Soạn bài tuyên ngôn độc lập | Ngữ văn lớp 12 (phần 1, phần 2)

Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lậpdưới đây, sẽ giúp các bạn học sinh thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị bài học. Đồng thời, củng cố được phần kiến thức cơ bản nhất của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thông qua việc vận dụng thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài và phần luyện tập.

Tham khảo thêm:

  • Tổng hợp các tác phẩm văn học lớp 12
  • Soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
  • Soạn bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
  • Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập lớp 12
  • Phân tích bài tuyên ngôn độc lập
  • Mở bài hay cho tuyên ngôn độc lập
  • Kết bài Tuyên ngôn độc lập

1. Vài nét cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh

A. Tiểu sử

  • Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1889 mất ngày 02/09/1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
  • Quê quán: xa Kim Liên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.
  • Sinh ra lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, có lòng yêu nước
  • Là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, Bác đã đưa dân tộc Việt Nam ta thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

B. Sự nghiệp văn học

– Bác coi văn học là một vũ khí chiến đấu để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong các tác phẩm luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc – Phong cách nghệ thuật đa dạng: từ văn xuôi, thơ ca, truyện, bút ký, văn chính luận…

– Các tác phẩm chính:

  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925),
  • Tuyên ngôn độc lập (1945),
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),
  • Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966),
  • Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925),
  • Nhật kí trong tù,..

2. Tìm hiểu về tác phẩm

A. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

a, Hoàn cảnh ra đời

– Tình hình thế giới:

  • Chiến tranh thế giới thứ hai đang tiến tới kết thúc.
  • Nhật đầu hàng phe Đồng minh.

– Tình hình trong nước:

  • Cả nước đã thắng lợi và giành lại chính quyền.
  • Ngày 26/8/1945: Hồ chủ tịch đã về tới Hà Nội.
  • Ngày 28/8/1945: Tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội – Bác đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập .
  • Ngày 2/9/1945: Bác đã đứng lên đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể nhân dân tại quảng trường Ba Đình, từ đó khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

b, Mục đích sáng tác

– Dùng nó để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta trước quốc dân và toàn thế giới.

– Tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng với đó bày tỏ lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

c, Bố cục của tác phẩm

– Đoạn 1: Từ đầu đến “không ai chối cãi được”: Đưa ra nguyên lý chung của bản tuyên ngôn độc lập.

– Đoạn 2: Tiếp cho tới “phải được độc lập”: Nêu lên dẫn chứng tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử của nhân dân ta đã quyết tâm đấu tranh giành lại chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Đoạn 3: (Phần còn lại): Lời tuyên bố đanh thép về độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập.

d, Nội dung chính của tác phẩm

Vạch trần tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập tụ chủ dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm một lòng bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

B. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

a, Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn độc lập

Trích dẫn lời của hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và Pháp để làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

Đọc thêm:  Giáo án phụ đạo Ngữ Văn 8 - Tìm đáp án, giải bài tập, để học tốt

⇒ Điều này có ý nghĩa to lớn:

  • Tôn trọng những lời tuyên ngôn bất hủ của người Mỹ và Pháp vì những điều được nêu trong hai bản tuyên ngôn này là chân lý của nhân loại.
  • Dùng cách lập luận khôn khéo “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội thực dân Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược nước ta của chúng.
  • Thể hiện quyền tự hào dân tộc và nâng cao giá trị của bản tuyên ngôn: đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc với nhau.

b, Tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp đã gây ra

* Tố cáo tội ác tày trời không thể tha thứ của thực dân Pháp:

  • Đưa ra hàng loạt những dãn chứng xác thực, đanh thép để tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi chúng cai trị nước ta: về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Đưa ra lý lẽ giải thích rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng cụ thể: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta cho Nhật hai lần (lần thì quỳ gối đầu hàng lần thì bỏ chạy), vì vậy chúng không còn bất kỳ một quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

c, Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam ta

– Trình bày rành mạch, sâu lắng về cuộc đấu tranh xương máu để giành lại độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

– Nhân dân Việt Nam đã đứng lên nổi dậy đòi lại chính quyền, lấy lại đất nước từ tay của Nhật.

– Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi thực dân Pháp cùng đứng lên chống Nhật nhưng lần nào chúng đều từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ trở về nước.

– Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân và phát xít.

– Quân và dân ta luôn tin tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của các nước Đồng Minh.

⇒ Từ đó đưa ra lời khẳng định và đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng to lớn của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng có được nền độc lập từ chính máu xương của mình.

