Soạn bài Chuyện bốn mùa lớp 2 sách Kết nối tri thức chi tiết – Monkey

Phần I: Soạn bài chuyện bốn mùa lớp 2 phần Khởi động

Trước khi đi vào bài học Chuyện bốn mùa sách tiếng Việt lớp 2 tập 2, ba mẹ cùng các em hãy cùng Monkey trải qua phần Khởi động. Câu hỏi của phần này như sau:

Em hãy kể tên các mùa trong năm và cho biết thời tiết ở nơi em đang ở như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Các mùa trong năm gồm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

  • Em hãy quan sát thời tiết nơi em đang ở xem có gì đặc biệt. Ví dụ như: nắng, mưa, trời âm u, lạnh,…

    • Thời tiết nơi em đang ở hôm nay nắng to, trời xanh rất nóng.

    • Thời tiết nơi em đang ở hôm nay có mưa to, mây đen, thỉnh thoảng có sấm chớp.

    • Thời tiết nơi em đang ở hôm nay có gió thổi rất lạnh, trời không có nắng.

Phần II: Soạn bài bài chuyện bốn mùa lớp 2 phần Đọc

Với câu hỏi ở phần khởi động vừa rồi, chắc hẳn các em đã biết chủ đề bài học của chúng ta hôm nay là gì rồi. Đó chính là bài học liên quan đến chủ đề về thời tiết và các mùa trong năm.

Chúng ta sẽ cùng nhau đọc sách tiếng Việt lớp 2 chuyện bốn mùa để hiểu rõ nội dung của bài học. Monkey khuyến khích ba mẹ đọc mẫu để giúp các con biết cách đọc diễn cảm, đồng thời các bé cũng nên đọc đi đọc lại nhiều lần để nâng cao kỹ năng đọc – hiểu tiếng Việt.

Trong bài chuyện bốn mùa lớp 2 tập 2 có một số từ ngữ khó, Monkey sẽ giải nghĩa cụ thể dưới đây để các em hiểu bài hơn. Cụ thể:

  • Đâm chồi: mọc ra những mầm non.
  • Đơm: nảy ra.

Ngoài các từ được kiệt kê ở trên, trong quá trình học bài câu chuyện bốn mùa sách tiếng Việt lớp 2 nếu em còn gặp từ nào khó hiểu thì hãy hỏi thêm ba mẹ hoặc thầy cô nhé. Tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ luôn là cách bổ sung vốn từ vựng tiếng Việt cho bản thân rất hiệu quả.

Phần III: Câu hỏi bài tập tiếng Việt lớp 2 chuyện bốn mùa

Qua bài đọc tiếng việt lớp 2 tập 2 chuyện bốn mùa ở trên, các em hãy tìm hiểu nội dung bài học bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?

Phương pháp giải bài tập:

Các em hãy đọc kỹ lại câu đầu tiên của bài tiếng Việt lớp 2 chuyện bốn mùa.

Câu trả lời: Bốn nàng tiên được nhắc đến trong sách tiếng Việt lớp 2 bài 1 chuyện bốn mùa tượng trưng cho các mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Câu 2: Theo nàng tiên mùa hạ, vì sao thiếu nhi thích mùa thu?

Phương pháp giải bài tập: Em hãy đọc lại lời nói của nàng tiên mùa Hạ để trả lời câu hỏi.

Câu trả lời: Theo nàng tiên mùa hạ được nhắc đến trong câu chuyện bốn mùa lớp 2, thiếu nhi thích mua thu nhất vì mùa thu mới có đêm trăng rước đèn phá cỗ.

Câu 3: Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh.

Phương pháp giải: Các em hãy quan sát 4 bức tranh trên xem có gì đặc biệt và dựa vào nội dung đã học ở tiếng Việt lớp 2 bài chuyện bốn mùa để cho biết các mùa tương ứng với từng bức tranh.

  • Bức tranh 1: Cây lá đang đâm chồi nảy lộc.

  • Bức tranh 2: Mọi người đang ngồi bên bếp lửa và một người nằm đắp chăn.

  • Bức tranh 3: Mặt trời tỏa nắng, cây cối ra quả.

