Soạn bài Lai Tân – Soạn văn 11 tập 2 tuần 24 (trang 45)

Bài thơ “Lai Tân” đã khắc họa hiện thực xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 11: Lai Tân, vô cùng hữu ích cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn văn Lai Tân

I. Tác giả

– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

Đọc thêm:  Nghị luận về thành công: Dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay

– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

– Một số tác phẩm nổi bật:

  • Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
  • Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
  • Con rồng tre (1922, kịch )
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)…
  • Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Trong hoàn cảnh tù đày, Hồ Chí Minh đã chứng kiến biết bao sự thật về xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

– Lai Tân là nơi mà Bác đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc Quảng Tây (Trung Quốc).

– Bài thơ là bài thứ 97 trong 134 bài thơ của tập Nhật kí trong tù.

2. Thể thơ

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Ba câu đầu: Hiện thực xã hội ở Lai Tân.
  • Phần 2. Câu thơ cuối: Thái độ của nhà thơ trước hiện thực đó.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong ba câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không?

Đọc thêm:  Phiếu tự đánh giá của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng (2 Mẫu + Cách

– Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả:

  • Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc
  • Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân
  • Huyện trưởng: chong đèn làm việc công

– Những người đại diện cho pháp luật nhưng không làm đúng chức năng của mình, thậm chí còn ngang nhiên vi phạm pháp luật.

Câu 2. Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa ai ở câu thơ cuối (Chú ý: Ba chữ vẫn thái bình có ý nghĩa gì?

– Tác giả đã đưa ra một nghịch lý: việc quan lại nhũng nhiễu (trong 3 câu thơ đầu) với “Lai Tân vẫn thái bình” (câu cuối),

– Sắc thái châm biếm, mỉa mai tập trung trong từ “thái bình”: đó là sự thái bình giả dối, để từ đó cho thấy sự thối nát của chính quyền.

Câu 3. Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ.

– Kết cấu:

  • Một bài thơ Đường luật chia kết cấu thành hai phần (2 câu đầu, 2 câu sau) hoặc bốn phần (đề, thực, luận, kết).
  • Bài thơ Lai Tân chia làm hai phần: 3 câu đầu và 1 câu cuối. Ba câu đầu kể sự việc, câu cuối bày tỏ đánh giá và bình luận của tác giả.

– Nghệ thuật: bút pháp châm biếm kín đáo và nhẹ nhàng, việc sử dụng nhãn tự “thái bình”, ngôn ngữ cô đọng hàm súc, bút pháp chấm phá gây bất ngờ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button