Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2022 – 2023
Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2022 – 2023
- Tổng hợp các bài tóm tắt Ngữ văn lớp 8 ngắn nhất
- Tổng hợp Tác giả – tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay, chi tiết
Tuyển tập các bài soạn văn 8 Tập 1 & Tập 2 ngắn gọn, đầy đủ, bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 & Tập 2 giúp bạn học tốt môn Văn 8 hơn.
Soạn văn 8 tập 1
- Soạn bài Tôi đi học
- Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Soạn bài Trong lòng mẹ
- Soạn bài Trường từ vựng
- Soạn bài Bố cục của văn bản
- Soạn bài Tức nước vỡ bờ
- Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự
- Soạn bài Lão Hạc
- Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1
- Soạn bài Cô bé bán diêm
- Soạn bài Trợ từ, thán từ
- Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió
- Soạn bài Tình thái từ
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Soạn bài Hai cây phong
- Soạn bài Nói quá
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Soạn bài Nói giảm nói tránh
- Soạn bài Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Soạn bài Câu ghép
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 2
- Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Soạn bài Ôn dịch thuốc lá
- Soạn bài Câu ghép (tiếp theo)
- Soạn bài Phương pháp thuyết minh
- Soạn bài Bài toán dân số
- Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn)
- Soạn bài Dấu ngoặc kép
- Soạn bài Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh
- Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn
- Soạn bài Ôn luyện về dấu câu
- Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học
- Soạn bài Muốn làm thằng cuội
- Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3
- Soạn bài Hai chữ nước nhà
- Soạn bài Làm thơ bảy chữ
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Soạn văn 8 tập 2
- Soạn bài Nhớ rừng
- Soạn bài Ông đồ
- Soạn bài Câu nghi vấn
- Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Soạn bài Quê hương
- Soạn bài Khi con tu hú
- Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm
- Soạn bài Tức cảnh Pác Bó
- Soạn bài Câu cầu khiến
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh
- Soạn bài Ngắm trăng
- Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ)
- Soạn bài Câu cảm thán
- Soạn bài Câu trần thuật
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5
- Soạn bài Chiếu dời đô
- Soạn bài Câu phủ định
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)
- Soạn bài Hịch tướng sĩ
- Soạn bài Hành động nói
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5
- Soạn bài Nước Đại Việt ta
- Soạn bài Hành động nói tiếp theo
- Soạn bài Ôn tập về luận điểm
- Soạn bài Bàn về phép học
- Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận
- Soạn bài Thuế máu
- Soạn bài Hội thoại
- Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Soạn bài Đi bộ ngao du
- Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)
- Soạn bài Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
- Soạn bài Kiểm tra Văn
- Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 6
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Soạn bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục
- Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu
- Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn)
- Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Văn nghị luận
- Soạn bài Tổng kết phần văn
- Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
- Soạn bài Văn bản tường trình
- Soạn bài Luyện tập làm văn bản tường trình
- Soạn bài Trả bài kiểm tra Văn
- Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt (tiếp theo)
- Soạn bài Trả bài tập làm văn số 7
- Soạn bài Văn bản thông báo
- Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo
- Soạn bài Ôn tập phần làm văn
Trọn bộ Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 8 chọn lọc
Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 1
- Câu hỏi ôn tập bài Tôi đi học
- Câu hỏi ôn tập bài Trong lòng mẹ
- Câu hỏi ôn tập bài Tức nước vỡ bờ
- Câu hỏi ôn tập bài Lão Hạc
- Câu hỏi ôn tập bài Cô bé bán diêm
- Câu hỏi ôn tập bài Đánh nhau với cối xay gió
- Câu hỏi ôn tập bài Chiếc lá cuối cùng
- Câu hỏi ôn tập bài Hai cây phong
- Câu hỏi ôn tập bài Ôn dịch thuốc lá
- Câu hỏi ôn tập bài Bài toán dân số
- Câu hỏi ôn tập bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Câu hỏi ôn tập bài Đập đá ở Côn Lôn
- Câu hỏi ôn tập bài Muốn làm thằng Cuội
- Câu hỏi ôn tập bài Hai chữ nước nhà
Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 2
- Câu hỏi ôn tập bài Nhớ rừng
- Câu hỏi ôn tập bài Ông đồ
- Câu hỏi ôn tập bài Quê hương
- Câu hỏi ôn tập bài Khi con tu hú
- Câu hỏi ôn tập bài Tức cảnh Pác Bó
- Câu hỏi ôn tập bài Ngắm trăng
- Câu hỏi ôn tập bài Đi đường
- Câu hỏi ôn tập bài Chiếu dời đô
- Câu hỏi ôn tập bài Hịch tướng sĩ
- Câu hỏi ôn tập bài Nước Đại Việt ta
- Câu hỏi ôn tập bài Bàn luận về phép học
- Câu hỏi ôn tập bài Thuế máu
- Câu hỏi ôn tập bài Đi bộ ngao du
- Câu hỏi ôn tập bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Soạn bài Tôi đi học
Bố cục:
Bố cục của bài được chia làm 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “trên ngọn núi”: Nhân vật “tôi” nhớ lại những cảm xúc và kỉ niệm trên con đường đến trường.