  • Bức tranh 4: Các bạn nhỏ đang trông trăng phá cỗ.

Đọc thêm:  Phân tích Ông già và biển cả (6 Mẫu) - Văn 12 - Download.vn

Như vậy, tên mùa phù hợp với từng bức tranh là:

  • Bức tranh 1: Mùa xuân.

  • Bức tranh 2: Mùa đông.

  • Bức tranh 3: Mùa hè.

  • Bức tranh 4: Mùa thu.

Câu 4: Vì sao bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu?

Phương pháp giải: Các em hãy đọc lại lời nói của bà Đất trong sách tiếng Việt lớp 2 tập 2 chuyện bốn mùa.

Câu trả lời:

Bà Đất trong bài bài chuyện bốn mùa lớp 2 nói cả 4 nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.

Phần IV: Luyện tập theo sách tiếng Việt lớp 2 bài chuyện bốn mùa

Sau khi đọc bài và giải bài tập tiếng việt lớp 2 chuyện bốn mùa ở trên, các em cũng đã hiểu được ý nghĩa nội dung của bài học rồi phải không nào? Để giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục luyện tập bằng cách dựa vào bài đã học để trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm?

  1. Bốn nàng tiên cầm tay nhau trò chuyện.

  2. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Phương pháp giải: Các em hãy tìm từ chỉ đặc điểm trong các câu trên.

Đáp án đúng: (b) – Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Trong câu này có chứa từ chỉ đặc điểm là: có ích, đáng yêu.

Câu 2: Trò chơi “hỏi nhanh, đáp nhanh”

Phương pháp giải: Em hãy suy nghĩ xem mùa xuân có gì đặc biệt để ghép vào vế đằng sau câu trả lời.

Gợi ý trả lời:

  • Mùa xuân có gì?

    • Mùa xuân có Tết, mọi người đến nhà nhau chúc mừng năm mới, trẻ em được nhận lì xì.

    • Mùa xuân có cây cối đâm chồi nảy lộc.

    • Mùa xuân có hoa đào, hoa mai nở rộ đón Tết.

  • Mùa hạ có gì?

    • Mùa hạ có ánh nắng rực rỡ.

    • Mùa hạ có tiếng ve kêu, hoa phượng nở và học sinh được nghỉ hè.

  • Mùa thu có gì?

    • Mùa thu có Tết Trung thu, các em nhỏ được phá cỗ.

    • Mùa thu có ngày tựu trường, các em học sinh được đến lớp.

  • Mùa đông có gì?

    • Mùa đông có thời tiết lạnh, có áo khoác xinh ấm áp.

Xem thêm:

  • Bài giảng chữ a và những người bạn SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 Kết nối tri thức và cuộc sống
  • Soạn bài tiếng Việt lớp 2: Sự tích cây vú sữa – Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần V: Soạn bài chuyện bốn mùa lớp 2 phần Viết

Trong chương trình học tiếng Việt lớp 2 tuần 19 chuyện bốn mùa, ở phần Viết chúng ta sẽ được học cách viết chữ hoa Q và viết câu ứng dụng: Quê em có đồng lúa xanh. Các em hãy theo dõi cách viết cụ thể do Monkey hướng dẫn dưới đây để tập viết vào trong vở của mình nhé.

Viết chữ hoa Q.

Chữ hoa Q có 2 kiểu. Các em có thể lựa chọn một trong 2 kiểu để viết theo ý thích như sau:

Chữ hoa Q kiểu 1

  • Đặc điểm: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang

  • Cấu tạo: 2 nét.

    • Nét 1: Cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ (giống chữ hoa O)

    • Nét 2: Lượn ngang như làn sóng.

  • Cách viết:

    • Nét 1: Đặt bút tại đường kẻ 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín. Cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. Nét này viết giống chữ hoa o.

    • Nét 2: Tại điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần đường kẻ 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. Dừng bút trên đường kẻ 2 và kết thúc chữ hoa Q.

Chữ hoa Q kiểu 2

  • Đặc điểm: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang.