C. Giá trị nội dung của tác phẩm

Đây là một văn kiện lịch sử quan trọng tuyên bố trước toàn dân tộc và nhân dân thế giới về việc chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

Đánh dấu một bước ngoặt, một kỉ nguyên độc lập, tư do mới của nước Việt Nam.

D. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép sắc bén, lời văn ngắn gọn súc tích, bằng chứng xác thực.

3. Hướng dẫn học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK

A. Tuyên Ngôn Độc Lập phần 1

Câu 1 (trang 29 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Quan điểm trong sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

– Nhà văn là chiến sĩ, văn học là vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng cao cả.

– Luôn luôn chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc trong mỗi tác phẩm.

– Xác định rõ mục đích, đối tượng để quyết định tới nội dung và hình thức của tác phẩm.

– Tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng to lớn. Thơ văn của Người luôn mang: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn và tình cảm rộng lớn.

Câu số 2 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Khái quát về di sản văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh

* Về văn chính luận:

– Những tác phẩm chính luận của Người nhằm mục đích đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, làm thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…

– Ngòi bút sắc bén, đanh thép, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, khéo léo, lời văn ngắn gọn, súc tích nhưng rất giàu tình cảm

– Những tác phẩm tiêu biểu:

+ Bản án chế độ thực dân Pháp được viết vào năm 1925;

+ Tuyên ngôn độc lập được viết vào năm 1945

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được viết vào năm 1946

* Về truyện và kí

– Các phẩm phẩm mang mục đích tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo luận điệu gian xảo,của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước

Đọc thêm:  Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9 Hai Tập - Mê Tải Sách

– Bút pháp hiện đại, giọng kể trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú và phông văn hóa đa dạng

– Tác phẩm tiêu biểu:

+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc được viết năm 1922

+ Vi hành tàn bạo 1923

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu tàn bạo 1925

* Về thơ ca

– Thể hiện khí chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và những nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng

– Người đã để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Thơ Hồ Chí Minh

Câu số 3 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

– Với văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ sắc bén, giọng văn đanh thép,hùng hồn, thuyết phục

– Với truyện và kí: hiện đại, có sức chiến đấu cao, mang nét nghệ thuật trào phúng sắc sảo

– Với thơ ca: hòa quyện giữa lãng mạn và hiện thực, hiện đại và cổ điển.

B. Tuyên Ngôn Độc Lập phần 2 (tiếp theo)

Câu số 1 SGK Ngữ văn 12 trang 41

Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu tới “không chối cãi được”: nêu lên cơ sở pháp lý và chính nghĩa
  • Phần 2: (tiếp theo đến “phải được độc lập”): nếu dẫn chứng vạch trần sự tàn ác, bộ mặt giả tạo của thực dân Pháp
  • Phần 3: (còn lại): lời tuyên bố đanh thép về nền độc lập của nhân dân ta

Câu số 2 SGK Ngữ văn 12 trang 41

Việc trích dẫn lời của 2 bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận khôn khéo và sắc bén của tác giả:

  • Dùng nó làm cơ sở pháp lí để tuyên bố nền độc lập cho dân tộc mình.
  • Đó là cơ sở để suy rộng ra nền tự do của các dân tộc đang bị áp bức, bóc lột trên thế giới

– Ý nghĩa về mặt lập luận:

  • Làm tăng sức thuyết phục cho lời lẽ của bản tuyên ngôn độc lập
  • Thể hiện sự khôn khéo, khéo léo và quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù.
  • Dùng phương pháp nghệ thuật gậy ông đập lưng ông đó là dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ để đập lại những luận điệu xảo trá của chúng.

Câu số 3 SGK Ngữ văn 12 trang 41

Tác giả đã vạch trần bản chất tàn bạo, độc tài đầy xảo quyệt của thực dân bằng những lý lẽ và dẫn chứng xác đáng:

– Thực dân Pháp kể công rằng chúng đã “khai hóa”, nhưng thực tế là chúng đến để “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”

  • Dẫn chứng cụ thể đẻ vạch trần bộ mặt của chúng khi chúng áp bức về mặt chính trị, xã hội, kinh tế
  • Đưa ra những hình ảnh thực tế của con người, đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, “nghèo nàn, thiếu thốn”
  • Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần để liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, chất chứa sự căm thù của thực dân

– Thực dân Pháp còn kể công là chúng “bảo hộ” nước ta nhưng thực tế là “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

  • Mùa thu năm 1940 Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đã “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp là kẻ hèn nhát, vô trách nhiệm
  • Chúng còn “thẳng tay khủng bố Việt Minh” không những thế khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”.

