Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm

Câu 2

Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng:

– Chặng đường từ 1945 – 1954.

– Chặng đường từ 1955 – 1964.

– Chặng đường từ 1965 – 1975.

* Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:

– Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lâp.

– Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Truyện ngắn và ký: Đôi mắt và Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân,…

– Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…

– Một số vở kịch gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng…

* Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964

– Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề.

+ Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai…

+ Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài,…

Đọc thêm:  3 bài văn Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong

+ Viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải…

– Thơ ca phát triển mạnh mẽ với các tập thơ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên…

– Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu là các vở Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ….

* Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975

– Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

– Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng…

– Thơ những năm chống Mỹ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Thơ ca thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu…

– Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm,…

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button