– Phần 2: Tiếp đến “xa mẹ tôi một chút nào hết”: Những cảm xúc và kỉ niệm khi đứng trong sân trường và nghe đọc tên vào lớp.
– Phần 3: Còn lại: Những cảm xúc và kỉ niệm khi ngồi trong lớp học.
Câu 1 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
– Những yếu tố đã gợi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:
+ Thời tiết vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
+ Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
– Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự:
+ Thời gian: từ hiện tại nhà văn hồi tưởng lại quá khứ, nhà văn kể chuyện ngày đầu tiên đi học từ lúc chuẩn bị cho tới lúc đến trường.
+ Không gian: từ không gian ngoài đường đến không gian trong sân trường và không gian trong lớp học.
Câu 2 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” :
– Khi cùng mẹ trên đường tới trường:
+ Con đường này “tôi” đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
+ Trong chiếc áo vải dù đen dài “tôi” cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
+ Cầm mấy quyển vở trên này mà thấy nặng, không quen. Khi nhìn thấy các bạn cầm sách vở và bút thước mà không lộ vẻ khó khăn gì nên xin mẹ cho thử sức cầm cả bút thước như các bạn khác.
+ Đến trường thấy sân trường dày đặc cả người nên đâm ra lo sợ vẩn vơ, nhìn các bạn học sinh lớp trên xếp hàng vào lớp mà cảm thấy chơ vơ.
– Khi nghe gọi tên và rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp:
+ Trong lúc ông đốc gọi tên thì “tôi” cảm thấy quả tim như ngừng đập, khi gọi đến tên mình thì giật mình, lúng túng.
+ Khi sắp rời bàn tay mẹ thì cảm thấy nặng nề một cách kì lạ, thấy một bạn ôm mặt khóc thì cũng dúi đầu vào lòng mẹ và nức nở theo.
– Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
+ Thấy bất ngờ và thích thú nhưng không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
Câu 3 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học:
– Ông đốc: nhìn các bạn nhỏ với cặp mắt hiền từ và cảm động, tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi
⇒ người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.
– Thầy giáo nhận học sinh: một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp
⇒ thầy giáo tạo cảm giác thân thiện, vui vẻ cho học sinh
– Các phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu đến trường, cùng dự buổi tựu trường và ở bên động viên, khích lệ cho các bạn nhỏ khỏi rụt rè, bỡ ngỡ
Như vậy: thái độ của những người lớn đối với những em bé lần đầu đi học đó là: rất quan tâm, có trách nhiệm, thân thiện, cởi mở, chan chứa yêu thương, gây ấn tượng tốt với các em bé về buổi học đầu tiên.
Câu 4 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
Các hình ảnh so sánh:
– “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
⇒ Hình ảnh so sánh thể hiện được cảm giác trong sáng tươi vui của nhân vật “tôi” khi lần đầu đến lớp.
– “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.’
⇒ Hình ảnh so sánh cho thấy ý nghĩ ngây thơ của nhân vật tôi khi cho rằng chỉ những người thành thạo mới cầm nổi bút thước.
– “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ.”
⇒ Hình ảnh so sánh cho thấy tâm trạng bỡ ngỡ của các học sinh lần đầu đến lớp.
– “Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thày để khỏi rụt rè trong cảnh lạ.”
⇒ Hình ảnh so sánh cho thấy khao khát được là người học sinh thân quen với ngôi trường, là một phần của ngôi trường xinh đẹp này.
Câu 5 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
– Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”:
+ Sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thi vị
+ Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng
+ Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”
+ Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả làm cho cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên, hợp lí.
– Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
+ Tình huống truyện
+ Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật “tôi”
+ Những kỉ niệm bỡ ngỡ ngày đầu tiên đến trường được thể hiện một cách chân thực làm cho độc giả cũng nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Luyện tập
Câu 1 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” :
– Đó là dòng cảm xúc bồi hồi, xúc động trước sự thay đổi của cảnh vật
– Thời gian cuối thu với hình ảnh những em nhỏ rụt rè gợi mở cho nhà văn nhớ lại kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên trong đời:
+ Những cảnh vật vốn thân quen nhưng hôm nay bỗng thấy lạ
+ Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn
+ Từ cảm giác thấy mình bé nhỏ, lo sợ, đến giật mình lúng túng khi được gọi tên và trống trải khi phải rời bàn tay mẹ
+ Khi bước vào lớp thì vừa gần gũi vừa xa lạ
⇒ Dòng cảm xúc của nhân vật tôi hòa quyện giữa trữ tình và tự sự đã cho thấy được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ trong buổi tựu trường đầu tiên.