– Pháp còn khẳng định thêm Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định lại chắc nịch rằng Đông Dương là thuộc địa của Nhật

Nước ta đã đứng lên giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

⇒ Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã nói lên sự thật, với những lý lẽ thuyết phục Bác đã khẳng định nền độc lập dân tộc ta có được là nhờ đấu tranh.

Câu số 4 SGK Ngữ văn 12 trang 41

Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ chủ tịch là một áng văn chính luận xuất sắc nhất mọi thời đại: với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ ngắn gọn mà hùng hồn sâu sắc

– Lý luận chặt chẽ và thống nhất trong toàn tác phẩm

– Luận điểm xác thực, súc tích, không thể chối cãi được

– Lý lẽ sắc sảo, đanh thép đầy sức thuyết phục

– Giọng văn hùng hồn biểu hiện tính chiến đấu, thái độ dứt khoát và mang bản lĩnh phi thường, có nét sắc sảo ở cả trí tuệ và lối lập luận

Đọc thêm:  Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12 - HOC247

⇒ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là bản áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử lớn lao nhất mọi thời đại.

4. Phần luyện tập

A. Tuyên Ngôn Độc Lập phần 1

Bài số 1 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Tác phẩm “Chiều tối” ( Hồ Chí Minh)

– Bút pháp cổ điển:

  • Đề tài thơ: viết về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều
  • Thể thơ: thể Đường luật
  • Sử dụng những hình ảnh trong thơ cổ: chòm mây, cánh chim…
  • Sử dụng nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh

– Bút pháp hiện đại:

  • Luôn lấy con người làm trung tâm
  • Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, sự đồng cảm

Tác phẩm “Nhật kí trong tù”

– Chất cổ điển: thể thơ và hình ảnh cổ điển cùng với bút pháp tả cảnh ngụ tình

– Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu cao cùng ý chí kiên cường được bộc lộ một cách trực tiếp

⇒ Thơ của Bác: luôn chan chứa cảm xúc, sự chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển với nhiều hình ảnh tự nhiên làm nổi bật tinh thần hiện đại

Bài số 2 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Bài học sâu sắc, lắng đọng khi học Nhật kí trong tù:

– Vượt lên nghịch cảnh, khẳng định giá trị và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp

– Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, ung dung tự tại

– Lòng yêu nước nông nàn

B. Tuyên Ngôn Độc Lập phần 2 (tiếp theo)

(SGK Ngữ văn 12 trang 41)

Lí giải lí do bản Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam

– Bản Tuyên ngôn này là sản phẩm văn học của một con người có trí tuệ sáng suốt, một tầm tư tưởng và văn hóa lớn

  • Bản tuyên ngôn có kết cấu 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Đầu tiên là đưa ra cơ sở pháp lí rồi cơ sở thực tiễn với những dẫn chứng xác thực sau cùng mới đi đến lời tuyên ngôn như một lẽ tất yếu
  • Nghệ thuật lập luận sắc bén, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực:
    • Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch
    • Chứng cứ xác thực: sử dụng cụm từ “sự thật là” nhiều lần
    • Cách sử dụng khéo léo các quan hệ từ: thế mà, tuy vậy,..

– Không chỉ thế, bản tuyên ngôn còn là sản phẩm của những tình cảm lớn lao – tình yêu nước sâu sắc, lòng thương dân, khát khao có được độc lập cho dân tộc và lòng căm thù giặc

  • Nghệ thuật điệp từ “chúng” được sử dụng nhiều lần.
  • Sử dụng câu văn giàu hình ảnh phong phú
  • Giọng văn chính luận đa dạng: lúc thì đanh thép khi vạch tội kẻ thù, lúc thì ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân, khi thì rất hùng hồn, trang trọng trong lời tuyên ngôn.

Nội dung chính của tác phẩm:

– Giá trị nội dung:

  • Bản tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử quan trọng tuyên bố trước đồng bào dân tộc Việt Nam và toàn thế giới về việc chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, từ đó đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Bản Tuyên ngôn vừa là bản án tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu đen tối tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch cùng các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình yêu nước, thương dân sâu sắc và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của Hồ Chí Minh.

– Giá trị nghệ thuật:

  • Lập luận chặt chẽ, sắc bén, lí lẽ đanh thép cùng chứng cứ xác thực
  • Ngôn ngữ đa dạng lúc thì hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù lúc thì chan chứa tình cảm, len lỏi những ngôn ngữ châm biếm sắc sảo
  • Hình ảnh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ những kiến thức cơ bản mà các bạn cần nắm rõ trong bài “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh. Hi vọng, bài viết trên sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc học và ôn luyện tác phẩm bất hủ này.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button