Bài soạn lớp 7: Liên kết trong văn bản
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
1. Tính liên kết của văn bản.
VD: Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à ! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con ! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
a. En-ri-cô chưa hiểu được điều bố nói.
b. Vì trong đoạn văn giữa các câu chưa có sự liên kết, ý còn lộn xộn, không rõ ràng, khó tiếp nhận.
=> Kết luận: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản.
Ví dụ a: Đọc lại ví dụ ta thấy, do thiếu sự liên kết về nội dung, đoạn văn còn rời rạc, chưa gắn bó với nhau. Do đó, yêu để làm đoạn văn trên dễ hiểu, cần phải làm cho nội dung các câu thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Sửa lại đoạn văn:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ !Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ! .nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à !con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con ! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
Ví dụ b: sgk – Trang 20 ngữ văn 7
Sửa lại đoạn văn:
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bâygiờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo, gương mặt thanh thoát của con (đứa trẻ) tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
=> Kết luận: Để văn bản có tính liên kết, người viết, người nói, phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối cácc câu, các đoạn đó bằng những phương tiện liên kết phù hợp.
[Luyện tập] Câu 1: Sắp xếp những câu văn dưới đây theo một thứ tự hợp lý…
Sắp xếp những câu văn dưới đây theo một thứ tự hợp lý để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên hành lang.(3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4)“Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi một cái chào và một lời cảm ơn đến những người đã vì các con mà không quản mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con, và họ đây này! (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.
Trả lời:
Ta sắp xếp các câu văn trong đoạn văn cho hợp lí như sau:
(1) => (4) => (2) => (3) => (5)
[Luyện tập] Câu 2: Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?
Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
(Lưu ý: về hình thức, các câu văn này có vẻ rất “liên kết”).
Trả lời:
Đọc những câu văn trên ta thấy để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ.
Tuy nhiên, khi đọc đoạn văn trên, do thiếu sự liên kết nên khiến người đọc rất khó hiểu và đoạn văn không được mượt mà và đồng nhất. Ví dụ đơn giản nhất là ở câu 1 tác giả nhắc đến mẹ là một người đã khuất. Nhưng ở các câu tiếp theo tác giả nói đến người mẹ lúc còn sống. Nếu suy nghĩ kĩ thì ta sẽ hiểu đó là tác giả đang hồi nhớ lại kỉ niệm lúc mẹ còn sống. Nhưng do ở đây không có tính liên kết giữa các câu nên nội dung đoạn văn rất mơ hồ.
[Luyện tập] Câu 3: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống…
Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bỏng của … và nhớ lại ngày nào … thường trồng cây … chạy lon ton bên bà. … bảo khi nào cây có quả … sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho …, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. … bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
Trả lời:
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bỏng của bà và nhớ lại ngày nào bà thường trồng cây cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây có quả, bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
[Luyện tập] Câu 4: “Đêm nay mẹ không ngủ được…
“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.” Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao?
Trả lời:
Nếu đọc hai câu này thì sẽ thấy hai câu này không có sự liên kết với nhau bởi câu một đang nói đêm nay mẹ không ngủ mà câu sau lại nói ngày mai con khai giảng lớp một. Hai câu này nghĩa hoàn toàn độc lập nhau. Tuy nhiên, đến câu thứ ba tác giả có viết như sau: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói…”. Câu này đề cập cả mẹ và con, có nội dung liên kết với cả hai câu trên. Nhờ thế, trong đoạn văn, cả ba câu trên vẫn liên kết với nhau tạo nên một thể thống nhất có nghĩa.
[Luyện tập] Câu 5: Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày …
Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã chặt đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
Trả lời:
Câu chuyện cây tre trăm đốt kể về một anh trai cày có đủ trăm đột nhưng không nhờ phép màu của ông bụt nên không sao có được cây tre trăm đốt. Điều này nó cũng đồng nghĩa với việc, có 100 câu văn hay nhưng khi không biết liên kết thì nó cũng không thể thành một bài văn hay được. Vì vậy, vai trò của liên kết trong văn bản là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp cho nội dung các câu, các đoạn được thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên thể thống nhất.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!