Câu 2 (trang 9 sgk Văn 8 Tập 1):
Bài văn ghi lại ấn tượng của em trong buổi khai trường đầu tiên
Giờ đây khi đã là một học sinh lớp 8, từng được dự bao buổi lễ khai trường đầu năm học mới, thế nhưng ấn tượng trong tôi sâu đậm nhất vẫn là buổi khai trường đầu tiên.
Đêm trước hôm khai trường thật là một đêm khó ngủ. Tôi chuẩn bị sẵn quần áo, lá cờ, chùm bóng để sẵn ở bàn để ngày hôm sau tỉnh dậy là có thể mặc vào luôn. Tôi cứ ngắm đi ngắm lại những thứ ấy và tự mỉm cười rẳng mình sắp là học sinh lớp 1 rồi, học sinh lớp 1 phải chỉn chu như vậy đó. Mẹ giục tôi lên giường đi ngủ kẻo muộn giờ nhưng tôi trằn trọc không sao ngủ được, trong lòng tôi có sự háo hức kì lạ. Tôi cứ nghĩ đến cảnh đến trường xếp hàng được đứng giữa hàng nghìn người cả các bạn học sinh và phụ huynh, được mọi người chú ý đến và ngủ lúc nào không biết. Sáng hôm sau nghe báo thức tôi bật dậy thật nhanh, không còn nằm ườn như mọi ngày, nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo và ăn sáng. Bố mẹ, anh chị còn thấy bất ngờ và nói tôi đã lớn thật rồi. Ngồi sau xe mẹ chở đến trường tôi có cảm giác mọi người xung quanh đang chú ý đến mình, chốc chốc lại thấy một xe cũng chở học sinh đi qua, trong lòng tôi càng rạo rực, háo hức. Đến sân trường, một khung cảnh trang trọng bày ra trước mắt, nào là cờ, là hoa, là đội trống, là các bạn học sinh trong những chiếc áo đồng phục, các cô giáo trong những tà áo dài thướt tha. Tôi thấy thích thú và bất ngờ, tôi cảm giác như mình bắt đầu run run và căng thẳng khi mẹ dẫn tôi ra hàng lớp 1B và nói: con ở đây còn mẹ ra khu vực của phụ huynh. Tôi lí nhí “vâng” một tiếng và ngơ ngác nhìn theo bóng mẹ, ngắm nhìn xung quanh tìm xem có bóng hình nào quen thuộc. Một lát sau các cô đến hướng dẫn xếp hàng, buổi lễ khai giảng diễn ra một cách hoành tráng, trang trọng mà trước giờ tôi chưa từng biết tới. Khi về nhà tôi ríu rít kể cho cả nhà nghe về buổi khai giảng đầy thú vị đó.
Tám năm qua đi, nhưng những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Đó thực sự là những cảm xúc chân thật, đáng trân trọng.
Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
a) – Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”.
Bởi vì nghĩa của từ “động vật” bao hàm cả nghĩa của các từ “thú, chim, cá”.
b) – Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu”.
Bởi vì nghĩa của từ “thú” bao hàm cả nghĩa của các từ “voi, hươu”.
– Nghĩa của từ “chim” rộng hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo”
Bởi vì nghĩa của từ “chim” bao hàm cả nghĩa của các từ “tu hú, sáo”.
– Nghĩa của từ “cá” rộng hơn nghĩa của từ “cá rô, cá thu”
Bởi vì nghĩa của từ “cá” bao hàm cả nghĩa của các từ “cá rô, cá thu”.
c) – Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của từ “chim, cá” nhưng hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.
– Nghĩa của từ “chim” rộng hơn nghĩa của từ “chào mào, chim sẻ” nhưng hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.
– Nghĩa của từ “cá” rộng hơn nghĩa của từ “cá voi, cá thu” nhưng hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 10 sgk Văn 8 Tập 1):
a.
b.
Câu 2 (trang 11 sgk Văn 8 Tập 1): Từ ngữ có nghĩa rộng:
a) Chất đốt
b) Nghệ thuật
c) Thức ăn
d) Nhìn
e) Đánh
Câu 3 (trang 11 sgk Văn 8 Tập 1): Từ có nghĩa được bao hàm
a) Xe cộ: xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô,..
b) Kim loại: sắt, đồng, bạc, nhôm,..
c) Hoa quả: đào, vải, mận, bưởi,…
d) Người (họ hàng): cô, dì, chú, bác,…
e) Mang: vác, khiêng, xách, …
Câu 4 (trang 11 sgk Văn 8 Tập 1): Những từ không thuộc phạm vi nghĩa:
a) Thuốc lào
b) Thủ quỹ
c) Bút điện
d) Hoa tai
Câu 5 (trang 11 sgk Văn 8 Tập 1):
– Từ có nghĩa rộng: khóc
– Từ có nghĩa hẹp: sụt sùi, nức nở
………………………………
………………………………
………………………………
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!