Soạn bài Tôi đi học của Thanh Tịnh – Ngữ văn 8 – HOC247

  • Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
  • Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

Câu 1: Những gì đã gợi lên trong lòng của nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

  • Điều đã gợi lên trong lòng của nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:
    • Lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc
    • Những em bé núp rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường
  • Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự:
    • Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại.
    • Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.
    • Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.
    • Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên

Câu 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng bồi hồi, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

  • Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng bồi hồi, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
    • Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
    • Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.
    • Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.
    • Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.
    • Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.
    • Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.
    • Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.
    • Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.
    • Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.
Đọc thêm:  Soạn bài Ông đồ (trang 9) - SGK Ngữ Văn 8 Tập 2 - Download.vn

Câu 3: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?

  • Cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn:
    • Thái độ cử chỉ của ông đốc học, thầy giáo và các phụ huynh:
      • Chi tiết hình ảnh:
        • Các phụ huynh: “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi… mẹ tôi cúi dầu nhìn tôi thật âu yếm… ai cũng chuẩn bị cho con mình áo quần sạch sẽ tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ông đốc học.”
        • Ông đốc học: “ông đốc học nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động, giọng nói sẽ sàng căn dặn và động viên các em cố gắng học tập… Khi các em khóc giữ lấy chéo áo cánh tay người thân thì ông tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.”
        • Thầy giáo: “Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp.”
      • Ý nghĩa: Tất cả mọi người từ phụ huynh, ông đốc học, thầy giáo trẻ ai ai cũng đều quan tâm, chuẩn bị cho các em giây phút tựu trường thật chu đáo, với thái độ rất dịu dàng, và vô cùng trân trọng.
    • Sự quan tâm ấy vừa là trách nhiệm vừa là tấm lòng đã tạo nên môi trường giáo dục trong sáng, tính sư phạm mẫu mực chắp cánh nuôi dưỡng khích lệ tâm hồn trẻ thơ.

Câu 4: Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn

Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn:

  • “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” → Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thể hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa, mà lòng người cũng nở hoa.
  • “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.” → Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.
  • “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” → Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé. ⇒ Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giống như tổ ấm, học trò như những cánh chim.
  • “Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.” → Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trống trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vung mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.
Đọc thêm:  Dựa vào văn thơ và thực tế lịch sử, chứng minh nhận định - Thủ thuật

Câu 5: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuồn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?

  • Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:
    • Truyện ngắn có sự đan xen rất hài hòa giữa tự sự miêu tả và biểu cảm.
    • Bố cục chặt chẽ, thống nhất làm nổi bật chủ đề tác phẩm
    • Miêu tả tâm trạng nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế sâu sắc
  • Sức cuồn hút của tác phẩm, được tạo nên từ: Làm nên chất men say của tác phẩm có rất nhiều yếu tố nhưng có lẽ chủ yếu là tác giả đã dẫn dắt về một kỉ niệm tuổi thơ trong sáng êm đềm, thân thương mà bất cứ người nào cũng có. Thứ hai, câu chuyện ấy lại được diễn tả bằng ngôn ngữ giàu chất, giàu tính biểu cảm.

Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học

Câu 2: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên

Gợi ý trả lời

Câu 1:

  • Các em có thể tham khảo
    • Dòng cảm xúc của nhân vật tôi đã khơi dậy dòng cảm xúc trong tâm hồn mọi người. Bởi lẽ, trong cuộc đời mỗi người ai cũng có kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên, ai cũng có những bâng khuâng xao xuyến bồi hồi và cả sự háo hức khó tả khi được đến trường viết những nét chữ đầu tiên.
    • Dòng cảm xúc đó rất chân thực, hồn nhiên, dường như không phải Thanh Tịnh đang viết văn mà ông đang để lòng mình tràn lên trang giấy. Chính vì vậy mà truyện ngắn Tôi di học đã đến với bạn đọc bằng con đường ngắn nhất: con đường đi từ trái tim đến với trái tim.

Câu 2:

  • Các em có thể tham khảo bài văn ngắn dưới đây

“Cứ mỗi độ thu sang

Hoa cúc lại nở vàng

Ngoài vườn hương thơm ngát

Ong bướm bay rộn ràng

Đọc thêm:  Giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất (10 Mẫu) - Download.vn

Em cắp sách đến trường…”.

Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang khoảng đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả.

Thật vậy, những câu thơ này đã làm em nhớ lại cái buổi ban mai em được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường có hai hàng cây xanh thẳng tắp đến ngôi trường có mái ngói đỏ tươi. Những cây bàng và cây phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng, sạch đẹp được cha, mẹ hay chị dẫn đến trường vĩ cũng là buổi đầu tiên đi học như em. Chao ôi, em bước theo canh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô.

Bên cạnh em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt. Vào lớp, em được xếp ngồi bàn thứ hai bên cạnh của sổ, em nhìn ra ngoài sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về.

Em cúi xuống lục trong cặp lấy ba cuối Tiếng Việt lớp 1 mở ra…

Giọng của cô giáo trong trẻo, lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên… nghe vừa lạ vừa quen… Thế là em đã đi học.

  • Tóm tắt bài Tôi đi học

    Tóm tắt tác phẩm ” Tôi đi học ” bằng một đoạn văn ngắn.

  • Phân tích tâm trạng của nhân vật tôi

    Phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đâu tiên a. Khi trên đường tới trường b. Tâm trạng của “tôi” khi đứng trước sân trường (ghi ý thoy nha các bạn) ^^

  • Kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học dựa vào bài Tôi đi học

    Dựa vào truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, em hãy kể lại những kỉ niệm của mik trg ngày đầu tiên vào lớp 1.

  • Tìm điểm khác biệt trong cách thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa Trong lòng mẹ và Tôi đi học

    a)Văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh cũng là dòng hoài niệm về những kỉ niệm ấu thơ.Em hãy tìm ra điểm khác biệt trong cách thể hiện dòng cảm xúc hoài niệm giữa văn bản Trong lòng mẹ và Tôi đi học.

    b)Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng .Nên hiểu như thế nào về nhận định đó?Qua đoạn trích Trong lòng mẹ ,em hãy chứng minh nhận định trên.

  • Hướng dẫn soạn Tôi đi học

    Hướng dẫn soạn bài ” Tôi đi học” – Thanh Tịnh – Văn lớp 8

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button