Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Kết nối tri thức – VietJack.com

Với soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản trang 45, 46 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Kết nối tri thức

Soạn bài: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)

* Trước khi đọc

Câu hỏi: Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới.

– Bài thơ ngắn nhất tôi từng đọc là “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với 20 tiếng. Điều khiến nó được lưu lại trong tâm trí tôi là ngôn từ rất hàm súc, cô đọng, ẩn chứa nhiều tư tưởng nhân văn.

* Trong khi đọc

1. Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ

– Màu sắc: nâu của cành cây khô, đen của con quạ

– Không khí: lạnh lẽo, u ám, ảm đạm

2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

– Gợi hình ảnh hoa triêu nhan quấn vào dây gàu để bung nở, gợi ra một sức sống căng tràn của thiên nhiên.

3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

– Nhắc đến “con ốc”, người ta thường nghĩ đến sự chậm chạp, lâu la, nhắc đến núi “Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến sự cao lớn, mênh mông vô tận.

* Sau khi đọc

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời.

Đọc thêm:  Phân tích khổ 8 Việt Bắc siêu hay (12 Mẫu) - Văn 12 - Download.vn

*Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Bài 1: hình ảnh con quạ

– Bài 2: hình ảnh hoa triêu nhan

– Bài 3: hình ảnh con ốc nhỏ

– Điểm chung giữa hình ảnh trung tâm ở 3 bài thơ: đều là những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên, nhỏ bé và gần gũi với con người.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Hình ảnh trung tâm: con quạ

– Không gian: cành cây khô

– Thời gian: chiều thu

– Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm với không gian, thời gian của bài có sự tương đồng với nhau. “Chim quạ” gợi sự tang tóc, buồn bã. “Cành khô” gợi khung cảnh u ám, úa tàn. “Chiều thu” gợi lên sự ảm đạm, tịnh mịch. Các hình ảnh giao hoà tạo nên một bức tranh chiều thu cô tịch, thiếu sức sống, ảm đạm.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Bài thơ của Chi-y-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Hình ảnh “con ốc” và “núi Phu-ji” có mối quan hệ trái ngược nhau. Nếu “con ốc” gợi ra một con vật nhỏ bé, chậm chạp thì “núi Phu-ji” lại gợi ra một không gian vô cùng cao và rộng. “Con ốc” ở trạng thái chuyển động nhẹ nhàng, “núi Phu-ji” ở trạng thái tĩnh.

Đọc thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm - Văn mẫu 7

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Khoảnh khắc chiều thu cùng hình ảnh cành cây khô và con quạ khơi gợi lên trong bạn đọc cảm giác cô đơn, nhỏ bé, đượm buồn giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.

Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Bài thơ của Chi-y-ô đã với hình ảnh những bông hoa triêu nhan vương bên giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Thái độ của tác giả vì không muốn động đến sợi dây, làm ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã cho thấy ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên.

Câu 7 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Hành trình “chậm rì” của con ốc cũng chính là hành trình con người nỗ lực chinh phục những đỉnh cao của cuộc đời. Để đạt được thành công, không có con đường nào nhanh chóng, mỗi bước đi đều phải cẩn thận, nỗ lực và cố gắng hết sức. Những bước đi chậm sẽ giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trên đường đời.

*Kết nối đọc – viết

Câu hỏi (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1):

Từ việc đọc ba bài thơ trong trùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư.

Đọc thêm:  Soạn văn 6 tập 2: Phương pháp tả người chi tiết nhất - Tailieu.com

Gợi ý

Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Một trong những điểm thú vị của thơ Hai-cư chính là ở sự cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Tác giả đã hạn chế tối đa về mặt chữ, mỗi bài thơ chỉ gồm ba câu, mỗi câu từ hai đến năm tiếng. Tuy ngôn ngữ ít ỏi là vậy nhưng bài thơ lại chứ đựng những lớp nghĩa sâu xa, thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời. Để khám phá những khoảng trống trong bài thơ, bạn đọc cần liên kết những hình ảnh vốn dĩ tách rời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng và lý giải nó. Chính vì sự cô đọng nên mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang theo những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo. Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc, suy tưởng.

Bài giảng: Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Kết nối tri thức – Cô Hoàng Thị Hồng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Thu hứng

  • Mùa xuân chín

  • Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

  • Thực hành tiếng Việt trang 58

  • Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button