Soạn bài Sông núi nước Nam | Soạn văn 7 hay nhất – VietJack.com

Soạn bài Sông núi nước Nam

* Bố cục: 2 phần :

– Hai câu đầu: Nước Nam là của ngưòi Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

– Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.

Câu 1 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Câu 2 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:

– Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì

– Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được

– Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời

Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

– Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

Đọc thêm:  Những bài văn mẫu: Phân tích Vợ chồng A Phủ (Siêu hay)

– Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

Câu 4 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghĩa biểu cảm của bài thơ:

– Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi

– Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ

Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn

– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được

– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong

Luyện tập

Bài 1 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ nói “ Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)

– Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)

Đọc thêm:  Nội dung chính bài Chuyện người con gái Nam Xương - ConKec.com

– Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu

→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào.

Bài 2 (trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 1) Học thuộc bài thơ

Bài giảng: Sông núi nước Nam – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

  • Phò giá về kinh
  • Từ hán việt
  • Trả bài tập làm văn số 1
  • Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
  • Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 7 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn 7 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 7
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 7
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 7
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7
  • Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button