Soạn bài Nói quá | Soạn văn 8 hay nhất – VietJack.com

Soạn bài Nói quá

I- Nói quá và tác dụng của nói quá

1. Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật.

+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian hai mùa trong năm ( mùa hè- mùa đông)

+ Khuyên chúng ta cần biết trân trọng thời gian, biết cách sắp xếp hợp lý những công việc của mình.

2. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng tới điều được nói tới.

Luyện tập

Bài 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

– Nói quá nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.

b, “em có thể đi lên tới tận trời được”

– Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ

c, “cụ bá thét ra lửa”

– Nói quá thể hiện nhân vật cụ bá có thế lực, quyền lực.

Bài 2 ( trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

a, Chó ăn đá gà ăn sỏi

b, Bầm gan tím ruột

c, Ruột để ngoài da

d, Nở từng khúc ruột

e, Vắt chân lên cổ

Bài 3 ( trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

+ Nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Đọc thêm:  Bảng Chữ Cái Viết Hoa ❤ 1001 Mẫu In Hoa Kiểu Đẹp Nhất

+ Nhân dân ta có sức mạnh dời non lấp biển đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc Mĩ và tay sai.

+ Tôi thích nghe cô ấy kể về chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.

+ Chúng tôi đâu phải mình đồng da sắt để chịu được thời tiết nóng như lửa hầm hập dưới hầm.

+ Tôi đã nghĩ nát óc mà chưa tìm ra cách giải bài toán thầy giao.

Bài 4 ( trang 103 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

– 5 thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá

Những thành ngữ so sánh có sử dụng biện pháp nói quá:

+ Đen như than

+ Ngáy như sấm

+ Đau như đứt ruột

+ Kêu như tránh đánh

+ Nắng như đổ lửa

Bài 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Em có thể chọn bài ca dao/ câu tục ngữ để phân tích về biện pháp nói quá có sử dụng trong bài

+ Nghị luận về sức mạnh của tuổi trẻ, ý chí và nghị lực của con người…như Bác Hồ từng nói :

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Bài 6 (trang 103 Ngữ Văn 8 tập 1)

Giống nhau:

– Đều nói những điều không có thật, nói phóng đại lên.

Khác nhau:

– Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm.

– Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, không có thật để phô trương, khoe khoang…

Đọc thêm:  Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh nhất - Teky

Bài giảng: Nói quá – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

  • Viết bài tập làm văn số 2
  • Ôn tập truyện kí Việt Nam
  • Thông tin về ngày trái đất năm 2000
  • Nói giảm nói tránh
  • Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 8 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 8
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 8
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 8
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 8
  • Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button