơn người
  • Trong triều ai ngất ngưởng như ông: cách sống bản lĩnh, coi thường danh lợi
Đọc thêm:  Chi tiết dòng nước mắt trong Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 2. Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Nguyễn Công Trứ cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất” cần có trách nhiệm với cuộc đời. Không chỉ vậy, ông xuất thân là một nhà nho, mang trong mình hoài bão, khát vọng lập công danh để phò vua giúp nước, nên dù biết việc làm quan gò bó, mất tự do nhưng vẫn ra làm quan.

Câu 3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

– Nguyễn Công Trứ cho mình là ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, phẩm chất hơn người của bản thân.

– Ông đánh giá về sự ngất ngưởng của mình:

  • Lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.
  • Không bận tâm đến những lời khen chê, chuyện được mất.
  • Đắc ý và sảng khoái về cái tôi ngông độc đáo của bản thân.

Câu 4. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

– Những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật:

  • Số câu: thông thường một bài hát nói có 11 câu, nhưng bài thơ này có 19 câu (không bị giới hạn bởi số câu)
  • Số chữ trong mỗi câu: không có quy định cụ thể, mà sử dụng linh hoạt.
  • Vần thơ: không bị giới hạn, sử dụng linh hoạt.
  • Luật: Không có quy định chặt chữ như thơ Đường.

– Ý nghĩa của tính chất tự do: Phù hợp với việc diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt rất phù hợp với nội dung của Bài ca ngất ngưởng.

II. Luyện tập

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ.

Gợi ý:

Sự khác biệt về mặt từ ngữ giữa “Bài ca ngất ngưởng” và “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”:

  • Bài ca ngất ngưởng: Tự do, phóng khoáng (ngất ngưởng, phau phau, đủng đỉnh, dương dương, phơi phới…)
  • Bài ca phong cảnh Hương Sơn: Nhẹ nhàng, trầm tĩnh (non non, nước nước, mây mây, thoảng…)
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button