Soạn bài Tức cảnh Pác Bó (trang 28) – SGK Ngữ Văn 8 Tập 2

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng nhiều khó khăn, gian khổ. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

Soạn bài Tức cảnh Pác Bó

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Tức cảnh Pác Bó, rất hữu ích cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Tức cảnh Pác Bó – Mẫu 1

Soạn văn Tức cảnh Pác Bó đầy đủ

I. Tác giả

– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

– Một số tác phẩm nổi bật: Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận); Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng); Vi hành (truyện ngắn, 1923), Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…

II. Tác phẩm

Đọc thêm:  Cảm nhận Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm (2 mẫu) - Văn 9

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tháng 2/1941, Bác Hồ trở về Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

– Người đã ở tại chiến khu Việt Bắc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

– Trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nơi núi rừng Việt Bắc nhưng Bác vẫn giữ được tinh thần lạc quan.

– Và bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được sáng tác trong thời gian này.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Ba câu đầu: Cuộc sống hàng ngày của Bác tại chiến khu Việt Bắc.
  • Phần 2. Câu cuối: Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống cách mạng tại chiến khu Việt Bắc.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Cuộc sống hằng ngày của Bác tại chiến khu

– Điều kiện sống của Bác: “suối” và “hang” là địa điểm sinh hoạt, làm việc chính của Bác, đây đều là những nơi hoang dã ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn.

– Thức ăn đơn sơ, giản dị “cháo ngô với rau măng”: Những thực phẩm có sẵn trong rừng.

– Cụm từ “vẫn sẵn sàng”: không chỉ nói về sự sẵn có của thức ăn, mà dường còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.

– Điều kiện làm việc “bàn đá chông chênh”: Bác làm những công việc vô cùng quan trọng “dịch sử Đảng” có liên quan đến sự nghiệp cách mạng của đất nước.

=> Hoàn cảnh sáng khó khăn, thiếu thốn và nhiều nguy hiểm.

2. Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống cách mạng tại chiến khu Việt Bắc

– Câu thơ cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: Cái sang không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là về tinh thần. Bác cảm thấy sung sướng khi được sống hòa mình với thiên nhiên, được cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Soạn văn Tức cảnh Pác Bó ngắn gọn

Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

– Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Một số bài thơ cùng thể thơ mà em đã học: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Đọc thêm:  Dàn ý phân tích Tỏ lòng chi tiết nhất (2 Mẫu) - Download.vn

Câu 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?

– Giọng điệu chung của bài thơ: vui đùa, có chút hóm hỉnh.

– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:Cuộc sống của Bác hòa hợp với tự nhiên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, sẵn sàng đối mặt: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử đảng”. Không chỉ vậy, Bác còn cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy thật là sang.

– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang vì: Bác luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên đầu, được làm sự nghiệp cách mạng và sống hòa mình với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “ Côn Sơn ca” . Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

– “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi ấy là cái thủ của bậc ẩn sĩ khi đang cảm thấy bất lực trước thực tại xã hội đương thời muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”.

– Còn với Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của đất nước.

Soạn bài Tức cảnh Pác Bó – Mẫu 2

Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

– Bài thơ thuộc thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

– Một số bài thơ cùng thể thơ đã học: Sông núi nước Nam, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng…

Đọc thêm:  Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay

Câu 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?

– Giọng điệu: Hóm hỉnh, lạc quan pha chút vui đùa. Điều đó cho thấy dù sống trong hoàn cảnh gian khổ, Bác vẫn lạc quan, yêu đời và yêu thích lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:

  • Cuộc sống của Bác tự tại, hòa hợp với tự nhiên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.
  • Dù thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn lạc quan, sẵn sàng đối mặt: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử đảng”.
  • Không chỉ vậy, Bác còn cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy thật là sang: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang vì: Bác luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên đầu, được làm sự nghiệp cách mạng và sống hòa mình với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Bài thơ đã cho thấy cả nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.

Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “ Côn Sơn ca” . Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

– “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi là của bậc ẩn sĩ khi đang cảm thấy bất lực trước thực tại xã hội đương thời muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”.

– “Thú lâm tuyền” của Bác Hồ vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của đất nước.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button