  • Cấu tạo: 1 nét được kết hợp từ 3 nét cơ bản: nét cong trái, nét cong phải và nét lượn ngang. Các nét này viết liền tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

  • Cách viết:

    • Đặt bút viết tại giữa đường kẻ 4 và 5, viết nét cong trái nhỏ đến giữa đường kẻ 6.

    • Tiếp tục viết nét cong phải xuống tới đường kẻ 1 thì lượn vòng trở lại.

    • Đưa bút viết nét lượn ngang từ trái sang phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

    • Dừng bút tại đường kẻ 2.

Đọc thêm:  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Viết ứng dụng: Quê em có đồng lúa xanh.

Để viết được câu: “Quê em có đồng lúa xanh.” các em cần lưu ý những điều sau:

  • Viết chữ hoa Q theo hướng dẫn của một trong 2 kiểu viết ở trên.

  • Chú ý cách nối từ chữ hoa sang chữ thường.

  • Khoảng cách giữa các tiếng trong câu bằng độ rộng của một chữ o.

  • Dấu thanh sắc được đặt trên chữ o (trong tiếng có) và chữ u (trong tiếng lúa).

  • Dấu thanh huyền được đặt trên chữ ô (trong tiếng đồng).

  • Dấu chấm đặt cuối câu.

  • Các chữ cần viết đúng tiêu chuẩn chiều cao, độ rộng của chữ đó.

Phần VI: Soạn bài chuyện bốn mùa lớp 2 phần Nói và Nghe

Tiếp theo là phần kể chuyện của bài chuyện bốn mùa lớp 2. Phần này gồm 2 yêu cầu cụ thể như sau:

Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh.

Hướng dẫn trả lời: Để nói được nội dung bài chuyện bốn mùa dựa theo 4 bức tranh trên, các em cần:

  • Quan sát kỹ từng bức tranh để biết trong mỗi bức tranh đó có những nhân vật nào.

  • Dựa theo gợi ý ở từng bức tranh chia đoạn bài chuyện bốn mùa để nói về nội dung của bài.

  • Nói về nội dung bài chuyện bốn mùa lớp 2 lần lượt theo từng bức tranh theo hướng dẫn:

    • Tranh vẽ về nàng tiên nào?

    • Các nàng tiên đang làm gì?

    • Họ nói gì với nhau?

    • Vì sao em biết điều đó?

Câu trả lời chi tiết:

  • Tranh 1: Tranh vẽ nàng tiên mùa xuân và nàng tiên mùa đông. Nàng tiên mùa đông cầm tay nàng tiên mùa xuân và nói rằng: “Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị. Chị về, cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.” Minh họa trong bức tranh còn có hình ảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.
  • Tranh 2: Tranh vẽ nàng tiên mùa xuân và nàng tiên mùa hạ. Nàng tiên mùa hạ cầm chiếc quạt khẽ phe phẩy cho mát. Trên đầu nàng tiên mùa xuân là hoa nở bướm đậu thật xinh đẹp. Cây cối đã ra trái ngọt. Nàng tiên mùa xuân mỉm cười nói với nàng tiên mùa hạ rằng: “Nhờ có em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt, học sinh mới được nghỉ hè.”
  • Tranh 3: Tranh vẽ nàng tiên mùa hạ và nàng tiên mùa thu. Nàng tiên mùa hạ cầm trên tay chiếc quạt, còn nàng tiên mùa thu cầm trên tay giỏ trái cây. Phía xa còn có hình ảnh các em nhỏ đang vui chơi đêm trung thu. Nàng tiên mùa hạ đã nói với nàng tiên mùa thu rằng: “Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,…
  • Tranh 4: Tranh vẽ nàng tiên mùa thu và nàng tiên mùa đông cùng hình ảnh mọi người đang quây quần bên bếp lửa ấm áp phía xa. Nàng tiên mùa thu khẽ đặt tay trên vai nàng tiên mùa đông và nói rằng: “Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.”

Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện bốn mùa lớp 2 theo tranh.

Hướng dẫn trả lời:

Em hãy dựa vào phần trả lời câu hỏi chuyện bốn mùa của bài tập 1 để kể lại nội dung câu chuyện.

