Bài soạn lớp 12: Luật thơ – soanvan.net

I. Khái quát về luật thơ

1. Khái niệm

  • Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

2. Các thể thơ:

a. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói

b. Thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn

c. Thơ hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, tự do, thơ- văn xuôi…

3. Sự hình thành luật thơ:

Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó, tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:

  • Số tiếng là một căn cứ để gọi tên thể thơ (lục bát, song thất lục bát)
  • Cấu tạo của tiếng là cơ sở để hài thanh
    • Phần vần của tiếng là yếu tố để hiệp vần (vị trí hiệp vần là cơ sở để xác định luật thơ)
    • Thanh điệu của tiếng là yếu tố quan trọng để hài thanh
    • Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp( mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau căn cứ vào các tiếng có thanh B hay T ở những vị trí không đổi tạo chỗ ngừng)

=>Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ

Đọc thêm:  Cách xác định bao nhiêu phần trăm thương tật vụ án hình sự

II. Một số thể thơ truyền thông

1. Thể lục bát

  • Số tiếng: 6-8 liên tục
  • Vần: Tiếng thứ 6 của hai dòng thơ; tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ sáu dòng lục
  • Nhịp: chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2,4,6 ->2/2/2)
  • Hài thanh: Tiếng 2 (B), tiếng 4(T), tiếng 6 (B); đối lập âm vực trầm, bổng ở tiếng 6,8 dòng bát.

2. Thể song thất lục bát

  • Số tiếng: 7-7-6-8 liên tục
  • Vần: Cặp song thất: Tiếng 7, 5 hiệp vần T
  • Cặp lục bát hiệp vần B, liền
  • Nhịp: 2 câu thất 3/4, Lục bát 2/2/2
  • Hài thanh: Hai câu 7, tiếng thứ 3 linh hoạt B, T

3. Thể ngũ ngôn Đường luật

  • Số tiếng: 5 tiếng, số dòng: 8 dòng.
  • Vần: Độc vận, vần cách ( bên, đen, lên, hèn)
  • Nhịp lẻ: 2/3.
  • Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

4. Thể thất ngôn Đường luật

a. Thất ngôn tứ tuyệt:

  • Số tiếng: 7, số dòng:4
  • Vần: vần chân, độc vần, vần cách
  • Nhịp: 4/3
  • Hài thanh: Ở các tiếng 2, 4, 6 mỗi dòng: B- T- B Hoặc T- B- T.
  • Niêm: dòng 1 và 4, dòng 2 và 3.

b. Thất ngôn bát cú:

  • Số tiếng: 7; số dòng : 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết )
  • Vần: vần chân, độc vận, ở các câu 1,2,4,6,8 (Tà, hoa, nhà, gia, ta)
  • Nhịp: 4/3
  • Hài thanh:
    • Các tiếng2, 4, 6 mỗi dòng: T-B-T hoặc B- T- B
    • Niêm: Dòng 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7, 1 và 8.
    • Đối: Dòng 3 đối dòng 4, dòng 5 đối dòng 6.
Đọc thêm:  Bài văn Nghị luận về vai trò của tri thức, văn mẫu lớp 10 hay, tuyển c

III. Các thể thơ hiện đại

  • Mở đầu bằng phong trào thơ Mới
  • Thơ mới vừa tiếp nối luật thơ trong truyền thống vừa có sự cách tân.
  • Các thể thơ hiện đạu Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

[Luyện tập] Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ…

Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau:

a. Chinh phụ ngâm

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mở mịt thức mây.

Chín lần gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh

(Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm)

b. Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước là

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

a. Xét hai câu thơ bảy tiếng:

  • Gieo vần lưng, vần trắc (nguyệt – mịt)
  • Ngắt nhịp: nhịp 3 – 4.
    • Trống Tràng thành / lun lay bóng nguyệt
    • Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây.
  • Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc.
    • Ở đây là thanh bằng: Trống Tràng thành (B) Khói Cam Tuyền (B)

b. Gieo vần chân, vần cách (hoa – nhà)

  • Nhịp 4/3
    • Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa
    • Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ
    • Chưa ngủ vì lo / nỗi nước là
  • Hài thanh: theo mô hình sau:
    • Dòng 1: T-B-T
    • Dòng 2: B-T-B
    • Dòng 3: B-T-B
    • Dòng 4: T-B-T
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button