Soạn bài Tấm Cám – Ngữ văn 10 – HOC247

  • Những xung đột trong truyện, cuộc đời của Tấm và bài học được rút ra từ câu huyện: Cái thiện luôn thắng cái ác và sự hóa thân của Tấm chính là sự thể hiện cho sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.
  • Những xung đột truyện
  • Những đặc điểm của truyện cổ tích

Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).

  • Mâu thuẫn giữa một bên là cô Tấm mồ côi, hiền lành, xinh đẹp với một bên là người dì ghẻ và Cám độc ác, tàn nhẫn.
  • Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao, trở thành xung đột gay gắt :
    • Từ đoạn truyện về “chiếc yếm đỏ” đến đoạn truyện về Tấm xem hội: mâu thuẫn xoay quanh những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét của mẹ con Cám nhất là Cám lười nhác, lừa lọc đối với Tấm hiền lành, chăm chỉ. (Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động và phần thưởng đáng có của Tấm; mẹ con Cám giết chết người bạn duy nhất của Tấm là “con cá bống”; Tấm cũng muốn đi hội nhưng mụ dì ghẻ tìm cách không cho Tấm đi (trộn gạo lẫn thóc bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem).
    • Từ đoạn truyện về cái chết của Tấm trở đi: mâu thuẫn đã biến thành xung đột một mất một còn, rất dữ dội, quyết liệt:
      • Tấm thành vợ vua nhưng bị mẹ con Cám sát hại
      • Tấm hóa thành con chim vàng anh nhưng chim vàng anh bị Cám giết
      • Tấm lại hóa thành cây xoan đào thì Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi
      • Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi thì Cám đã đốt khung cửi đổ tro ở nơi xa; từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả, Tấm tái sinh trở về làm vợ vua và lần này không phải là Tấm bị giết mà Cám phải chết, sau đó là cái chết của mẹ Cám.
Đọc thêm:  Chân thành hay trân thành? Sử dụng từ nào mới đúng chính tả?

Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

  • Các hình thức biến hóa của Tấm:
    • Tấm hóa thành chim vàng anh: bắt Cám phải phơi áo của vua (chồng mình) thật cẩn thận: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao; hót lên rất vui tai cho vua nghe, rồi “rúc vào tay áo vua”.
    • Tấm lại hóa thành cây xoan đào: cành lá sà xuống làm bóng mát cho vua mỗi khi vua đến nằm hóng mát.
    • Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi: nguyền rủa Cám (Cót ca cót két,/Lấy tranh chồng chị,/Chị khoét mắt ra)
    • Tấm ẩn mình trong quả thị (“mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi”) và từ quả thị bước ra, trở lại làm người (“trẻ đẹp hơn xưa”) giúp bà lão bán nước dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, gói bánh, têm trầu. Tấm đã gặp lại vua và trở về cung.

→ Tuy Tấm đã chết nhưng dưới những hình thức khác nhau cô vẫn luôn ở bên cạnh vua, chăm lo cho vua, đặc biệt là Tấm không để cho Cám (kẻ đã giết hại mình, lừa vua) được sống một cách thanh thản, yên bình bên vua. Bất chấp việc mẹ con Cám tìm mọi cách để tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức sống khác nhau và lại trở về, lúc dạy bảo, lúc trêu ngươi, lúc đe dọa Cám. Lần biến hóa cuối tuy diễn ra ngoài cung vua nhưng lại là lần Tấm trở lại làm người chuẩn bị cho một bước ngoặt mới quan trọng: về làm vợ vua, trừng trị mẹ con Cám.

  • Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa: Dân gian muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện; con người không chịu khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lý.

Câu 3: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?

  • Mâu thuẫn được đặt ra ngay đầu câu truyện đó là mâu thuẫn giữa cái thiện và ác. Chính vì vậy không thể dung hòa giữa thiện và ác, tất lẽ phải có một bên chiến thắng mà theo quan niệm xưa “ở hiền gặp lành” “ác gải ác báo”. Vậy nên hành động đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm là đúng theo quy luật. Mà không chỉ vậy chính mẹ con nhà Cám đã hết lần này đến lần khác hãm hại Tấm, bởi vậy hành động trả thù ấy của Tấm không chỉ hành động trả thù mà đó cũng chính là hành động sinh tồn – muốn tồn tại phải đấu tranh.
Đọc thêm:  Học PowerPoint – Bài 19: Cách thêm Animations trong PowerPoint

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội?).

  • Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ >< con chồng) nhưng nổi bật, trên hết là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
  • Xung đột thiện – ác được tác giả cổ tích giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Nhân vật thiện trong cổ tích dù phải trải qua bao khó khăn, vất vả thậm chí phải chết đi sống lại nhưng cuối cùng phần thắng cũng sẽ luôn thuộc về họ và họ sẽ được hưởng hạnh phúc. Qua đây có thể thấy ước mơ công lý của nhân dân lao động xưa: người tốt sẽ được hạnh phúc còn kẻ ác sẽ bị trừng phạt. (“ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”)

Vừa rồi là những gợi ý soạn bài Tấm Cám bằng cách trả lời 4 câu hỏi trong SGK, và để ôn tập, củng cố kiến thức đã học về bài Tấm cám, các em có thể tham khảo thêm phần hướng dấn luyện tập dưới đây.

Câu 1: Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

Đọc thêm:  Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh - Tech12h

Gợi ý trả lời:

  • Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:
    • Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cá bống và những lần biến hóa của nhân dân chính.
    • Về kết cấu, truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.
    • Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.
    • Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.
  • Kể một kết thúc khác cho truyện Tấm Cám

    1. Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Tấm Cám và kể lại .

    2. Từ nội dung truyện cố tích Tấm Cám ngày xưa , kể sáng tạo một truyện cổ tích mới về cô Tấm ngày nay .

  • Lập dàn bài phân tích nhân vật Tấm

    Lập dàn bài phân tích nhân vat Tấm?

  • Kể lại truyện Tấm Cám với tư cách là người kể chuyện

    tưởng tượng con là nhân vật tấm trong truyện tấm cám . hãy kể lại truyện tấm cám vs tư cách là người kể chuyện theo kết cấu mong muốn

  • Tìm phương thức biểu đạt của đoạn một hôm mẹ Cám đưa cho Tấm…

    một hôm mẹ cám đưa tro tấm một cái giỏ sai đi bắt tôm bắt tép và hứa đứa nào bắt được đầy giỏ sẻ thưởng một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ gì mắng nên cả buổi mải miết bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn cám quen được nuông chiều chỉ ham chơi nên mải đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy tấm bắt được đầy giỏ cám bảo chị chị tấm ơi chị tấm đầu chị nấm chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng. Tấm tưởng thật hụp xuống cám trút hết cá tôm bỏ vào giỏ chạy về nhà

    qua đoạn văn tấm cám trên thuộc phương thức biểu đạt nào

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button