Câu trả lời:

  • Đoạn 1

Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn hoa. Các chị em ai cũng vui mừng vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ.

Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng :

– Chị Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý chị cả.

  • Đoạn 2

Đọc thêm:  Công thức tính diện tích xung quanh hình nón cụt, diện tích toàn

Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:

– Nếu không có những tia nắng ấm áp của em Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm và cây trái trĩu nặng.

  • Đoạn 3

Nàng Hạ tinh nghịch nói rằng:

– Các bé thiếu nhi lại thích nàng Thu nhất. Vì có nàng Thu các bé được phá cỗ đêm trăng rằm, được rước đèn ông sao.

  • Đoạn 4

Thu đặt tay lên vai Đông :

– Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.

Bà Đất vui vẻ góp chuyện:

– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Xem thêm:

  • Dạy bé học bài Cây xấu hổ lớp 2 SGK tiếng Việt tập 1 – Kết nối tri thức
  • Dạy bé học tiếng Việt lớp 2 Cái trống trường em – Kết nối tri thức với cuộc sống

Phần VII: Soạn bài Chuyện bốn mùa tiếng Việt lớp 2 phần Vận dụng

Yêu cầu: Nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện bốn mùa lớp 2.

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể nói về nàng tiên mà em thích nhất trong bài tiếng Việt lớp 2 chuyện bốn mùa theo gợi ý sau:

  • Nàng tiên em thích là ai? Tượng trưng cho mùa gì?
  • Lý do em thích nàng tiên ấy là gì?

Ví dụ câu trả lời: Các thầy cô, ba mẹ cùng các em học sinh có thể tham khảo câu trả lời cho phần Vận dụng bài Chuyện bốn mùa tiếng Việt lớp 2 tập 2 như sau:

  • Nàng tiên mà em yêu thích nhất là nàng tiên mùa Xuân. Vì mùa Xuân có cây cối đâm chồi nảy lộc, có nhiều loài hoa đẹp như hoa mai, hoa đào. Đặc biệt mua xuân còn có Tết Nguyên đán, là dịp mọi người quây quần bên nhau.

  • Em thích nhất là nàng tiên mùa Hạ. Nàng tiên mùa Hạ làm cho cây cối kết nhiều quả ngọt. Khi mùa hạ đến, em được nghỉ hè và về quê thăm ông bà.

  • Nàng tiên mà em yêu thích nhất là nàng tiên mùa Thu. Bởi vì thời tiết mùa thu thật mát mẻ, dễ chịu. Mùa thu có tết trung thu để chúng em được phá cỗ, rước đèn ông sao. Mùa thu còn có ngày khai trường để chúng em được gặp lại bạn bè sau những ngày nghỉ hè.

  • Em thích nàng tiên mùa Đông nhất. Vì có nàng tiên mùa Đông em thường được ngủ ấm áp trong chăn.

Kết luận

Nội dung chính của bài tiếng Việt lớp 2 tập 2 chuyện bốn mùa là: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

Như vậy, trong bài viết này Monkey đã giúp các em học sinh nắm rõ nội dung bài học và giải các bài tập tiếng Việt lớp 2 chuyện bốn mùa. Hy vọng bài chia sẻ kiến thức này sẽ giúp các em học tốt hơn môn tiếng Việt.

Trên website Monkey.edu.vn còn chia sẻ rất nhiều bài học bổ ích khác. Ba mẹ hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” ở trên đầu bài viết để không bỏ lỡ bài học nào của con nhé. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo lựa chọn thêm ứng dụng VMonkey dạy học theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học để giúp con học giỏi hơn môn Tiếng Việt.

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey

VMonkey – Lựa chọn tuyệt vời thời 4.0 giúp Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt.

Xem thêm:

  • Soạn bài tập tiếng Việt mùa thu của em lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài tập tiếng Việt: Nhớ Việt Bắc lớp 3 trang 55, 56 sách Cánh Diều
  • Hướng dẫn học và giải bài tập tiếng Việt Ở lại với chiến khu lớp 3 sách Cánh Diều
  • Soạn bài Người con của Tây Nguyên lớp 3 SGK tiếng Việt tập 1
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button