Soạn bài Câu trần thuật ngắn nhất – Soạn văn lớp 8

Soạn bài Câu trần thuật

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

– Những câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán: Tất cả các câu trong đoạn trích a, b, c và d trừ câu “Ôi Tào Khê!”.

– Những câu này dùng để:

a) Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta

b) + Kể (câu thứ nhất)

+ Thông báo (câu thứ 2)

c) Miêu tả hình thức của một người đàn ông.

d) Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d)

– Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được dùng nhiều nhất.

Vì: Kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Văn 8 Tập 2): Kiểu câu và chức năng của từng câu

a) – “Thế rồi Dế Choắt tắt thở.”: câu trần thuật dùng để kể.

– “Tôi thương lắm.” : câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc.

– “Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” : câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc.

b) – “Cây bút đẹp quá!”: câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.

Đọc thêm:  TOP 15 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY - vietjack.me

– “Cháu cảm ơn ông!”: câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm.

-“Cảm ơn ông!”: câu trần thuật dùng để biểu lộ tình cảm.

Câu 2 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2): Đọc hai câu:

(1) “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”

(2) “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

– Kiểu câu

+ Câu (1): câu nghi vấn

+ Câu (2): câu trần thuật

– Ý nghĩa

+ Cả câu (1) và câu (2) đều thể hiện sự xúc động của nhà thơ trước một đêm trăng đẹp.

Câu 3 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2): Kiểu câu:

a. Câu cầu khiến

b. Câu nghi vấn

c. Câu trần thuật

– Chức năng: Cả ba câu đều dùng để cầu khiến, hướng tới một mục đích là đề nghị tắt thuốc lá.

– Sự khác biệt về ý nghĩa:

+ Câu a thể hiện ý cầu khiến rõ ràng, dứt khoát.

+ Câu b và c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng và nhã nhặn .

Câu 4 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2): Các câu này đều là câu trần thuật

a) Câu trần thuật dùng để cầu khiến

b) – “Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi”: câu trần thuật dùng để kể.

– “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”: câu trần thuật dùng để cầu khiến.

Câu 5 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2): Đặt câu trần thuật:

– Tôi hứa với anh rằng ngày mai tôi sẽ đến đúng giờ.

– Em xin lỗi vì đã làm anh buồn.

Đọc thêm:  Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

– Cảm ơn bạn đã đến dự bữa tiệc sinh nhật của mình.

– Chúc mừng chị đã đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh toàn thành phố.

– Tôi cam đoan những điều tôi nói trên hoàn toàn là sự thật.

Câu 6 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn

Hôm nay tôi cùng các bạn đến dự sinh nhật thì Trang. Gặp Trang tôi phải thốt lên rằng:

– Trời ơi, hôm nay cậu đẹp quá!

– Cảm ơn cậu. Mọi người đi cùng nhau à? Các cậu vào đi.

Chúng tôi vui vẻ nắm tay nhau vào bữa tiệc.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button