Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê – Thủ thuật – TaimienPhi.vn

soan bai noi oan cua nguoi phong khue

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê

1. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê, Ngắn 1

Câu 1: Nghệ thuật độc đáo của bài thơ chính là sự biến chuyển tâm lí trong chính tâm trạng của người khuê phụ. Bắt đầu từ tâm trạng “bất tri sầu” sang “hối”. Bởi lẽ người khuê phụ đã dần cảm nhận được sự chảy trôi của thời gian và tuổi trẻ “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc”. Sự thay đổi của cây liễu cũng giống như sự thay đổi của tuổi xuân. Cây liễu là nhân chứng chứng kiến sự chia li, từ biệt

-> Buồn sầu, đau khổ

2. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê, Ngắn 2

Câu 1: (Trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trả lời:

Điểm nổi bật của bài thơ chính là nghệ thuật cấu tứ, chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích mà nhà thơ Vương Xương Linh đã cho ta thấy rõ được sự chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ. Một người con gái còn rất trẻ với những suy nghĩ non nớt, ngây ngô không vướng u sầu “Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu”. Là một người vợ trẻ đáng lý ra phải có được tình yêu, sự chăm sóc của người chồng, thế nhưng nàng lại chấp nhận để chồng đi tòng quân. Người thiếu phụ rất vô tư, hồn nhiên “Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu” cô trang điểm thật đẹp, ăn mặc thật lộng lẫy bước lên lầu dù chẳng có ai nhìn ngắm. Chi tiết làm bước ngoặt thay đổi tâm trạng người khuê phụ chính là “màu dương liễu” đang nở đầu đường. Màu hoa liễu đỏ tươi nhưng lại rủ xuống không khỏi khiến cho người ta suy nghĩ, nó như tuổi xuân son sắt của người con gái xinh đẹp đang bị lãng quên nơi phòng không cô quạnh, mang màu buồn tủi. Người khuê phụ từ tâm trạng “bất tri sầu” chuyển sang sự “hối” vừa đau lòng cho số phận éo le của mình, có phần trách cứ xã hội loạn lạc đã khiến cho đôi vợ chồng son trẻ phải chịu sự ly biệt, chia cắt.

Đọc thêm:  Ngôn Ngữ Anh Nên Học Trường Nào Ở Hà Nội Tốt Nhất?

Câu 2: (Trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trả lời:

Cây liễu với những tán lá mềm mại, rủ xuống vô cùng đẹp mắt. Trong thơ ca văn học dương liễu biểu trưng cho niềm hạnh phúc và tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Hoa liễu tuy đẹp nhưng lại phảng phất ánh buồn, mỗi nhành hoa khi nở chẳng hướng lên mà lại rủ xuống, những tán lá cũng um tùm mọc sát nhau tạo cho người ta cái cảm giác cây liễu như muốn thu mình vào một góc trời riêng của nó. Khi người chinh phụ đứng nơi lầu xa nhìn ra bên đường, màu liễu đỏ thắm bỗng chốc đã làm nàng nghĩ về đời mình. Bông liễu kia như là mùa xuân, là tuổi trẻ nhưng cũng là màu của sự biệt ly, xa cách. Tâm trạng người khuê phụ từ vô tư, yêu đời bỗng chốc chuyển sang hối hận, xót thương cho thân phận mình. Nàng hối hận vì đã để chồng đi tòng quân, phong tước phong hầu, oán thán, chán ghét chiến tranh phi lý khiến biết bao người rơi vào cảnh sinh ly, tử biệt. Người khuê phụ đã hiểu thấu được nỗi đau của sự chia ly, giá trị tuổi xuân của người phụ nữ.

Câu 3: (Trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trả lời:

Chỉ bằng bốn câu thơ với hai tám chữ cô đọng, súc tích, nhà thơ Vương Xương Linh đã cho ta cảm nhận rõ sự phi nghĩa của chiến tranh. Không nhắc đến chiến tranh một cách trực tiếp nhưng ta hoàn toàn có thể thấy được sự hiện diện của nó, nó đang từng ngày huỷ hoại, ăn mòn cuộc sống của con người. Sự mất mát chẳng phải của riêng những người lính ngoài chiến trường đổ máu, nó còn kéo theo nỗi đau đớn, thấp thỏm chờ mong của hậu phương, những người mẹ già chờ con, người vợ chờ chồng, đứa con thơ dại chờ cha,… Chiến tranh chôn vùi đi hạnh phúc, niềm vui và tuổi trẻ của mỗi con người, nó lấy đi sự lạc quan, yêu đời và niềm tin vào cuộc sống. Chiến tranh làm cho xã hội rơi vào cảnh lầm than, đói khổ cùng cực. Khuê oán là bài thơ mang tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường, không cần là những câu từ trau chuốt, hoa mỹ mà tác phẩm của Vương Xương Linh vẫn nhận được sự đồng cảm sâu sắc của người đọc bởi nó đã phản ánh chân thực hiện tại cuộc sống trong chiến tranh loạn lạc.

Đọc thêm:  Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên

3. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê, Ngắn 3

Câu 1:

Trả lời:

  • Nghệ thuật câu từ của bài thơ thể hiện trong quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ:
  • Tác gủa đã đưa ra những hình ảnh, sự kiện, chi tiết rất tiêu biểu, mạch lạc xuyên suốt cả bài thơ. Việc chuyển đổi tâm trạng của người khuê phu cũng được tác giả thể hiện rất tự nhiên, chân thực, hài hòa về không gian lẫn thời gian.

Câu 2:

Trả lời:

Khi thấy “màu dương liễu” nàng đã hối hận vì để chàng đi kiếm ấn phong hầu. Bởi màu dương liễu tượng trưng cho tuổi thanh xuân, đây cũng là màu của sự li biệt. Chính vì lẽ đó, chúng ta có thể cảm nhận được nàng oán hận, căm ghét những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Câu 3:

Trả lời:

Toàn bài chỉ có 28 chữ và bài thơ “Khuê oán” cũng được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Xuyên suốt cả bài thơ, chúng ta không hề thấy cụm từ “chiến tranh” nào cả, tuy nhiên những câu thơ vẫn mang đến cho người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Hậu quả của nó khiến cho biết bao người bỏ lỡ tuổi thanh xuân, gia đình li tán, … Qua đó bài thơ như là tiếng nói lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

4. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê, Ngắn 4

Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:- Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.- Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm- Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Đọc thêm:  Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Vợ nhặt"(Kim Lân)

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu. Màu dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt. Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hấn khi đã để chồng đi kiếm tước hầu. từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh hi nghĩa.

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao ngươi, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Học thuộc lòng bài thơ

-HẾT-

Hơn nữa, Soạn bài Nhàn là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Cảm nhận về câu ca dao: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-noi-oan-cua-nguoi-phong-khue-39755n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button